Ngày đăng  

18/05/2023, 08:41

NỘI DUNG MÔ TẢ

Một người làm ác luôn luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì nghiệp ác ấy chẳng bao giờ trở lại làm người, cho nên Đức Phật ví dụ bọng cây và con rùa mù giữa biển, có nghĩa là nghiệp ác không bao giờ trở lại làm thân người nữa được, phải thời gian lâu lắm trả cho hết nghiệp ác đã làm, khi trả hết nghiệp ác đã làm thì nghiệp còn lại tương ưng với loài người thì mới sanh ra làm người.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 19 tháng 5 năm 2000

ĐƯỢC THÂN NGƯỜI KHÓ

Phật tử Dũng vấn đạo

Hỏi: Kính bạch Thầy! Người đánh mất thân này đến muôn ngàn kiếp sau cũng khó mà được làm người, ví như con rùa mù tìm bọng cây ngoài biển, xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ!

Đáp: Đức Phật dạy: “Được thân người là khó”, khó có nghĩa là khó được thân người, chứ không phải là không được thân người, khi hành động thiện ác của con đã trải qua một thời gian trả nghiệp của nó thì nghiệp ấy lại được sanh làm người.

Một người làm ác luôn luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì nghiệp ác ấy chẳng bao giờ trở lại làm người, cho nên Đức Phật ví dụ bọng cây và con rùa mù giữa biển, có nghĩa là nghiệp ác không bao giờ trở lại làm thân người được nữa, phải thời gian lâu lắm trả cho hết nghiệp ác đã làm, khi trả hết nghiệp ác đã làm thì nghiệp còn lại tương ưng với loài người thì mới sanh ra làm người. Ở đây con nên hiểu mang lốt nghiệp chúng sanh là mang lốt nghiệp trả nợ máu xương mà con người đã từng gieo rắc, đến chừng trả hết nghiệp ác của mình đã gây ra, thì mới tương ưng với nghiệp làm người tức là mới đủ duyên sanh làm người.

Vấn đề tái sanh luân hồi và nghiệp thiện ác không phải là vấn đề để cho người còn trí hữu hạn hiểu biết, càng luận về nhân quả luân hồi càng bị tưởng tri lừa đảo thành ra hiểu sai mất, vấn đề này phải là người có trí vô hạn không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian mới thấu suốt, không bị tưởng tri đánh lừa.

Vấn đề này là vấn đề không ích lợi nên Đức Phật gọi là hý luận. Trong lúc con người còn bản năng loài cầm thú hung dữ, chà đạp lên nhau vì miếng cơm manh áo và vật chất, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, cuộc sống con người không còn có đạo đức khiến cho loài người quá khổ đau vì phải bon chen trong cuộc sống.

Vấn đề Phật giáo là vấn đề lợi ích cho cuộc sống của con người, đó là đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người, chứ không phải ngồi thiền, niệm chú, tụng kinh, niệm Phật hay để tìm hiểu nhân quả ba đời mà khiến cho con người hết khổ. Ngồi thiền, niệm chú, niệm Phật, tụng kinh sám hối hay tìm hiểu nhân quả ba đời đó là những điều dễ bị tưởng lừa đảo dối gạt người.

Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam hơn 2000 năm, chùa cất khắp nơi đâu đâu cũng có, mà dân tộc Việt Nam có hết khổ chưa? Chùa càng nhiều càng tạo ra nhiều việc mê tín, lừa đảo, tiền mất tật mang. Hiện giờ chùa tháp xây cất hàng tỷ tỷ bạc, chùa nào cũng đẹp đẽ khang trang như cung vàng điện ngọc, tiền bạc của tín đồ đổ vào như nước mà có ích lợi gì? Đời khổ vẫn còn khổ như vậy và còn khổ hơn. Đạo đức con người càng ngày càng xuống dốc, ngồi thiền, niệm Phật, niệm chú, tụng kinh, sám hối, v.v.. có giải quyết được những gì lợi ích cho xã hội đâu, hay là một sự tránh né của những người tiêu cực hoặc của những người mượn sự vô minh của người khác làm giàu trên mồ hôi nước mắt bằng danh nghĩa tôn giáo.

Trong lúc nhân dân Việt Nam nói riêng và con người trên hành tinh này nói chung đang cần có một nền đạo đức để con người đối xử với con người đừng làm khổ cho nhau.

Bởi vậy cháu hỏi những điều này là những điều lừa bịp của các tôn giáo nói về con người bằng cách này hay bằng cách khác chứ không bao giờ nói đúng về con người cả.

Được thân người khó là khó ở năm tiêu chuẩn làm người, chứ không phải khó ở thân người. Thân người cũng giống như thân của loài động vật. Động vật sinh ra trùng trùng thì con người cũng sinh ra trùng trùng. Như vậy thân người như thân động vật thì không khó, nhưng thân người khó là khó ở chỗ năm đức hạnh.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Luân hồi

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Sáu dục tiếp xúc sáu trần tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Do tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi mà sinh ra nghiệp lực. Nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp hay gọi là sức từ trường của nghiệp. Sức hút từ trường của nghiệp tương ưng với tâm tham, sân, si, mạn, nghi của người, của loài động vật khác mà sinh ra nên gọi tắt là nghiệp đi luân hồi.

Nhân quả chúng sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Vì hiểu biết nhân quả, cho nên mọi người, mọi vật chung quanh ta đều là những người thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ, đừng giết hại chúng, đừng làm chúng đau khổ mà hãy thương xót chúng như thương thân ta vậy con ạ!
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Ban biên tập

08:59 18 Th5 2023
2

“Được thân người khó là khó ở năm tiêu chuẩn làm người, chứ không phải khó ở thân người. Thân người cũng giống như thân của loài động vật. Động vật sinh ra trùng trùng thì con người cũng sinh ra trùng trùng. Như vậy thân người như thân động vật thì không khó, nhưng thân người khó là khó ở chỗ năm đức hạnh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:59 18 Th5 2023
2

“Một người làm ác luôn luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì nghiệp ác ấy chẳng bao giờ trở lại làm người, cho nên Đức Phật ví dụ bọng cây và con rùa mù giữa biển, có nghĩa là nghiệp ác không bao giờ trở lại làm thân người nữa được, phải thời gian lâu lắm trả cho hết nghiệp ác đã làm, khi trả hết nghiệp ác đã làm thì nghiệp còn lại tương ưng với loài người thì mới sanh ra làm người. Ở đây con nên hiểu mang lốt nghiệp chúng sanh là mang lốt nghiệp trả nợ máu xương mà con người đã từng gieo rắc, đến chừng trả hết nghiệp ác của mình đã gây ra, thì mới tương ưng với nghiệp làm người tức là mới đủ duyên sanh làm người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:59 18 Th5 2023
1

“Đức Phật dạy: “Được thân người là khó”, khó có nghĩa là khó được thân người, chứ không phải là không được thân người, khi hành động thiện ác của con đã trải qua một thời gian trả nghiệp của nó thì nghiệp ấy lại được sanh làm người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Phật tử Dũng

  • Thời gian

    19/5/2000

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone