Không làm khổ mình khổ người
NỘI DUNG MÔ TẢ
Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.
Chơn Như, ngày 30 tháng 11 năm 2000
KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI
Diệu Hiền vấn đạo
Hỏi: Kính bạch Thầy, Thầy dạy không làm khổ mình khổ người, nhưng trong cuộc sống tương quan hằng ngày, con thấy khó mà giữ cho tuyệt đối và trọn vẹn. Ví dụ:
1- Một bà mẹ vì thương con, thấy con làm sai, lầm lỗi, nên phải la rầy, đánh dạy. Đứa con bị la rầy, đánh dạy, nên buồn phiền đau khổ.
2- Một cậu trai yêu một cô gái, cô gái không yêu đáp lại, cậu trai đau khổ, buồn phiền.
3- Anh B sai, anh A dùng lời ngay thẳng để khuyên nhắc anh B, anh B tự ái rồi giận khổ, buồn phiền.
Kính bạch Thầy, những chuyện này có nằm trong “khổ mình khổ người” không? Con thấy hầu như tất cả mọi người ai cũng đều có cái khổ, khổ do họ làm hoặc người khác vô tình hay cố ý làm. Như vậy, làm sao cho sự “không làm khổ mình khổ người” được trọn vẹn?
Đáp: Để trả lời câu hỏi này, tức là trả lời ba ví dụ con đã nêu.
1- Để trả lời ví dụ thứ nhất:
Chỉ vì con người chưa học đạo đức làm người nên thường làm khổ mình khổ người. Trong cuộc sống chung của con người mà không có đạo đức thì con người vô tình đã tự làm khổ đau cho nhau mà còn đổ thừa tại người khác chứ không phải tại mình.
Một người mẹ vì thương con, thấy con làm sai, lầm lỗi, nên tức giận la rầy, đánh con, làm cho đứa con khổ đau, đó là người mẹ không học đạo đức làm người, nên “đặt tình thương không đúng chỗ”.
Đặt tình thương không đúng chỗ khiến cho mẹ con cách biệt nhau, con làm điều gì đều giấu mẹ, vì sợ mẹ la rầy, đánh, mắng. Đến khi đứa con nghiện ngập xì ke, ma túy hoặc bị tù tội thì việc đã rồi, còn mong gì cứu chữa được.
Cho nên, hầu hết một số thanh niên hư hỏng đều do cha mẹ đặt tình thương sai hướng mà đưa con mình vào cuộc đời đen tối, đó là một trách nhiệm rất lớn của những bậc làm cha mẹ phải gánh chịu những hậu quả này.
Muốn đặt tình thương đúng chỗ thì những bậc làm cha mẹ phải xem con mình là một người bạn hơn là một đứa con.
Thương con mà rầy mắng, đánh con là một điều sai, là một việc thiếu đạo đức làm người:
a- Cái sai thứ nhất là tự mình tức giận, làm khổ mình mà không thấy.
b- Cái sai thứ hai là làm cho đứa con đau khổ (rầy mắng, đánh làm người khác khổ).
Khi biết đứa con làm sai, lầm lỗi, thì cha hay mẹ phải tìm thấy lỗi của mình trước:
a- Lỗi thứ nhất là cha mẹ không gần gũi con cái mà cứ mải lo làm ăn, đầu tắt mặt tối, cứ nghĩ rằng có tiền là mua tiên cũng được.
b- Lỗi thứ hai là cha mẹ thiếu chăm sóc con cái từ cái ăn, cái mặc cho đến sự học tập, có nghĩa là cha mẹ chỉ thỉnh thoảng mua quà cho con và không thường xuyên xem xét sự học hành của con.
c- Lỗi thứ ba là cha mẹ thiếu ban tình thương âu yếm cho chúng: một lời nói, một cử chỉ, một cái nhìn.
d- Lỗi thứ tư là cha mẹ không dùng lời nói ôn tồn, nhã nhặn, nhẹ nhàng đối với con mình.
e- Lỗi thứ năm là cha mẹ không xem con cái là một người bạn thân, mà chỉ xem chúng là một đứa bé khờ dại trong khi chúng đã trưởng thành, có nhiều sự hiểu biết và có nhiều sự ham muốn đang phát triển.
Nếu các bậc làm cha mẹ đã thấy được những lỗi lầm này của mình thì con cái của mình đâu còn làm sự sai trái, phải không hỡi con?
Ở đời, người ta chỉ thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình, do đó mà đã tự tạo khổ cho nhau. Nếu ai cũng thấy được lỗi mình tức là đã thấy được nhân quả, thấy được nhân quả tức là chuyển được nhân quả, chuyển được nhân quả thì trên thế gian này còn ai là người đau khổ nữa.
Người ta biết thương yêu là một điều thiện, nhưng lòng thương yêu đặt không đúng chỗ thì sẽ trở thành một điều ác, một điều khổ.
Người ta ở đời thường che đậy, hoặc vô tình không thấy những lỗi lầm của mình, mỗi mỗi đều thấy lỗi lầm của người khác, do đó mà có sự khổ đau trên thế gian này vậy.
2- Để trả lời ví dụ thứ hai:
Một cậu trai yêu thương một cô gái, nhưng cô gái không yêu đáp lại, cậu trai đau khổ buồn phiền, đó là cậu trai “đặt tình yêu sai hướng”.
Một cậu trai không quá nông nổi thì không bao giờ đặt tình yêu thương vào một người mà người ấy không yêu mình.
Tình yêu chân thật không cho phép chúng ta yêu thương nông nổi, mà phải có sự tìm hiểu đôi bên. Sự tìm hiểu đó giúp chúng ta đặt tình yêu thương đúng chỗ, khiến mình hạnh phúc mà người mình yêu thương cũng hạnh phúc.
Bởi người ta không học đạo đức làm người nên người ta đặt tình yêu thương sai hướng, đặt tình yêu thương sai hướng nên người ta mới tự làm khổ đau như vậy.
Trai gái yêu thương nhau là tìm hạnh phúc an vui cho nhau, chứ không phải tìm sự khổ đau, nhưng thật sự người ta không tìm chân hạnh phúc giữa trai và gái, mà tìm sự đau khổ giữa trai và gái nhiều hơn. Nếu ai đã có chồng, có vợ, có con thì hãy tư duy xem lời nói của Thầy có đúng hay không.
Trên đời này, ai đã trải qua tình chồng, nghĩa vợ, nuôi con thì mới rõ được lời Đức Phật dạy: “Đời là khổ”, không những đôi vợ chồng khổ mà đàn con cái được sanh ra đời sau này cũng đều khổ.
3- Để trả lời ví dụ thứ ba:
Anh B làm sai, anh A dùng lời ngay thẳng để khuyên nhắc anh B, nhưng anh B tự ái rồi giận khổ, buồn phiền, đó là anh A đặt tình thương không đúng chỗ và không xét lời nói của mình có trọng lượng đối với anh B hay không.
Muốn khuyên người thì hãy xét lại mình:
– Mình sống có đúng đạo đức làm người chưa?
– Mình có làm gương hạnh đạo đức cho ai chưa?
– Tất cả mọi người xung quanh có ai kính trọng mình chân thật chưa?
Nếu chưa thì Thầy xin quý vị đừng khuyên nhắc ai hết, mà hãy khuyên nhắc mình không làm khổ mình khổ người để tâm hồn mình được thanh thản, nhẹ nhàng, an vui.
Anh A vẫn còn khổ đau, vẫn còn làm khổ mình và người khác khổ, thế mà đi khuyên nhắc người khác thì có ai mà nghe cho! Người ta đã không nghe mà còn sinh ra tức giận và cho anh A là người muốn làm thầy dạy đời.
Những ví dụ trên đây đều nằm trong việc thiếu đạo đức làm khổ mình khổ người con ạ! Không có một sự đau khổ nào của con người mà nằm ngoài luật nhân quả cả.
Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.
Người sống đúng đạo đức nhân quả không làm khổ mình khổ người là người phải ly dục, ly ác pháp, là người có tâm bất động trước các pháp. Người có tâm bất động trước các pháp là vị Thánh đệ tử Phật chứ không còn là một kẻ phàm phu tục tử nữa.
Vì thế, các con là đệ tử của Đức Phật thì phải thực hiện sống cho bằng được đạo đức nhân bản làm người, thì mới xứng đáng là con của Phật, thì mới không phụ lòng mong ước của Phật, của Thầy. Phải không hỡi các con?
Kính ghi
Thầy của con
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Diệu Hiền
-
Thời gian
30/11/2000
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
10
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Vì thế, các con là đệ tử của Đức Phật thì phải thực hiện sống cho bằng được đạo đức nhân bản làm người, thì mới xứng đáng là con của Phật, thì mới không phụ lòng mong ước của Phật, của Thầy. Phải không hỡi các con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người sống đúng đạo đức nhân quả không làm khổ mình khổ người là người phải ly dục, ly ác pháp, là người có tâm bất động trước các pháp. Người có tâm bất động trước các pháp là vị Thánh đệ tử Phật chứ không còn là một kẻ phàm phu tục tử nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bởi người ta không học đạo đức làm người nên người ta đặt tình yêu thương sai hướng, đặt tình yêu thương sai hướng nên người ta mới tự làm khổ đau như vậy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người ta biết thương yêu là một điều thiện, nhưng lòng thương yêu đặt không đúng chỗ thì sẽ trở thành một điều ác, một điều khổ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ở đời, người ta chỉ thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình, do đó mà đã tự tạo khổ cho nhau. Nếu ai cũng thấy được lỗi mình tức là đã thấy được nhân quả, thấy được nhân quả tức là chuyển được nhân quả, chuyển được nhân quả thì trên thế gian này còn ai là người đau khổ nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)