Ngày đăng  

21/10/2024, 08:09

NỘI DUNG MÔ TẢ

Tóm lại, tất cả mọi sự việc trên đời này đều do nhân quả, dù con có lo hay không lo cũng không tránh khỏi nhân quả. Nhân quả chỉ có chuyển hóa bằng cuộc sống thiện thì mọi việc sẽ tốt đẹp nhất.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 14 tháng 1 năm 1999

TỨ THÁNH ĐỊNH KHÔNG NGOÀI ĐỊNH VÔ LẬU

Diệu Tâm II vấn đạo

Hỏi: Thưa Thầy! Hôm trước Thầy dạy: “Trạng thái tâm định tĩnh, thuần tịnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu uế, vững chắc, bình thản là trạng thái của Tứ Thiền”? Trạng thái này con thấy một phần chỉ về Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác (tâm định tĩnh), còn phần lớn nặng về phần đức hạnh, Định Vô Lậu phải không thưa Thầy? Nếu như vậy là ngay từ bây giờ chúng con phải luyện rèn đức hạnh vô lậu cho nhuần nhuyễn theo hơi thở, chứ không phải tu hơi thở tới Tứ Thiền mới ở trạng thái này, phải không thưa Thầy?

Đáp: Đến bây giờ con mới hiểu được ý này là phải chịu mất bốn năm trời, nếu không hiểu được ý này chắc chắn con phải mất thời gian nhiều hơn nữa mà còn lạc vào thiền của ngoại đạo, đã không giải thoát mà còn đến “khẩu đầu thiền”, tức là thiền tưởng, như Diệu Thiện.

Người tu thiền tâm đạt được định tĩnh, thuần tịnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu uế, vững chắc và bình thản, thì người ấy luôn luôn sống trầm lặng, ít nói và không nói cho ai biết mình tu tập như thế nào?

Tâm người ấy thường quay vào trong nên không tham dự chuyện thiên hạ bên ngoài, nên thường sống một mình nhưng hòa hợp với mọi người, ai làm sao cũng được.

Bốn Thánh định đều do Định Vô Lậu mà nhập được, ngoài Định Vô Lậu không có định nào nhập được.

Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác chỉ là tu tập tỉnh thức để tâm thường ở trong chánh niệm để ngăn chặn và diệt tà niệm, tức là ly dục ly ác pháp.

Câu hỏi đến nay con mới hiểu đúng, từ lâu hiểu sai, tu tập sai thành ra mất thì giờ rất nhiều.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Xả tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Tâm

Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này. “Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác.

Lớp Chánh Kiến

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bát Chánh Đạo

Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, gọi là Định Vô Lậu. Định Vô Lậu là phương pháp dùng tư duy quán xét để thấu suốt cái lý như thật của các pháp, tức là thấy bằng đôi mắt nhân quả, chứ không phải đúng sai phải trái, nên xây dựng cho chúng ta một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người là giải thoát. Do đó, nếu không có chánh kiến sẽ không bao giờ có sự giải thoát.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Thiện Tâm

08:07 21 Th10 2024
0

Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con Pháp Bảo của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏

Ban biên tập

08:10 21 Th10 2024
1

“Bốn Thánh định đều do Định Vô Lậu mà nhập được, ngoài Định Vô Lậu không có định nào nhập được.

Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác chỉ là tu tập tỉnh thức để tâm thường ở trong chánh niệm để ngăn chặn và diệt tà niệm, tức là ly dục ly ác pháp.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:10 21 Th10 2024
1

“Người tu thiền tâm đạt được định tĩnh, thuần tịnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu uế, vững chắc và bình thản, thì người ấy luôn luôn sống trầm lặng, ít nói và không nói cho ai biết mình tu tập như thế nào?

Tâm người ấy thường quay vào trong nên không tham dự chuyện thiên hạ bên ngoài, nên thường sống một mình nhưng hòa hợp với mọi người, ai làm sao cũng được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Diệu Tâm II

  • Xuất bản tại

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    14/1/1999

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    7

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone