Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiGiáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh – Tập 3
Mỗi bài học trong tập sách này đều là những hành động thân, miệng, ý nói lên đức hạnh nhân bản - nhân quả trong cuộc sống hằng ngày của con người. Chính nhờ những hành động đạo đức sống động này đã đem lại cho mọi người có một cuộc sống bình an, yên vui và hạnh phúc. Mong rằng cuốn sách nhỏ này sẽ mang đến cho mọi người những sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc sống hằng ngày để cho tinh thần luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự.
Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh – Tập 2
Nhờ học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh để thấm nhuần đạo đức mỗi ngày một ít, thì trong một năm đạo đức hiếu sinh sẽ trở thành con người, con người sẽ trở thành đạo đức hiếu sinh, chừng đó tu sinh không còn tu pháp nào nữa vì đã giải thoát, tâm vô lậu thật sự. Được như vậy, tu sinh đã chứng đạo một cách dễ dàng.
Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh – Tập 1
Khi biên soạn giáo án này, chúng tôi mong rằng tất cả mọi người trên hành tinh này đều được học tập và rèn luyện nhân cách để xứng đáng làm người là một con người có đầy đủ tâm hồn cao thượng, biết bao dung tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác, biết yêu thương và ban rải lòng thương yêu ấy đến mọi sự sống trên hành tinh này.
Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.
Đối với Đạo Phật, sát hại chúng sinh để cứu người thì được xem họ là những người phi đạo đức, biết nâng cao giá trị sự sống của con người mà không biết tôn trọng sự sống của loài vật, là con người thiếu đức hiếu sinh, do đó chưa xứng đáng làm người còn nói chi đến những bậc Thánh.
Nhân quả bệnh tật và khoẻ mạnh
Do hành động vô tình hay hữu ý làm đau khổ chúng sanh, trong đó có con người, mà bây giờ chúng ta phải thọ lấy những bệnh tật, khổ đau. Như vậy, khi học được bài học này rồi thì chúng ta sẽ từ bỏ, dứt trừ những hành động làm đau khổ chúng sanh để thân thể ít bệnh tật, được khoẻ mạnh.
Tóm lại lòng thương yêu của mọi người cần phải được phát triển như Đức Phật đã dạy: “Sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Sanh thiện, tăng trưởng thiện tức là đặt lòng thương yêu đúng chỗ, đúng chỗ tức là đặt đúng vào lộ trình của nhân quả thì lòng thương yêu mới phát triển. Lòng thương yêu đặt đúng chỗ thì con người trên thế gian này không còn làm khổ cho nhau nữa, tức là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Muốn chuyển đổi thói quen xấu ác thành thói quen tốt đẹp hiền thiện thì hằng ngày tu tập không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ chúng sanh, nhờ biết sống tu tập như vậy thì huân tập nghiệp thiện trở thành chứng quả A La Hán. Quả A La Hán là quả toàn thiện, tức là thói quen thiện. Thói quen thiện là thương yêu người và động vật, cỏ cây. Khi chuyển thói quen xấu ác thành thói quen tốt hiền thiện thì làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.
Cái sự sống là điều quý báu nhất, mình thương yêu sự sống của mình, tại sao không thương yêu sự sống của loài chúng sanh, mà mình nỡ bắt, giết, ăn thịt chúng? Vì vậy, người giết hại, ăn thịt chúng sanh thì huân tập cái đau khổ vào thân, nên hiện kiếp phải thọ quả bệnh tật, sau khi chết thì cái những cái nghiệp ác họ tạo ác tiếp tục tái sanh làm chúng sanh.
Chúng ta khởi lòng thương yêu thì từ trường thiện đó nó sẽ biến trong vũ trụ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống. Nó không có sanh làm loài vật, bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện, có ác, có khổ rồi. Cho nên, lòng từ mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống mấy con bình an bấy nhiêu.
Sống Mười Điều Lành sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và cũng không làm khổ tất cả chúng sinh. Ai sống với mười điều lành, mười điều lành là mình, mình là mười điều lành, thì nguồn giải thoát hiện tiền nơi tâm, bấy giờ trên đường về xứ Phật chúng ta mới thật sự tự vươn cánh chim bằng thênh thang bay vút tận trời xa.