Ý thức phân biệt và tĩnh giác
NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 1998
Ý THỨC PHÂN BIỆT VÀ TĨNH GIÁC
Minh Cảnh vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Ý căn tức là não bộ cộng với thức điều khiển mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý sanh ra phân biệt mới có dục, do dục mới có tham, sân, si, phiền não.
Tĩnh giác là đang sống với thức hay là trí? Tĩnh giác trong mọi hành động, việc làm, có phải đó là ý thức hay tri thức?
Con chưa rõ cái nào là thức, cái nào là trí, kính mong Thầy chỉ dạy cho con hiểu?
Đáp: “Ý căn” tức là não bộ, não bộ hoạt động tức là “ý thức”. Ý thức là một trong sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thân tứ đại hoạt động nhờ sáu thức này nên gọi là “sắc thức”.
“Sáu căn” tiếp xúc “sáu trần” sanh ra “sáu thức”, sáu thức dính mắc sáu trần sanh ra dục, từ dục sanh ra các ác pháp (tham, sân, si), do nguyên nhân này tạo (tập hợp) ra muôn thứ khổ.
Tĩnh giác tức là ý thức không bị tưởng xen vào, chứ không phải tĩnh giác sống với thức mà tĩnh giác là tỉnh táo trong các niệm, biết rõ ràng các niệm không bị ảnh hưởng những sự hiểu biết sai lầm ảo tưởng, hư tưởng của người khác; không bị những hiểu biết do ngũ dục lạc sai bảo, cám dỗ và lôi cuốn vào ác pháp.
Tĩnh giác trong mọi hành động và việc làm là ý thức đang sống trong hiện tại với các đối tượng và việc làm.
Tĩnh giác là ý thức không bị mê mờ trước các pháp và bị lung lạc trước các cảm thọ do dục. Tĩnh giác là trí thức tỉnh táo sáng suốt, trí thức tỉnh táo sáng suốt chính là chánh niệm.
Chánh niệm tức là sự hiểu biết rõ niệm thiện niệm ác đó, biết rõ niệm thiện niệm ác đó là do trí thức.
Tĩnh có nghĩa là bình tĩnh, giác có nghĩa là đang quan sát, nó chỉ biết trong hành động đang làm và đang quán xét để phân loại hành động thiện hay ác. Cho nên, trí thức là sự hiểu biết đã thấu suốt niệm thiện ác, nên thường ở trong chánh niệm.
Tóm lại, trí không phải là thức, thức không phải là trí. Thức là sự hiểu biết nhưng chưa có sự phân biệt, còn trí là sự hiểu biết có phân biệt thiện ác rõ ràng. Trí tức là chánh niệm, còn thức chỉ là tỉnh thức, tỉnh táo chứ chưa có trí tuệ Tam Minh. Nếu trí hiểu về Tứ Thiền sinh là trí tuệ thuộc về Tam Minh, còn trí hiểu về giới luật là tri thức trí tuệ tri kiến giải thoát. Trí tuệ tri kiến giải thoát tức là tri kiến tỉnh thức thuộc về tri thức mà Đức Phật đã xác định trí tuệ tri kiến như sau: “Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó. Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ. Ở đâu có trí tuệ thì ở đó có giới luật”. Như vậy, trí tuệ của giới luật là tri kiến giải thoát. Phải không các con?
Ở đây nếu các con hiểu rõ tri thức là TRÍ TUỆ TRI KIẾN GIẢI THOÁT do từ giới luật sinh ra thì không còn hiểu lầm trí tuệ Tam Minh do định sinh ra như Đức Phật đã dạy: ĐỊNH SINH TUỆ.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Minh Cảnh
-
Xuất bản tại
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
1998
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con Pháp Bảo của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️
Ban biên tập
“Trí tuệ tri kiến giải thoát tức là tri kiến tỉnh thức thuộc về tri thức mà Đức Phật đã xác định trí tuệ tri kiến như sau: “Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó. Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ. Ở đâu có trí tuệ thì ở đó có giới luật”. Như vậy, trí tuệ của giới luật là tri kiến giải thoát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tĩnh có nghĩa là bình tĩnh, giác có nghĩa là đang quan sát, nó chỉ biết trong hành động đang làm và đang quán xét để phân loại hành động thiện hay ác. Cho nên, trí thức là sự hiểu biết đã thấu suốt niệm thiện ác, nên thường ở trong chánh niệm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chánh niệm tức là sự hiểu biết rõ niệm thiện niệm ác đó, biết rõ niệm thiện niệm ác đó là do trí thức.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tĩnh giác tức là ý thức không bị tưởng xen vào, chứ không phải tĩnh giác sống với thức mà tĩnh giác là tỉnh táo trong các niệm, biết rõ ràng các niệm không bị ảnh hưởng những sự hiểu biết sai lầm ảo tưởng, hư tưởng của người khác; không bị những hiểu biết do ngũ dục lạc sai bảo, cám dỗ và lôi cuốn vào ác pháp.
Tĩnh giác trong mọi hành động và việc làm là ý thức đang sống trong hiện tại với các đối tượng và việc làm.
Tĩnh giác là ý thức không bị mê mờ trước các pháp và bị lung lạc trước các cảm thọ do dục. Tĩnh giác là trí thức tỉnh táo sáng suốt, trí thức tỉnh táo sáng suốt chính là chánh niệm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)