Sách nói liên quan
Quay lạiTất cả mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời này con hãy nhìn nó bằng nhân quả thiện ác chứ đừng nhìn nó bằng đôi mắt đúng sai, phải trái thì mọi sự khổ đau sẽ được chấm dứt. Con luôn hãy nhớ lời dạy này, nó là bùa hộ mệnh của con.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Nếu còn thấy người khác xấu ác thì tâm ta chưa xả. Tâm chưa xả tức là tâm chưa thanh thản, tâm chưa thanh thản mà vội tu thiền định thì không bao giờ nhập định được. Chỉ khi nào thấy mọi người đều tốt, không có ác ý với ta dù bất cứ việc gì thì tâm ta đã xả, tâm ta đã xả thì nhập định dễ như trở bàn tay.
Con người là thừa tự của nghiệp lực nhân quả. Nghiệp lực nhân quả là cha mẹ đẻ sanh ra loài người, vì thế làm sao có sự đau khổ ngoài luật nhân quả được. Cho nên, người sống đúng đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người là người sống đúng đạo luật nhân quả, nên chuyển tất cả quả khổ thành quả vui, mình vui người vui.
Trong cuộc sống của loài người có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình nhưng rất công minh, chánh trực, ai làm ác thì phải lãnh đủ bản án thọ bao nhiêu tội khổ, ai làm thiện thì hưởng được phước báo, hạnh phúc, an vui. Đạo Phật dạy con người sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người để đi vào con đường thiện nhằm giải thoát thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người.
Một người làm ác luôn luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì nghiệp ác ấy chẳng bao giờ trở lại làm người, cho nên Đức Phật ví dụ bọng cây và con rùa mù giữa biển, có nghĩa là nghiệp ác không bao giờ trở lại làm thân người nữa được, phải thời gian lâu lắm trả cho hết nghiệp ác đã làm, khi trả hết nghiệp ác đã làm thì nghiệp còn lại tương ưng với loài người thì mới sanh ra làm người.
Muốn cứu giúp mọi người thoát khỏi làn sóng đại dịch cúm gia cầm và những thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, bão tố, v.v.. thì chỉ có mọi người phải thông hiểu nhân quả. Chính thông hiểu nhân quả nên mọi người phải tự cứu mình bằng cách ngưng bàn tay ác độc giết hại chúng sanh, ngưng sự sống ác độc nhẫn tâm đối với sự sống của các loài vật khác và ngưng ăn thịt chúng sanh tức là phải sống theo sự hướng dẫn của ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.
Tu hành cũng chỉ vượt qua các nghiệp khổ của cuộc sống để đem lại an vui cho mình cho người, tức là thoát khổ, chứ không phải tu để thành Tiên, thành Phật, tu hành có mục đích trở thành người có đạo đức không làm khổ mình khổ người, dù cho bất cứ một ác pháp nào cũng không tác động được vào thân tâm khiến cho cuộc sống được thanh thản, an lạc và vô sự.
Vì sự nghiệp giải thoát của Đạo Phật, người đệ tử chân chánh của Đức Phật chấp nhận sự vượt qua, vì vượt qua là không làm khổ mình khổ người, không làm khổ mình khổ người là người có đầy đủ đạo đức nhân bản làm người, là người có trí tuệ tri kiến giải thoát, là người có đầy đủ trí tuệ nhân quả, biết chuyển hóa được nhân quả, là người khôn ngoan, minh mẫn, tĩnh giác, là người đệ tử xứng đáng của Đức Phật, là người biến cảnh thế gian thành Thiên Đàng, Cực Lạc.
Định Vô Lậu là chánh định trong Đạo Phật được tu học trong hai lớp học đầu tiên trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Xả tâm là một loại thiền định độc đáo nhất của Đạo Phật mà khắp trên thế gian này không có một tôn giáo nào có pháp môn này. “Định Vô Lậu” là một pháp môn dùng ý thức tu tập xả tâm nên rất dễ tu, dễ xả tâm hơn các pháp khác.
Đạo Phật tu không khó nhưng các con nên nhớ lấy: “Tu sai một đường tơ, ngàn năm không thấy đạo”. Đức Phật dạy “sống độc cư” không có nghĩa là sống tránh duyên, mà sống trong mọi hoàn cảnh, mọi duyên nhưng tâm không phóng dật, tức là sống ngăn ác diệt ác pháp. Từ cuộc sống đó chúng ta suy ra, hạnh độc cư tức là sống trong các chướng ngại mà tâm không hề dao động.
Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, mà phải tu tập đúng như lời đức phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là phải tập sống làm một con người hoàn hảo, một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.