Ngày đăng  

23/11/2021, 23:53

NỘI DUNG MÔ TẢ

Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thanh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoải mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày  tháng  năm 1999

CHÁNH KIẾN

Từ Tuệ vấn đạo

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con kính trình Thầy những vấn đề con nhận thức được sau thời gian được Thầy chỉ dạy và cả những câu hỏi xin Thầy giảng dạy để con thấu hiểu hơn.

Thầy dạy câu: “Chỉ có tâm ly dục mới hiểu được mình, được người bằng chánh kiến”. Con đã suy tư và nhận thấy:

Tâm không ly dục ly ác pháp là tâm còn vẩn đục, đen đúa, ví như cái kiếng đen mà còn bị chà xước làm sao thấy được người đúng như thật. Tâm ly dục là tâm trong sáng như pha lê, thấy người như thật có và thấy mình như thật có. Con nghĩ như vậy có đúng không thưa Thầy?

Đáp: Đúng vậy, con đã hiểu những lời Thầy dạy, mặc dù các kinh có giải thích về Chánh kiến: thấy thân, thọ, tâm, pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã; thấy 12 nhân duyên hợp là thế giới khổ; thấy 12 nhân duyên rã là hết khổ; thấy thân ngũ uẩn không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta; thấy biết đúng như vậy gọi là Chánh kiến. Chánh kiến ở đây là giải nghĩa Chánh kiến, chứ không phải Chánh kiến trong Bát Chánh Đạo, vì Chánh kiến trong Bát Chánh Đạo là lớp học đầu tiên của Phật giáo trong tám lớp.

Tuy dựa theo các kinh để hiểu biết, nhưng không phải như vậy, vì thế tâm vẫn còn chấp ngã, tham, sân, si vẫn đầy rẫy thì làm sao gọi là “Chánh kiến” được, chỉ khi nào tâm ly dục ly ác pháp thì mới thấy thân, thọ, tâm, pháp, vô thường, khổ, không, vô ngã như thật (Chánh kiến).

Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thanh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoải mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.

Một sự hiểu biết mà không có sự dối trá, gian xảo, không có sự lừa đảo, lường gạt, không có sự phi đạo đức thì đó là Chánh kiến.

Một sự hiểu biết mà không có ảo tưởng, trừu tượng, không có tưởng tri thì đó là Chánh kiến.

Ví dụ: Không có thế giới siêu hình mà cho rằng có là không phải Chánh kiến; không có Cực Lạc Tây Phương, không có Thiên Đàng mà cho rằng có là không có Chánh kiến.

Không có thần thức, không có linh hồn, không có Phật tánh, không có đại ngã, không có tiểu ngã, không có bản thể vạn hữu mà cho rằng có, đó là không có Chánh kiến.

Chánh kiến nơi đâu thì nơi đó có đời sống giới luật, nơi đâu có đời sống giới luật thì nơi đó có Chánh kiến. Nơi đâu sống đời sống phạm giới, phá giới thì nơi đó không có Chánh kiến.

Nơi đâu có Chánh kiến thì nơi đó có tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự và vì vậy, nơi đó có sự giải thoát của Đạo Phật.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Sách và đệ tử Thầy

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Tâm, Nguyên Thanh

Con hãy đọc bài viết của Nguyên Thanh thì biết khả năng người này tuổi trẻ có tài, có tu, chắc chắn phải có người thừa kế Thầy, các con đừng lo. Xưa Đức Phật cũng gặp khó khăn trên đường giáo hóa, đấy cũng là duyên của chúng sanh với Phật pháp. Trước các khó khăn mới biết người tốt, người xấu, nhưng tất cả mọi người chúng ta nên thương yêu họ.

Đức hiếu sinh và tổ Đoàn kết

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thuần Tâm, Nguyên Hạnh II, Liễu Tâm Thanh

Chúng ta sống với đức hiếu sinh nên có sự đau khổ của chúng sinh là chúng ta không ăn uống thứ thực phẩm đó.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Thông Thiện

05:35 12 Th12 2021
1

Dạ đúng vậy a!

Ban biên tập

09:20 24 Th11 2021
1

Đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh là chánh kiến.

Ban biên tập

11:54 23 Th11 2021
2

“Chánh kiến là sự hiểu biết không có đau khổ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Từ Tuệ

  • Thời gian

    1999

  • Khổ giấy

    13x20.5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone