Ngày đăng  

14/06/2021, 18:52

Thiện xảo cách nào để tập trung tĩnh giác cao độ

Thêm vào albums yêu thích Đăng nhập để tương tác

Thêm vào danh sách của tôi

Vui lòng chọn album bên dưới bạn muốn thêm vào
Bỏ qua
00:00
01:03:48

MỤC LỤC

  • 1. Thiện xảo cách nào để tập trung cao độ? 00:00:10
  • 2. Thọ ấm ma 00:07:50
  • 3. Từ trường phóng xuất 00:13:50
  • 4. Bảy giác chi 00:16:56
  • 5. Xin tu đề mục Định Niệm Hơi Thở 00:19:45
  • 6. Tại sao Đức Phật tu 49 ngày còn Thầy phải tu 6 tháng mới nhập định được? 00:32:57
  • 7. Mỹ Châu tu đề mục Định Niệm Hơi Thở 00:39:52
  • 8. Ly ác pháp trong giấc mộng 00:45:20
  • 9. Pháp Như Lý Tác Ý dẫn tâm vào đạo 00:47:40
  • 10. Không có thời gian 00:50:58
  • 11. Tiêu chuẩn giới luật, đức hạnh của Đạo Phật 00:54:26

NỘI DUNG MÔ TẢ

Muốn thiện xảo tâm không niệm thì phải xả tâm ly dục ly ác pháp, rồi dẫn tâm (tác ý) vào chỗ an tịnh, không niệm bằng đề mục thứ 6 Định Niệm Hơi Thở, “An tịnh tâm hành”, chứ không phải tập trung vào đối tượng hơi thở thì đó là ức chế tâm. Cho nên, pháp dẫn tâm là chính, còn hơi thở vô ra là phụ. Khi tâm không niệm thì mới quán ly tham, quán ly sân để phá vỡ ngũ triền cái làm cho tâm thanh tịnh hoàn toàn, lúc bấy giờ thì Bảy giác chi xuất hiện.

THIỆN XẢO DẪN TÂM VÀO CHỖ AN TỊNH

Cách thức thiện xảo của Đạo Phật là thiện xảo dẫn tâm, chứ không phải tập trung vào một đối tượng để ức chế tâm.

Còn cái tập trung ức chế, ví dụ nương vào hơi thở, cố gắng tập trung để không có niệm khởi thì cái này không phải là thiện xảo, mà ức chế tâm.

Thiện xảo của Đức Phật rất khéo léo mà Đức Phật đã dạy trong Định Niệm Hơi Thở, thí dụ như muốn tâm yên tịnh không có niệm khởi thì phải làm đúng cách, nhưng cái gốc của niệm khởi ra vẫn còn chứ chưa phải hết, do mình sống hàng ngày ly được tâm tham, sân, si của mình (ly dục ly ác pháp) thì đó là cách thức tu để ly, rồi bây giờ mới thiện xảo làm cho tâm tập trung không có niệm.

Trong đề mục thứ 6 của Định Niệm Hơi Thở, Đức Phật có dạy cách thiện xảo, ví dụ muốn tâm không có niệm thì mình có phương pháp làm cho cái tâm an ổn, thì Đức Phật dạy dùng ý thức nhắc tâm: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, cứ 5, 10 hơi thở nhắc 1 lần.  Mình cứ nhắc thời này chưa hết thì thời sau sẽ hết, dần dần tâm sẽ không niệm, nhưng không phải ở chỗ không niệm đó để rồi nó hoàn toàn ly dục ly ác pháp, mà chính chỗ thân tâm thanh tịnh không niệm đó, mình mới dùng phương pháp tác ý: “Quán ly tham, quán vô ngã” thì ngầm trong pháp tác ý có cái lực làm cho ngũ triền cái (5 màn ngăn che) tham, sân, si, mạn, nghi của mình bị phá nát, đổ vỡ, để tâm thanh tịnh hoàn toàn.

Khi dùng đề mục thứ 6 Định Niệm Hơi Thở, dẫn tâm đến chỗ không có vọng tưởng, nghĩa là người mới tu thì hơi khó, nhưng người tu lâu thì nhắc một chút là được, đồng thời thỉnh thoảng mình nhắc thì suốt thời gian tu sẽ không có niệm, đó là thiện xảo bằng phương pháp chế dẫn tâm.

Còn bây giờ Thầy ngồi kiết già, muốn không niệm mà Thầy dùng tập trung trong đối tượng hơi thở thì Thầy sẽ bị ức chế, trái lại Thầy nhắc: Thôi, Thầy không ức chế nó, để cho tự nhiên biết hơi thở ra vô và nhắc: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Tâm hành của mình có hai hoạt động: đó là động và tịnh: Hoạt động “động” là có niệm, còn hoạt động “tịnh” là không niệm. Mình bảo nó an tịnh là nó phải thanh tịnh, không có niệm, phải an ổn, không có lao xao. Cho nên, “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” thì hít vô và thở ra là vấn đề phụ mà phương pháp tác ý là chính. Cho nên, mình phải nhắc, nhắc đến khi thuần thục thì bắt đầu nó không có niệm, con ngồi suốt 30 phút, 1 giờ không bao giờ có niệm. Đó là thiện xảo để tâm không niệm.

Khi mà chúng ta thiện xảo được rồi thì chúng ta mới quán vô ngã: “Quán vô ngã tôi biết tôi hít vô, quán vô ngã tôi biết tôi thở ra”. Cái ngã, thân kiến của mình, ngầm nó chấp chặt lắm. Cho nên, khi tâm của mình hoàn toàn không niệm bằng đề mục thứ 6 thì lúc bấy giờ chúng ta mới quán ly tham, quán ly sân, quán vô ngã, quán thân này không phải là ta… thì lúc bấy giờ mới có hiểu quả, còn tâm đang lăng xăng thì không có hiệu quả. Con hiểu đường đi của Đạo Phật là như vậy.

Cho tới đề mục thứ 17, tức là sau khi quán ly tham, quán ly sân, quán vô ngã… để không còn dính mắc cái gì trong thân kiến của mình hết rồi thì lúc bấy giờ tâm sẽ định tỉnh. Trong đề mục thứ 17, Đức Phật dạy: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra” thì hiện tượng tâm định tỉnh hiện ra trên trạng thái đề mục đó. Khi đó, chúng ta chuyển qua thân hành niệm, ra lệnh cho hành động làm theo, cứ như vậy mình tập cho nó quen từng hành động để nó cấu kết thành cỗ xe, do đó tâm sẽ bám chặt, định tỉnh trên thân hành động đó, vì vậy mà Bảy giác chi xuất hiện ra đủ.

Đó là cách thức thiện xảo không có niệm để mình quán ly tham, quán ly sân, quán vô ngã, để ngầm trong đó tạo thành ý thức lực. Cho nên, người tu bền chí, không có lo nó có niệm, thí dụ như bây giờ: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô…” nhưng nó vẫn còn niệm chứ chưa phải hết, nhưng mình bền chí nhắc rồi nó sẽ hết. Mình tin rằng Đức Phật dạy pháp này giúp cho tâm mình sẽ không còn niệm, chứ không phải ức chế. Mình cứ thiện xảo trên pháp mình nhắc hoài, nhắc hoài thì bỗng nhiên đầu óc nó rỗng rang, tâm không phóng dật, lúc bấy giờ con tác ý: “Quán ly tham…” thì năng lực ly tham rất mạnh, vì tâm thanh tịnh không có niệm thì mình quán ly tham, quán ly sân nó có lực hơn là tâm mình còn niệm, thì đó gọi là thiện xảo.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Đạo Phật là đạo đức nhân bản nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải là tôn giáo.

Chiến thắng tâm mình

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Ngọc

Chừng nào tâm như cục đất thời mới xong, cố gắng lên con ạ: “Chiến thắng ngàn quân địch không bằng chiến thắng tâm mình”. Con hãy cố gắng tu hành “diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp cho rốt ráo”. Cố gắng hết sức mình để làm chủ thân tâm, sự giải thoát hoàn toàn, để đạt được “tâm bất động”.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

06:50 05 Th12 2021
1

“Bí quyết của xả tâm là nhiệt tâm, bí quyết của nhiếp tâm là xả tâm, bí quyết của thiền định là độc cư” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Minh Điền và Mỹ Châu

  • Album

    Bên Thầy học đạo - (Minh Điền, Mỹ Châu) - 2006

  • Địa điểm

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    6/1/2006

  • Thể loại

    Vấn đạo, trình pháp

  • Dữ liệu

    âm thanh mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone