Ngày đăng  

18/08/2021, 18:55

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nếu chúng ta có quyết tâm thực hiện lòng từ bi để cứu mình ra khỏi biển khổ, thì trong hoàn cảnh nào ta cũng tùy thuận được mà không bị lôi cuốn vào pháp ác. Việc ngưng trực tiếp hay gián tiếp sát sanh là cần thiết cho giai đoạn đầu tu tập ngăn ác diệt ác của Đạo Phật mà không làm được thì cũng ví như đứa bé muốn đọc sách vở, báo chí mà không học nguyên âm, phụ âm và ráp vần thì chẳng bao giờ đọc sách báo được.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn vào nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:

TÙY THUẬN

Liễu Tâm

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong năm giới cấm của người cư sĩ có giới cấm sát sanh là đầu tiên, con nghĩ giới này có thể 100% thực hiện được. Còn không ăn thịt chúng sanh thì con thấy thực hiện chưa trọn vẹn vì các cư sĩ có nhiều hoàn cảnh phải tùy thuận với mọi người trong gia đình như chồng hoặc vợ và con cái, v.v.. nên họ còn phải ăn vào những thứ bất tịnh này. Con xin Thầy từ bi chỉ giáo cho chị em chúng con có pháp đối trị?

Đáp: Đạo Phật còn gọi là đạo từ bi (đạo thương tất cả chúng sanh), vì thế giới thứ nhất của người cư sĩ không sát sanh, không sát sanh có hai phần:

1- Trực tiếp sát sanh.

2- Gián tiếp sát sanh.

Trực tiếp sát sanh là sự cầm dao, gậy, gộc hoặc tay, chân làm cho chúng sanh chết.

Gián tiếp sát sanh là xúi bảo người khác đoản mạng chúng sanh hoặc ăn thịt chúng sanh.

Giới sát sanh các con là cư sĩ giữ được giai đoạn thứ nhất là không cầm dao giết chúng sinh (trực tiếp sát sanh).
Giai đoạn thứ hai (gián tiếp sát sanh) các con còn tùy thuận mọi người trong gia đình nên sự giữ gìn rất khó khăn.

Không khó đâu các con ạ! Khi chúng ta có quyết tâm làm Phật, thương yêu chúng sanh với cõi lòng yêu thương chân thật, thương chúng sanh như con của chúng ta thì chắc chắn chúng ta đâu nỡ ăn thịt chúng phải không hỡi các con?

Ở đây Thầy xin nhắc lại, chỉ có quyết tâm cứu mình ra khỏi biển khổ của kiếp làm người thì việc ngưng trực tiếp hay gián tiếp sát sanh là cần thiết cho giai đoạn đầu tu tập ngăn ác diệt ác của Đạo Phật mà không làm được thì cũng ví như đứa bé muốn đọc sách vở, báo chí mà không học nguyên âm, phụ âm và ráp vần thì chẳng bao giờ đọc sách báo được.

Giới sát sanh là giai đoạn vỡ lòng cho người mới tu tập.

Muốn tùy thuận về giới sát này như Thầy đã dạy ở trên, chỉ có lòng thương yêu chân thật của mình đối với chúng sanh thì không khó.

Đến bữa ăn ta ngồi vào bàn ăn như mọi người nhưng ta rất khéo chọn thực phẩm để mà ăn, rau cải, nước tương là món ăn chính của ta, nhưng giả vờ mình vẫn ăn như mọi người, khéo léo đừng để mọi người chú ý. Nếu thấy mọi người chú ý ta vờ gắp thịt cá bỏ vào chén nhưng lại không ăn.

Xưa, Lục Tổ Huệ Năng 15 năm sống với bọn người thợ săn, đến bữa ăn đều ăn chung với họ nhưng chỉ ăn rau và muối.

Mười lăm năm ngài không phạm giới sát sanh mà bọn người thợ săn cũng chẳng biết. Nếu chúng ta có quyết tâm thực hiện lòng từ bi để cứu mình ra khỏi biển khổ, thì trong hoàn cảnh nào ta cũng tùy thuận được mà không bị lôi cuốn vào pháp ác.

Trong kinh điển Phật dạy trước mọi cảnh muốn tâm được giải thoát thì phải “thiện xảo”.

Thiện xảo đối với các pháp ác để tâm được thanh thản, an lạc.

Thiện xảo với các pháp thiện để tăng trưởng lòng thanh thản, an lạc.

Thiện xảo ly tâm dục và các ác pháp; thiện xảo nhập định; thiện xảo tỉnh thức; thiện xảo an trú trong định; thiện xảo xuất định, v.v..

Tất cả mọi pháp tu tập của Phật đều dạy phải thiện xảo, có thiện xảo mới có kết quả tốt, mới có giải thoát thân tâm của mình.

Vấn đề không ăn thịt chúng sanh là một vấn đề thiện xảo đối với tất cả mọi người trong gia đình, không khéo sẽ làm khổ mình khổ người.

Trong sự tu tập không có pháp môn nào dễ, mà chỉ có người khéo léo thiện xảo thì vượt qua tai ách khổ đau bằng sự chuyển đổi nhân quả ác thành nhân quả thiện, nên Phật dạy:

“Đứng lại thì chìm xuống

Bước tới thì trôi dạt

Chỉ duy có vượt qua”

Vậy vượt qua chỉ là thiện xảo trên các pháp để chủ động ra ngoài mọi sự tác động của nhân quả đang làm khổ đau cho mình và cho tất cả chúng sanh.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Đạo Phật là đạo đức nhân bản nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải là tôn giáo.

Chiến thắng tâm mình

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Ngọc

Chừng nào tâm như cục đất thời mới xong, cố gắng lên con ạ: “Chiến thắng ngàn quân địch không bằng chiến thắng tâm mình”. Con hãy cố gắng tu hành “diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp cho rốt ráo”. Cố gắng hết sức mình để làm chủ thân tâm, sự giải thoát hoàn toàn, để đạt được “tâm bất động”.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

09:58 20 Th5 2022
0

Tùy thuận mà không bị lôi cuốn vào ác pháp, tức là sống không làm khổ mình khổ người.

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liễu Tâm

  • Thời gian

    1998

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    file pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone