NỘI DUNG MÔ TẢ
Khi tu tập xả tâm như vậy, tức là con tu tập đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp, trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con không còn phóng dật, tâm con không còn phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm định trong thân thì tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự, tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự thì tâm luôn luôn biết hơi thở ra vô một cách tự nhiên không bị ức chế hay bị gom tâm tập trung vào một chỗ.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 1998
ÁI KIẾT SỬ
Hỏi: Kính thưa Thầy! Người muốn đi tu mà duyên nghiệp cứ buộc ràng, không thể bỏ đi được, là do duyên gì, nhân gì, xin Thầy chỉ dạy cho con hiểu?
Đáp: Người muốn đi tu mà duyên nghiệp cứ buộc ràng, không thể bỏ đi được, có ba nguyên nhân chính:
1- Nợ nhân quả quá nặng.
2- Thất kiết sử quá dầy.
3- Ngũ triền cái ngăn che.
Đó là ba nguyên nhân khiến cho người muốn đi tu theo Đạo Phật rất khó vượt qua, đó cũng là ba mạng lưới bao vây kiếp con người, mãi mãi trôi lăn trong biển sanh tử, luân hồi và nhiều khổ đau trong nhiều đời nhiều kiếp.
Chỉ có người trí hiểu biết và còn phải có đủ nghị lực, can đảm, gan dạ, mới vượt ra khỏi, mới biết được những sợi dây xích kiết sử tuy vô hình nhưng nó chắc hơn những sợi dây lòi tói.
Con có duyên với Phật pháp, nhưng tánh con yếu đuối không thể vượt qua bức tường nhân quả, vì thế con nên tu trong chiếc áo của người cư sĩ:
1- Tu tập xả ly năm triền cái bằng đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.
2- Luôn luôn trau dồi thân tâm trong mọi hành động thân, khẩu, ý bằng “Tứ Vô Lượng Tâm”: đức hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả.
3- Dứt bỏ 10 điều ác và cố tăng trưởng 10 điều lành.
4- Cần phải thông hiểu và nghiên cứu tường tận đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người.
5- Hằng ngày phải nhớ dùng pháp hướng tâm như lý tác ý: “Tâm như đất, tham, sân, si phải đoạn diệt sạch”.
Người cư sĩ cần tu năm pháp môn này, thân tâm được an vui và hạnh phúc trong cuộc sống, chẳng có đối tượng, hoàn cảnh, sự việc nào làm dao động tâm được, đó chính là nguồn giải thoát của đạo Phật trong mọi người cư sĩ. Con hãy cố gắng lên! Cố gắng lên tu tập con ạ!
Khi tu tập xả tâm như vậy, tức là con tu tập đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp, trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con không còn phóng dật, tâm con không còn phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm định trong thân thì tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự, tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự thì tâm luôn luôn biết hơi thở ra vô một cách tự nhiên không bị ức chế hay bị gom tâm tập trung vào một chỗ.
Khi tâm định trên thân như vậy thì lúc bây giờ là lúc tu thiền định để nhập các định sâu hơn và khó hơn.
Còn nếu con bứt bỏ ngang mà đi tu thì dù con có tu đúng chánh pháp của Đạo Phật cũng trở thành tà pháp, tại sao vậy? Tại vì sự bứt ngang bỏ đi đó là ức chế tâm, chứ không phải xả tâm và như vậy con sẽ bị rơi vào tà thiền, tà định chừng đó con sẽ sống trong tà kiến của ngoại đạo rất là khó gỡ.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Thời gian
1998
-
Khổ giấy
13 x 20.5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy thật tuyệt vời: Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của ái kiết sử thì phải xả tâm, tức là tu tập đạo đức không làm khổ mình khổ người.