Ngày đăng  

11/03/2023, 11:24

NỘI DUNG MÔ TẢ

Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày  tháng  năm 1999

VỌNG TƯỞNG

Chơn Thành vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ý thức có phải là tâm không? Vọng tưởng có phải tâm tán loạn vọng động không? Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Ý thức là một thức trong sáu thức của thân tứ đại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nếu gọi ý thức là tâm thì không đúng. Chúng ta nên đặt thành vấn đề, nếu gọi ý thức là tâm thì nhãn thức cũng có thể gọi là tâm, như vậy nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng gọi là tâm. Nếu sáu thức đều là tâm thì tâm là sáu thức và như vậy có cần gì phải gọi sáu thức này để làm chi. Cũng như tưởng thức, tự nó nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm xúc và phân biệt mà không cần sáu căn, còn sắc thức của thân tứ đại thì cần đến sáu căn, muốn nghe thì phải có nhĩ căn và nhĩ thức, muốn thấy phải có nhãn căn và nhãn thức, chứ không như tưởng thức được. Do đó, ý thức không phải là tâm thức, tâm thức là cái biết để thực hiện Tam Minh, chứ không phải như tưởng thức và sắc thức. Bởi khi Đức Phật sắp chứng đạo hoàn toàn, Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, đó là Ngài dẫn tâm thức, chứ không có dẫn sắc thức và tưởng thức. Như vậy, lúc bấy giờ Đức Phật đã dùng tâm thức, chứ không phải dùng ý thức và tưởng thức.

Nếu nói tâm thức là vọng tưởng thì không đúng, còn nếu bảo sắc thức và tưởng thức là vọng tưởng thì cũng không đúng. Người ta đã lầm, khi thấy niệm lăng xăng trong đầu (loạn tưởng) cho đó là tâm thức, ý thức, tưởng thức thì sai tất cả.

Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả, do chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tập khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta, chỗ này có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng, ngồi thiền nhiếp tâm trong hơi thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi, v.v.. Vì hiểu sai nên tu sai. Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có nó, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.

Muốn khắc phục được vọng tưởng thì không nên ức chế tướng vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm định trên thân hay nói cách khác là tâm đã ly dục ly ác pháp nhập Bất Động Định. Sau khi Bất Động Tâm thì tâm có đủ Tứ Thần Túc, nhờ Tứ Thần Túc mới nhập Sơ Thiền. Từ đó về sau chúng ta nhập các định như: Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền như trở bàn tay, không mấy khó khăn và mệt nhọc.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhiếp tâm không vọng tưởng

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử H.N

Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và còn phải tu tập Định Vô Lậu, nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Định Vô Lậu thì tâm con sẽ ly dục ly ác pháp, nhờ có ly dục ly ác pháp thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi sẽ bị diệt trừ. Khi tâm tham, sân, si mạn, nghi bị diệt trừ thì vọng tưởng sẽ không còn.

Vọng tưởng

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Viên Minh

Vọng tưởng sanh ra từ gốc lòng ham muốn và các ác pháp. Muốn dứt trừ vọng tưởng thì con phải sống trong đạo đức nhân quả và tu Định Vô Lậu.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Ban biên tập

11:30 11 Th3 2023
0

“Muốn khắc phục được vọng tưởng thì không nên ức chế tướng vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm định trên thân hay nói cách khác là tâm đã ly dục ly ác pháp nhập Bất Động Định.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:29 11 Th3 2023
0

“Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:29 11 Th3 2023
0

“Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả, do chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tập khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta, chỗ này có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng, ngồi thiền nhiếp tâm trong hơi thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi, v.v.. Vì hiểu sai nên tu sai.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Chơn Thành

  • Thời gian

    1999

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone