Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiSanh ra làm người có bốn cái khổ mà ai cũng khắc khoải trong lòng, làm sao để thoát 4 nỗi khổ này? Đức Phật ra đời chỉ dạy cho chúng ta là quét sạch nó, nhưng chúng ta còn ngu si lắm, không dám buông bỏ ngũ triền cái, không dám đoạn dứt thất kiết sử nên loanh quanh luẩn quẩn trong vòng thương ghét, giận hờn và khổ đau, để rồi hết một kiếp người mà không thoát khỏi nanh vuốt của bọn quỷ vô thường sanh, già, bệnh, chết này.
Xả tâm, tu trong tưởng, nhân quả, duyên tu hành
Quý vị là cư sĩ còn tại gia, thì nên bắt đầu tu tập xả tâm bằng tri kiến biết “các pháp vô thường, vô ngã đều do nhân quả”. Khi mọi việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, thì quý vị nên thấy nó là nhân quả, là pháp vô thường, thì tâm quý vị sẽ được giải thoát ngay liền.
Sau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian không?
Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Sống đạo đức chứ đừng ức chế tâm
Mẹ cháu muốn cháu tu hành thoát khổ, nhưng cháu có biết đời khổ đâu, vì thế mà cháu ức chế lòng ham muốn, muốn cái gì cũng không được. Đây cũng là bài học cho những người tu ức chế tâm dù đó là pháp Phật, nếu không biết cách, tu sai vẫn thành bệnh.
Thọ Bát Quan Trai là gieo duyên giải thoát ngày mai
Nếu đời này các con chưa đủ duyên tu hành, thì ngày Thọ Bát Quan Trai là ngày tạo nghiệp thánh thiện để kiếp sau nối tiếp duyên tu hành đến nơi đến chốn, giải thoát hoàn toàn. Do đó, hãy tu tập đúng pháp trong ngày này để trong hiện tại các con sống có đức hạnh, không làm khổ mình khổ người, biết nhẫn nhục, tùy thuận và tạo nên mùa xuân an lạc cho mình cho người.
Còn những con người ngoài hành tinh này ở xa lắm, họ không thể nào đến thăm Trái Đất của chúng ta được, cũng như chúng ta hiện giờ vậy. Chỉ có những người có Tam Minh mới nhìn thấy họ mà thôi. Nhưng nhìn thấy có làm gì được, phải không con? Chỉ con người gần gũi trên Trái Đất mà ta còn không cách gì giúp được họ, chỉ vì quy luật nhân quả quá khắc nghiệt: “Tự mình thắp đuốc lên mà đi, không ai đi thay cho ai được”.
Giới luật là vị thầy được Đức Phật di chúc
Đức Phật di chúc lại người có đủ oai thần, oai lực thừa kế Phật làm thầy trời, người và các vị tỳ kheo sau này là: “GIỚI LUẬT”. Giới luật là vị tổ đầu tiên và cũng là vị tổ cuối cùng. Ai theo Đạo Phật là phải theo sự hướng dẫn của vị tổ này, làm sai lời dạy của vị tổ này kẻ đó không phải đệ tử của Phật. Từ khi Đức Phật thị tịch đến giờ chúng ta đều là học trò của vị tổ này và mai sau tất cả những người tu theo Đạo Phật đều lấy vị tổ này làm thầy.
Nhân quả muốn chuyển được thì phải vui vẻ chấp nhận để trả nợ nhân quả. Khi đứng trước hoàn cảnh tai nạn bệnh tật thì không nên buồn rầu, lo sợ, không nên than thân trách phận, không nên đổ thừa cho ai cả mà hãy vui vẻ nhận chịu một cách tự nhiên đầy can đảm và dũng cảm.
Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh – Tập 2
Nhờ học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh để thấm nhuần đạo đức mỗi ngày một ít, thì trong một năm đạo đức hiếu sinh sẽ trở thành con người, con người sẽ trở thành đạo đức hiếu sinh, chừng đó tu sinh không còn tu pháp nào nữa vì đã giải thoát, tâm vô lậu thật sự. Được như vậy, tu sinh đã chứng đạo một cách dễ dàng.
Mục đích của quán tâm bất tịnh là để đối trị lòng tham muốn sắc dục, chứ không phải để ghê tởm thân mình, bỏ rơi hay huỷ diệt nó. Đức Phật không cho phép chúng ta bi quan về bất cứ điều gì trong cuộc sống. Nếu chúng ta thấy được mặt trái của thân mà bi quan tức chúng ta huỷ hoại thân mình, đó là đi ngược lại lý tưởng cao đẹp của Thế Tôn.
Với chiếc áo người cư sĩ, tu xả tâm không có gì khó đâu. Các đối tượng là chướng ngại pháp, nó đến với chúng ta đó là điều kiện để chúng ta diệt ngã xả tâm đẩy lui các chướng ngại pháp như Đức Phật đã dạy tu tập Định Vô Lậu, còn bình thường tâm không có ác pháp thì chúng ta nên nhớ rèn luyện pháp hướng tâm để cho tâm có một đạo lực, đạo lực ấy sẽ giúp chúng ta nhập các định sau này còn hiện giờ nó là pháp dẫn tâm chúng ta thường sống thanh thản, an lạc và vô sự.
Gieo nhân nào cho quả nấy, một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể chứa nhiều nhân rất chân thật, rõ ràng, cụ thể. Nhân quả thảo mộc thành do duyên hợp, hoại bởi duyên tan. Đặc tướng, đặc tính nhân quả do duyên hợp quyết định, nên chúng khác biệt với những nhân quả khác. Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được. Muốn được quả tốt thì phải biết gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.