Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiXả tâm, tu trong tưởng, nhân quả, duyên tu hành
Quý vị là cư sĩ còn tại gia, thì nên bắt đầu tu tập xả tâm bằng tri kiến biết “các pháp vô thường, vô ngã đều do nhân quả”. Khi mọi việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, thì quý vị nên thấy nó là nhân quả, là pháp vô thường, thì tâm quý vị sẽ được giải thoát ngay liền.
Trí tuệ tri kiến giải thoát tức là tri kiến tỉnh thức thuộc về tri thức mà Đức Phật đã xác định trí tuệ tri kiến như sau: “Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó. Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ. Ở đâu có trí tuệ thì ở đó có giới luật”. Như vậy, trí tuệ của giới luật là tri kiến giải thoát.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
A La Hán kế tiếp sau khi Thầy viên tịch
Tóm lại, muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì tu tập ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định của Phật giáo. Phật giáo còn hay mất không phải do Thầy, Thầy không có trách nhiệm bảo vệ nó, mà trách nhiệm bảo vệ nó là các con và chúng sinh, vì đó là quyền lợi của các con, của chúng sinh, chứ Thầy chẳng có quyền lợi gì trong đó nữa vì Thầy đã tu xong. Bộ sách “GIỚI LUẬT” đó chính là A La Hán.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 7: Nhân quả thảo mộc
Người tu ai cũng có cái hiểu, nhưng mà hiểu sơ sơ, tổng thể, cho nên nó không đi sâu vào, vì thế tâm chúng ta chưa xả được. Còn khi mà chúng ta rõ ràng về nhân quả thì chúng ta thấy rằng mình thông suốt tất cả mọi sự việc xảy ra trên cuộc đời này đều là nhân quả, cho nên chúng ta thấy bình an trong tâm hồn không có hề hấn, buồn lo, sợ hãi. Mục đích là làm sao có sự hiểu biết cần thiết để tâm vô lậu, mà cái hiểu biết để tâm vô lậu đó là tri kiến giải thoát.
Nhân quả muốn chuyển được thì phải vui vẻ chấp nhận để trả nợ nhân quả. Khi đứng trước hoàn cảnh tai nạn bệnh tật thì không nên buồn rầu, lo sợ, không nên than thân trách phận, không nên đổ thừa cho ai cả mà hãy vui vẻ nhận chịu một cách tự nhiên đầy can đảm và dũng cảm.
Thế giới linh hồn mà người ta cảm nhận được là do năng lực của TƯỞNG THỨC trong mỗi người giao cảm với những từ trường bên ngoài do những người đã chết và những người còn sống phóng xuất mà tạo ra. Năng lực ấy được phát triển là do tu tập các loại thiền định tưởng hoặc bị tai nạn hay bị một cú “sốc” gì trong cuộc đời khiến cho phần nhóm tế bào não tưởng thức hoạt động, đó là trường hợp của các nhà ngoại cảm, chớ không có tâm linh gì cả.
Người tu theo Đạo Phật phải tin sâu nhân quả, vì con người sanh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và chết trở về nhân quả, thì mỗi sự việc xảy ra trong cuộc sống này đều do nhân quả. Nếu ta biết cứu mình thoát tai nạn bệnh tật thì luôn sống trong mọi hành động thiện “không làm khổ mình khổ người”, thì không có bệnh tật tai nạn nào mà không qua được.
Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.
Mục đích của Đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự khổ của kiếp làm người, tức là giải quyết giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Vì thế, pháp môn của Đạo Phật là pháp môn toàn thiện, mà pháp môn toàn thiện là pháp môn dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là đạo đức nhân quả.
Đối với luật nhân quả, muốn chuyển hóa thì phải vui vẻ và giữ gìn tâm bất động, xem như không có việc gì xảy ra. Khi nhân quả đến, đến với sự khắc nghiệt cay đắng đến mức độ nào, dù có chết ta cũng giữ gìn tâm bất động, chẳng sợ hãi, chẳng khiếp đảm thì ngay lúc ấy ta đã chuyển hóa nhân quả. Nếu chỉ có một chút xíu sự buồn phiền, than trách trong lòng là ta bị nhân quả chuyển hóa tức khắc, là ta đang tạo thêm nhân quả.
Đối với Đạo Phật, phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh. Cho nên, Đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo. Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân quả của chúng, cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.