Sách ảnh liên quan
Quay lạiGiải quyết nhân quả chỉ có giải quyết tâm con, tâm con bất động chẳng hề sợ hãi một việc gì thì mọi việc sẽ yên ổn trở lại bình thường.
Tu hành cũng chỉ vượt qua các nghiệp khổ của cuộc sống để đem lại an vui cho mình cho người, tức là thoát khổ, chứ không phải tu để thành Tiên, thành Phật, tu hành có mục đích trở thành người có đạo đức không làm khổ mình khổ người, dù cho bất cứ một ác pháp nào cũng không tác động được vào thân tâm khiến cho cuộc sống được thanh thản, an lạc và vô sự.
Trang bị một giáo pháp đầy đủ các pháp hành có kỹ thuật, có khoa học, có chiến thuật, có chiến lược để bắt đầu một cuộc chiến đấu về nội tâm giành lại chủ quyền sanh tử luân hồi và đem lại một đời sống thanh bình, an lạc, đó là nhiệm vụ của Thầy. Còn về phần các con thì phải biết áp dụng có kỹ thuật, có khoa học thì kết quả không phải khó khăn lắm.
Đạo Phật là đạo trí tuệ đạo đức không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui mình vui, đó là tu thiền định xả tâm. Thiền định xả tâm còn có tên gọi là “Bất Động Tâm Định”. Người có bất động tâm định là người sống trong trí tuệ nhân quả, ứng dụng nhân quả, chủ động điều khiển nhân quả, chuyển hóa nhân quả.
Tùy thuận mà không bị lôi cuốn
Biết ăn chay tức là biết tu tập tâm “từ, bi, hỷ, xả”. Đã tu tập tâm “từ, bi” mà còn thái thịt, làm cá, chiên rán, xào nấu thì mắt thấy tay làm sự chết chóc, đau khổ của chúng sinh thì lòng dạ nào còn làm được? Tuy không ăn thịt chúng sanh nhưng thân hành động trực tiếp tạo sự đau khổ, tội ác. Nói về giới, người này đã phạm giới. Nói về nghiệp báo, người này vẫn phải chịu thọ nghiệp khổ như người khác. Cho nên, Thầy đã dạy: “Tùy thuận mà không bị lôi cuốn vào việc ác”, còn bị lôi cuốn vào việc ác thì nhất định tìm cách tránh né hoặc nhất định không làm điều đó.
Thiện sẽ chuyển ác pháp. Cứ sống đúng đức hạnh làm người, không nên làm việc gian xảo, lừa đảo trên sự kinh doanh buôn bán của mình, thì một ngày kia quý Phật tử sẽ tìm thấy sự an vui, hạnh phúc với các vị.
Với trí hữu hạn mà muốn hiểu nhân quả quá khứ thì con sẽ hiểu bằng tưởng, mà hiểu bằng tưởng thì không đúng, nhân quả quá khứ phải hiểu bằng trí vô hạn thì mới cụ thể. Hiện tại nhân quả mình tốt thì vị lại sẽ được hưởng phước báu, có thân ít bệnh tật, cơm ăn áo mặc dư thừa. Nhân quả quá khứ không tốt nên hiện đời có thân phải chịu bệnh tật khổ đau mà không ai thoát khỏi.
Cuộc đời con người đều do nhân quả, nếu ta không cố chuyển nhân quả để thoát ra nó thì ta sẽ bị nó dẫn đi trong đường khổ đau. Vượt qua nhân quả bằng cách ngăn ác diệt ác pháp tức là biết tùy thuận, nhẫn nhục và bằng lòng trước mọi cảnh.
Chuyện tự cao, phách lối, ngã mạn, xem người như cỏ rác, điều đó ai cũng làm được hết. Chuyện không làm khổ mình khổ người; chuyện tùy thuận, nhẫn nhục trước mọi người, mọi hoàn cảnh là chuyện khó làm, không phải ai cũng làm được.
Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả.
Câu chuyện biệt ly sanh tử của gia đình nhà con là những câu chuyện nức nở thương tâm đau khổ thường xảy ra trong kiếp sống của con người mà mỗi gia đình nào cũng không tránh khỏi.
Các con không thấy đạo đức của Đạo Phật sao? “KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI”. Các con học với Thầy theo đường lối tu tập của Phật là để nhắm vào sự giải quyết đau khổ và sanh tử của các con, chớ không phải học theo Thầy mà chỉ trích người khác, làm cho người ta tức giận, phiền não thì đó có đúng không?