Diệt dục ác không diệt dục thiện
NỘI DUNG MÔ TẢ
Bản chất con người là dục, vì thế con người không thể diệt dục mà diệt ác pháp hay nói đúng nghĩa là diệt dục ác, chính con người thường khổ đau là vì dục ác. Ở đây chúng ta không diệt dục thiện, vì dục thiện là đạo đức làm người, mà diệt dục ác, dục ác là vô đạo đức, làm khổ mình khổ người.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 2003
DIỆT DỤC ÁC KHÔNG DIỆT DỤC THIỆN
Tham lam là một hành động tự làm hại mình. Các bạn có tin lời nói của chúng tôi chăng?
Nếu bây giờ các bạn không tin thì các bạn cứ theo dõi những trang sách này thì sẽ thấu rõ. Tâm tham lam sẽ đem đến cho các bạn rất nhiều tai hại và khổ đau, có khi tù tội, mất mạng, v.v..
Tham lam có năm cách:
1- Tham tiền bạc, vật chất.
2- Tham danh.
3- Tham sắc dục (phụ nữ).
4- Tham ăn.
5- Tham ngủ.
Trong năm cái tham này cái tham nào cũng đem đến tai hại cho các bạn cả. Chúng tôi sẽ lần lượt giải thích giúp cho các bạn hiểu. Vậy tham lam là gì?
Tham lam là một hành động ham muốn của tâm còn gọi nó là “dục”. Dục có nghĩa là lòng ham muốn của mọi người. Như có lần chúng tôi đã nói với các bạn ở những trang sách trên: “Lòng ham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn thứ đau khổ”, nó là một trong bốn chân lý của loài người.
Dục có hai phần:
1- Dục thiện (đạo đức).
2- Dục bất thiện (vô đạo đức).
Có một tôn giáo chủ trương diệt dục ác, tăng trưởng và nuôi dưỡng dục thiện, nhưng người sau không hiểu ý nghĩa này, nên tưởng giải cho tôn giáo này chủ trương diệt dục, tức là diệt cả dục thiện và dục ác. Diệt cả dục thiện và ác đó là một triết thuyết ảo tưởng của người sau, không thực tế, thiếu chân thật.
Theo chúng tôi nghĩ: Bản chất con người là dục, nếu diệt dục tức là diệt con người. Mà diệt con người để làm gì? Có ích lợi gì? Tôn giáo ra đời vốn giúp con người thoát khổ, chứ đâu phải ra đời dạy diệt con người.
Chính con người do minh tham dục mới đưa ra thuyết diệt dục, diệt dục để đem lại hạnh phúc cho con người, nhưng không ngờ diệt dục là diệt con người, làm cho con người thành như đất đá. Con người sống mà như đất đá thì còn nghĩa lý gì là con người nữa. Diệt con người thì còn gì là hạnh phúc của con người nữa? (Chữ “hạnh phúc” ở đây chúng tôi muốn chỉ cho tâm thanh thản, an lạc và vô sự, chứ không phải theo nghĩa hạnh phúc của dục lạc trai gái lứa đôi hay sự hòa thuận trong gia đình, cha mẹ nói con cái vâng lời, trên dưới hòa hợp không chống trái nhau).
Bản chất con người là dục, vì thế con người không thể diệt dục mà diệt ác pháp hay nói đúng nghĩa là diệt dục ác, chính con người thường khổ đau là vì dục ác.
Dục là một bản chất tốt. Người ta làm thiện, muốn cho mình không khổ, người khác không khổ, ấy là dục tốt; dục không làm hại mình hại người là dục tốt; dục không tham, sân, si là dục tốt; dục không giết hại chúng sinh, không ăn thịt chúng sinh là dục tốt; dục không tham lam, không vọng ngữ, không tà dâm, không nói thêu dệt, không vu khống người, không nói lời hung dữ, thô ác là dục tốt; đạo đức nhân bản – nhân quả là dục tốt; muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết là dục tốt…
Ở đây chúng ta không diệt dục thiện, vì dục thiện là đạo đức làm người, mà diệt dục ác, dục ác là vô đạo đức, làm khổ mình khổ người.
Có một tôn giáo dạy chúng ta: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”, đó là dạy chúng ta diệt dục ác và nuôi dưỡng dục thiện. Nếu không đọc kỹ câu này thì chúng ta sẽ hiểu lầm tôn giáo đó là tôn giáo diệt dục thì rất oan cho tôn giáo đó. Lời dạy trên đây rất tuyệt vời, nếu con người muốn sống an vui hạnh phúc thì duy nhất chỉ có lòng ham muốn sống trong thiện pháp (tức là đạo đức làm người) thì mới mong toại nguyện.
Trong cuộc sống con người chỉ vì những hành động ác mà làm khổ cho nhau. Như vậy, muốn thoát ra mọi sự đau khổ thì cần phải thấu rõ hành động nào thiện, hành động nào ác. Thấu rõ được thì hành động ác không làm mà luôn làm hành động thiện. Do sự vô minh không rõ thiện ác nhân quả mà chúng ta sống thiếu đạo đức, làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh, nhất là làm khổ mình.
Tóm lại, không diệt dục mà chỉ cần diệt ác pháp, ngăn diệt ác pháp là đem lại sự an vui cho mình cho người. Diệt ác pháp tức là đình chỉ các hành động vô đạo đức nơi thân tâm của mình, đó chính là đức ly tham.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Thời gian
2003
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
7
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Tóm lại, không diệt dục mà chỉ cần diệt ác pháp, ngăn diệt ác pháp là đem lại sự an vui cho mình cho người. Diệt ác pháp tức là đình chỉ các hành động vô đạo đức nơi thân tâm của mình, đó chính là đức ly tham.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Trong cuộc sống con người chỉ vì những hành động ác mà làm khổ cho nhau. Như vậy, muốn thoát ra mọi sự đau khổ thì cần phải thấu rõ hành động nào thiện, hành động nào ác. Thấu rõ được thì hành động ác không làm mà luôn làm hành động thiện. Do sự vô minh không rõ thiện ác nhân quả mà chúng ta sống thiếu đạo đức, làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh, nhất là làm khổ mình.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Có một tôn giáo dạy chúng ta: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”, đó là dạy chúng ta diệt dục ác và nuôi dưỡng dục thiện. Nếu không đọc kỹ câu này thì chúng ta sẽ hiểu lầm tôn giáo đó là tôn giáo diệt dục thì rất oan cho tôn giáo đó. Lời dạy trên đây rất tuyệt vời, nếu con người muốn sống an vui hạnh phúc thì duy nhất chỉ có lòng ham muốn sống trong thiện pháp (tức là đạo đức làm người) thì mới mong toại nguyện.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ở đây chúng ta không diệt dục thiện, vì dục thiện là đạo đức làm người, mà diệt dục ác, dục ác là vô đạo đức, làm khổ mình khổ người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bản chất con người là dục, vì thế con người không thể diệt dục mà diệt ác pháp hay nói đúng nghĩa là diệt dục ác, chính con người thường khổ đau là vì dục ác.
Dục là một bản chất tốt. Người ta làm thiện, muốn cho mình không khổ, người khác không khổ, ấy là dục tốt; dục không làm hại mình hại người là dục tốt; dục không tham, sân, si là dục tốt; dục không giết hại chúng sinh, không ăn thịt chúng sinh là dục tốt; dục không tham lam, không vọng ngữ, không tà dâm, không nói thêu dệt, không vu khống người, không nói lời hung dữ, thô ác là dục tốt; đạo đức nhân bản – nhân quả là dục tốt; muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết là dục tốt…” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chính con người do minh tham dục mới đưa ra thuyết diệt dục, diệt dục để đem lại hạnh phúc cho con người, nhưng không ngờ diệt dục là diệt con người, làm cho con người thành như đất đá. Con người sống mà như đất đá thì còn nghĩa lý gì là con người nữa. Diệt con người thì còn gì là hạnh phúc của con người nữa? (Chữ “hạnh phúc” ở đây chúng tôi muốn chỉ cho tâm thanh thản, an lạc và vô sự, chứ không phải theo nghĩa hạnh phúc của dục lạc trai gái lứa đôi hay sự hòa thuận trong gia đình, cha mẹ nói con cái vâng lời, trên dưới hòa hợp không chống trái nhau).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Theo chúng tôi nghĩ: Bản chất con người là dục, nếu diệt dục tức là diệt con người. Mà diệt con người để làm gì? Có ích lợi gì? Tôn giáo ra đời vốn giúp con người thoát khổ, chứ đâu phải ra đời dạy diệt con người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Dục có hai phần:
1- Dục thiện (đạo đức).
2- Dục bất thiện (vô đạo đức).
Có một tôn giáo chủ trương diệt dục ác, tăng trưởng và nuôi dưỡng dục thiện, nhưng người sau không hiểu ý nghĩa này, nên tưởng giải cho tôn giáo này chủ trương diệt dục, tức là diệt cả dục thiện và dục ác. Diệt cả dục thiện và ác đó là một triết thuyết ảo tưởng của người sau, không thực tế, thiếu chân thật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tham lam là một hành động ham muốn của tâm còn gọi nó là “dục”. Dục có nghĩa là lòng ham muốn của mọi người. Như có lần chúng tôi đã nói với các bạn ở những trang sách trên: “Lòng ham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn thứ đau khổ”, nó là một trong bốn chân lý của loài người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)