Ngày đăng  

23/12/2024, 15:05

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nếu sống đời đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh thì tâm hồn con thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là mục đích đạo đức giải thoát của Phật giáo cho những ai muốn thoát ra mọi sự khổ đau trong cuộc đời này, nhưng muốn sống được như vậy thì phải thông suốt đạo đức nhân bản – nhân quả.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 6 tháng 6 năm 2010

NHÂN DUYÊN PHẬT PHÁP

Hoàng Minh vấn đạo

Hỏi: Kính thưa các thầy, các sư cô quản trị trang web “chonlac.org”. Con có một bức thư, vô cùng tha thiết muốn được Sư ông – Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc minh xét. Con hiểu duyên phận bé nhỏ của mình và thời gian của Người vô cùng ít, mà gánh nặng gây dựng giáo pháp của Phật thật lớn lao vô cùng. Nên con xin quý thầy và sư cô xem xét, nếu thư này đáng để cho sư ông xét duyệt thì là vạn hạnh của con, còn không thì được sự trả lời của quý thầy và sư cô con cũng sung sướng và mãn nguyện lắm. Con xin chân thành cảm tạ quý thầy và sư cô!

Kính thưa Sư ông!

Con tên là Đặng Hoàng Minh, 25 tuổi, hiện nay con là nghiên cứu sinh năm thứ nhất ở thành phố Matxcơva, Liên Bang Nga. Vạn hạnh ngàn đời đã khiến con có cơ duyên được biết đến Người.

Con không hiểu nhân duyên này ở mức độ nào, mà khi nghe pháp thoại của Sư ông cũng như đọc sách của Sư ông đến đâu, còn hiểu được chân lý của Đức Phật, cũng như tình thương của Sư ông đến toàn thể chúng sinh trên cuộc đời và sự gian nan trong công cuộc tạo duyên giáo hóa chúng sinh của Sư ông đến đấy.

Đáp: Đó là duyên Phật pháp con đã gieo trong kiếp trước nay gặp lại con như người mất của quý mà gặp lại.

Hỏi: Vì hiểu cha mẹ và chị gái của mình xưa nay đều là những người sống ở đời nhân hậu, và cũng rất tin vào Phật pháp (các quý thầy Đại thừa có danh tiếng và Phật giáo phát triển, nhưng có chỗ hoài nghi như chùa to Phật lớn, cầu cúng), nên con cứ ngỡ rằng duyên Phật thật sự đã đến với bản thân và gia đình, có thể nói ngay cho cha mẹ và chị gái chánh Phật pháp mà Sư ông gầy dựng lại để họ nhanh chân đến với Thầy tu được làm chủ sinh – già – bệnh – chết. Và con, sau 3 năm trở về, nếu may mắn thì được Sư ông, còn không thì được cha mẹ mình dìu dắt trên con đường tu tập (vì con cũng tin rằng cha mẹ hay chị gái con sẽ không để phụ lòng Sư ông).

Nhưng thực tế không dễ như vậy, con đã không lường được hết mọi thứ. Ước nguyện đó của con không những cha mẹ không hiểu, mà con đã vô tình làm cho cha mẹ mình sống hơn 2 tuần lễ như trong địa ngục, 2 người cảm thấy như mình đã mất đi đứa con là con. Công sức nuôi nó lớn lên ăn học, đang trên đường nghiên cứu khoa học – là một vinh dự nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với một người có học nghiêm túc, giờ đây nó lại có ý khi tốt nghiệp trở về thì sẽ đi tu, muốn sống một cuộc sống ba y một bát và ăn xin khổ sở.

Đáp: Ước muốn của cha mẹ con là ước muốn danh lợi ở đời, nên khi nghe con muốn đi tu ba y một bát như Đức Phật thì chống trái với con là phải.

Hỏi: Nhưng do đã đọc sách và nghe pháp thoại của Thầy khá đầy đủ, con hiểu mình không được làm cho cha mẹ buồn. Và cũng không muốn để cho cha mẹ mình vì chưa có cái nhìn cuộc sống như thật, mà chỉ vì thương tiếc con mà có những lời nhận xét không đúng về Sư ông cũng như chánh Phật pháp mà Sư ông đang gian nan gây dựng thì tội lỗi vô cùng. Cho nên, con đã hứa với cha mẹ sẽ sống bình thường như một người con trai cần học hành nghiêm túc, phải có vợ con và trách nhiệm, đạo đức gia đình thật tốt. Vì vậy, mà cha mẹ con nguôi đi nỗi lo buồn, và cùng nghiên cứu về pháp thoại cũng như sách của Sư ông một cách nghiêm túc và rốt ráo, để xem vì sao mà con mình lại tin tưởng tuyệt đối Sư ông như vậy. Con rất vui mừng vì tâm cơ của mình cũng đã giúp cho cha mẹ tiếp cận được với chánh pháp.

Nhưng có một trở ngại lớn quá thưa Sư ông, vì con tuổi đời còn trẻ, tất cả những điều con đọc, con hiểu là chưa có kiểm chứng, con chưa trải qua cuộc đời mà chỉ đọc và tin, thế nên cha mẹ con thường hay nhắc nhở con trong sự lo lắng cho người con mình như có phần nông nổi. Cha mẹ con nói: “Con đọc sách và nghe Sư ông cũng chỉ như sự tiếp cận với một trong các cao nhân đáng kính ở cõi đời, còn nhiều người khác cũng rất giỏi, họ nói cũng rất hay, cho nên con trai cần phải hoài nghi, phải chiêm nghiệm. Còn cha mẹ đã sống từng này tuổi (cha con năm nay 63, mẹ con 55 tuổi) thì cách tiếp cận với bất cứ một thông tin gì cha mẹ đều không giống con đâu, mà phải hoài nghi, phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phải kiểm chứng, kể cả những lời Sư ông nói, viết cũng như cả chính Sư ông, cần phải được tiếp kiến để hiểu về Sư ông”.

Đáp: Lời dạy của cha mẹ con rất đúng, đừng vội tin ai cả. Phật ngày xưa cũng dạy: Đừng tin những lời Ta dạy mà hãy tin những lời Ta dạy khi áp dụng vào bản thân có lợi ích cho mình cho người thì hãy tin.

Hỏi: Con thấy cha mẹ mình có cái lý của họ, nhưng tại sao con đọc những điều Sư ông nói, con lại hiểu và đồng tình với Sư ông không chút nghi ngờ, con tin tuyệt đối về sự tu chứng của Người cũng như những chánh Phật pháp mà người đang gian nan gây dựng?

Đáp: Đó là duyên Phật pháp ở kiếp trước con đã khéo gieo.

Hỏi: Con vừa chờ đợi và hy vọng sự sáng suốt cùng cơ duyên sẽ đến với cha mẹ mình. Nhưng lo lắng thay, cha mẹ con đọc hết bộ “Đường Về Xứ Phật” của Người thì lại chỉ ra có nhiều điểm Sư ông nói nhiều chỗ không nhất quán. Con ngầm hiểu ngay, chắc chắn là do cha mẹ chưa hiểu ý Sư ông diễn đạt. Bằng chứng là cha con chúng con đã tranh luận sôi nổi về một trong những sự mâu thuẫn đó. Đúng như vậy, là cha con chưa hiểu ý của Người, mà “trí hữu hạn” đã giới hạn cha con ở trở ngại ý nghĩa của câu chữ. Con biết là mình tuổi đời còn trẻ, và tu phần đời còn chưa ra đâu vào đâu thì không được nói về Phật pháp, không được giải thích, tranh luận gì với ai, nhưng vì cha mẹ con cũng muốn trao đổi tự nhiên và khách quan với con nên con đành phải cố gắng giải thích với họ những gì con hiểu khi đọc sách và nghe pháp thoại của Sư ông.

Đáp: Phật pháp độ người hữu duyên chớ không độ người vô duyên.

Hỏi: Thưa Sư ông, chính con và cha mẹ con có một số trăn trở như sau, cúi mong Sư ông từ bi chỉ dạy:

1- Những gì con làm có gì sai hay không thưa Sư ông, nếu những bạn trẻ khác cũng có tâm nguyện như con thì nên làm gì để cha mẹ hiểu và tiếp cận với chánh pháp của Sư ông cho đúng mà không bị buồn phiền?

Đáp: Những gì con làm đều không sai con ạ! Nhưng có điều là con chưa thông suốt lý nhân duyên. Đạo Phật độ người hữu duyên chớ không độ người vô duyên.

2- Hỏi: Sư ông ơi, con tin tuyệt đối vào đạo đức nhân bản – nhân quả tuyệt vời của Đức Phật, con nguyện đem chân lý sống không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh ra làm công cụ sống duy nhất ở cuộc đời này, mà chả cần nương vào những phương pháp giáo lý sống nào khác.

Đáp: Nếu sống đời đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh thì tâm hồn con thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là mục đích đạo đức giải thoát của Phật giáo cho những ai muốn thoát ra mọi sự khổ đau trong cuộc đời này, nhưng muốn sống được như vậy thì phải thông suốt đạo đức nhân bản – nhân quả.

Hỏi: Cha mẹ con cũng vì thương con lắm theo ý của họ, mà bảo con: “Con phải tỉnh táo, còn nhiều vị cao nhân người ta giỏi lắm, người ta cũng hiểu về Phật pháp, và còn là những chính trị gia nổi tiếng, thành công trên cuộc đời, con phải đọc, phải lắng nghe, như Ngài cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc, Ngài Trần Trọng Kim – Thủ tướng Đế quốc Việt Nam, và nhiều ngài khác rất nổi tiếng”. Sư ông ơi, vậy ngoài chân lý sống trên của Đức Phật, có thật sự con cần phải học gì ở những giáo lý khác nữa không?

Đáp: Ngoài chân lý sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh của Phật giáo thì không còn một chân lý sống nào khác nữa. Cha mẹ con không hiểu chân lý sống của Phật giáo mới đem so sánh với những thiện xảo, kỹ năng sống của Chu Dung Cơ và Trần Trọng Kim. Hành động so sánh này lại càng chứng tỏ cha mẹ con lại còn không hiểu Phật giáo. Vì thiện xảo, kỹ năng sống của Chu Dung Cơ và Trần Trọng Kim chỉ dùng vào đường lối chính trị để trị nước, bình thiên hạ, nhưng thiện xảo kỹ năng sống đó chỉ hợp với thời đại này mà không hợp với thời đại khác, cho nên nó đâu được gọi là chân lý. Bởi vậy, càng thiện xảo càng khéo léo thì càng giả dối không thật với chính mình. Không thật với chính mình thì không thật với mọi người phải không con?

Hỏi: Cha mẹ cho con biết, có nhiều thiện xảo, nhiều kỹ năng sống rất hay, những kinh nghiệm cuộc đời rất tuyệt vời ở những người đó. Nhưng con thì cứ muốn sống thật đơn giản, chả cần phải thiện xảo, khéo léo làm tâm mình phải suy nghĩ nhiều, mà để nó sai khiến thì có khi vô tình làm nên nhân ác, tạo tội lỗi, còn nếu sống lương thiện theo đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh thì chưa đủ sức làm cho cha mẹ con an tâm mà không lo lắng con mình sẽ không bị thiệt, bị hại ở cuộc đời đầy rẫy mưu mô và thoái hóa về đạo đức hiện nay.

Đáp: Đúng vậy, thiện xảo, khéo léo làm tâm mình phải suy nghĩ nhiều mà để nó sai khiến có khi vô tình làm nên nhân ác và tội lỗi; còn nếu sống lương thiện theo đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh bằng trí tuệ tĩnh giác thì chẳng sợ mưu mô xảo trá của cuộc đời này, vì mưu mô xảo trá của cuộc đời này không bao giờ qua khỏi mắt của người có trí tuệ nhân bản – nhân quả. Người có trí tuệ nhân bản – nhân quả thì không ai làm hại được.

Hỏi: Con phải lý giải với cha mẹ ra sao, khi hai người hỏi: “Không lẽ người ta đang tâm lợi dụng sức lao động, tâm huyết của con mà con vẫn cứ thương yêu, nhẫn nhục tha thứ cho họ hay sao? Mà cứ như vậy còn làm hại họ, vì khiến họ làm ác trên mình nhiều hơn?”. Vậy ngoài đạo đức nhân bản – nhân quả thì con có nên đọc nhiều sách vở như cha mẹ khuyên không? Xin Sư ông từ bi chỉ cho con được sáng suốt!

Đáp: Đặt ra câu hỏi này cha mẹ con chưa hiểu biết trí tuệ nhân bản – nhân quả. Trí tuệ nhân bản – nhân quả thấy biết người khác lợi dụng sức lao động của kẻ khác là biết ngay họ là kẻ ác. Khi thấy biết điều này ta khuyên họ đừng nên lợi dụng như vậy, đó là nhân ác mà sau này sẽ gặp quả khổ đau mà không tránh khỏi. Mình lừa đảo người thì có người khác lừa đảo mình. Gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy.

Thương người là khuyên họ làm việc lành, chớ thương mà không dám khuyên, không dám nói cái sai của họ thì đó không phải thương người. Thương người là dám nói thẳng mặt người không hề sợ hãi. Đó là đạo đức nhân bản – nhân quả. Bởi vậy, khi nghe đạo đức sống không làm khổ mình khổ người thì sinh ra tính thụ động hèn nhát, đạo đức sống không làm khổ mình khổ người là một trí tuệ sáng suốt nên nhìn thấy người nào đáng khuyên thì khuyên, không đáng khuyên thì không nên khuyên, do đó không làm khổ ai cả.

3- Hỏi: Hiện nay con có một số những đức tính sau mà làm cho cha mẹ rất lo lắng: đó là con chưa đủ sự minh mẫn để phân biệt sự thật hay dối trá lừa đảo của cuộc đời. Bằng chứng hễ ai nói gì hay, mà thiện thì con đều rất tin. Nhưng nhiều trường hợp cho thấy đằng sau cái lời nói đó có sự chưa như thật, khiến con tin sai tức là cả tin và thật thà quá, cha mẹ con sợ con bị lừa và bị lợi dụng.

Đáp: Đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh là một trí tuệ Tứ Vô Lượng Tâm rất tuyệt vời của Phật giáo, vì thế không ai dùng mưu mô xảo quyệt để lừa mình được. Bởi vậy, Đạo Phật gọi là Đạo Trí Tuệ. Khi con đã học đạo đức nhân bản – nhân quả này thì không ai lừa đảo con được. Cha mẹ con sợ là vì cha mẹ con chưa hiểu đạo đức trí tuệ Phật giáo. Khi học xong đạo đức này, một lời nói hay một hành động lừa đảo của người khác là con liền phát hiện ngay chớ không phải mù mờ như con cừu non dễ bị lường gạt.

Hỏi: Thứ hai là tính cách con không được bình tĩnh, thường hay nhiệt tình thái quá cũng như vội vàng, hấp tấp, thì dễ hỏng việc hoặc làm việc không hiệu quả. Mặc dù con có cố gắng đọc sách Thầy để hiểu biết thêm, con đã cố gắng giữ 5 giới mà Sư ông chỉ dạy, thỉnh thoảng ác pháp đến con cũng quyết liệt tác ý những câu tri kiến để làm dịu lại thân tâm, nhưng những lúc ác pháp dồn dập con lại bị thua, bằng chứng khi tranh luận với cha để giải thích những gì mà cha con cho là Sư ông mâu thuẫn thì con thấy con chưa bình tĩnh, nói với cha mình mà nhiều khi con mãi tranh luận lại to tiếng và có sự nói hỗn, chỉ khi nghĩ lại con thấy mình sai, mặc dù cha con thì rất dịu dàng và bình tĩnh. Nhưng vì sự không hiểu Sư ông của cha cứ làm cho thân tâm con lo lắng và vì vậy hối thúc tâm con nóng vội.

Đáp: Do hiểu được tâm trí của mọi người nên Thầy đã viết lời nói đầu của bộ Đường Về Xứ Phật có đoạn: “Người nào tu hành làm chủ được bốn sự đau khổ Sinh, Già, Bệnh, Chết thì mới phê bình bộ sách này; còn chưa làm chủ được thì đừng dùng kiến tưởng giải mà phê phán thì e rằng tâm trí quá nông nổi, cạn cợt”.

Con mới đọc sách Thầy, chớ chưa có tu tập nên con thiếu bình tĩnh, vì thế con nên tu tập cho mình hơn là đem ngôn ngữ ra tranh luận với người khác thì không nên. Khi tu hành chưa xong lời nói của con còn nhẹ ký lắm, không thể thuyết phục người khác được, nên im lặng mà tu tập.

Hỏi: Thứ ba là con có một yếu điểm là dục vọng, một thời gian nghiên cứu Phật pháp thì dục vọng con không ham, nhưng cứ sau một thời gian, nhất là khi tình cờ mở các trang web thông tin mà có nhiều quảng cáo, thông tin văn hóa phẩm đồi trụy tự động bật lên đã tác động thân tâm con khởi niệm, khiến con có ý thích muốn mở xem và lúc ấy con còn không muốn tác ý hay nghĩ gì khác mà cứ lao vào bấm xem. Con xin Sư ông từ bi chỉ dạy cho con cách nhiếp phục 3 yếu điểm của tính cách trên của con: một là cả tin không biết phân tích vấn đề chính xác; hai là sự nóng vội thiếu bình tĩnh; ba là dục vọng.

Đáp:

1/ Khi thấy một điều gì hay thì phải áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của con, nếu có kết quả tốt thì mới tin còn không có kết quả thì đừng tin.

2/ Phải tu tập tâm Định Tĩnh bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở. Tác ý trước khi hít thở: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô; với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”. Tập như vậy trong 5 phút, mỗi ngày đêm chia làm 4 lần.

3/ “Quán từ bỏ tâm dục vọng tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm dục vọng tôi biết tôi thở ra”. Ngày đêm chia làm 4 thời, mỗi thời tu tập 5 phút. Ngày nào cũng tu tập như vậy cho đến khi dục vọng không còn nữa mới thôi.

4- Hỏi: Kính thưa Sư ông, mặc dù có những sự chưa thỏa mãn và hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào Sư ông cũng như chánh pháp mà Sư ông đang gian nan gây dựng lại, nhưng con xin Sư ông rộng lượng tha thứ cho cha mẹ con cũng như những người khác vì vô minh mà không hiểu Người. Nhưng con thật lo lắng quá, con nghĩ rằng cha mẹ mình đâu có kém trong tư duy suy nghĩ mà tại sao lại không có cái nhìn đúng về Sư ông ngay? Còn thiếu cái gì mà chưa đủ niềm tin, những điều mâu thuẫn trong sách vở của Người viết ư? Con sẽ hết lòng nghiên cứu sách của Người để nói cho cha mẹ hiểu.

Đáp: Kiếp trước cha mẹ con đã không cúng dường một bát cơm khi Thầy đứng trước cửa nhà xin ăn, nên nay cha mẹ con làm sao tin Phật pháp được.

Hỏi: Nhưng cả con và cha mẹ cùng có một nguyện vọng như sau, kính xin Sư ông minh xét: Đó là vì những sự vô minh của con người khiến cho chúng con có cái nhìn không thật, thấy cái đúng, cái chân lý thì chưa hẳn đã tin mà làm theo, vì còn có những lập luận cho thấy ở thời buổi này, ở đời này chả bao giờ làm được như vậy. Tức là còn một vài chân lý của Đức Phật nói mà không dễ làm, và làm cũng không nhanh chóng mà nhìn thấy kết quả được và vì thế không thuyết phục họ sống trong chân lý của đạo đức nhân bản – nhân quả được. Ví dụ, con nói với anh bạn ở cùng phòng (theo như ý con hiểu từ Sư ông giảng dạy): “Anh ơi, con muỗi cũng tội nghiệp lắm, nó sống có vài ngày rồi cũng chết mà thôi, mà nó đốt anh là vì nó có nghiệp nhân quả với anh, thôi anh đừng giết nó, không bố thí máu cho nó thì đừng đập nó, nếu anh đập nó thì hành động đó sẽ lại đi tái sinh tiếp thành những loài chúng sinh khác và anh sẽ phải chịu tiếp sự khổ đau không dứt”. Nhưng những lời nói đó của con không thuyết phục, bởi vì họ quan niệm: “Đời này muốn tồn tại thì phải bảo vệ sự sống bản thân, và phải diệt những loài muốn diệt mình. Con muỗi nó đốt máu mình có lẽ nào để cho nó đốt mà không diệt nó, vậy quy tắc 3 sạch 3 diệt mà sách đạo đức phổ thông dạy là sai hay sao? Cho nên, chú đừng có nói mấy điều đó với anh, vô lý”.

Con chỉ thương anh bạn mình, nhưng con lại nghĩ: Tại sao chân lý mà người ta lại không nhận ra? Có cách gì để cho con người ta nhận ra sự thật rõ ràng nữa không thưa Sư ông? Con thấy mình không đập muỗi mà khi nó đến con chỉ bảo: “Muỗi ơi tao đang làm việc mày đừng đốt tao, lát tao ngủ không biết gì mày cứ đến mà ăn”, con thấy chính vậy muỗi lại chẳng đốt con mà anh bạn con thì hay khó chịu dằn vặt khi muỗi bay qua hoặc nghe tiếng muỗi. Con cũng nói với anh nhưng anh vẫn không chịu tin. Vậy con và cha mẹ cùng cúi xin Sư ông vì cảm thông thương xót cho chúng sinh vô minh này, khi dưới những tác động quá ác liệt của các ác pháp cuộc đời mà không đủ niềm tin nhìn thẳng vào chân lý đạo đức nhân bản – nhân quả, rất cần sự soi sáng ở những bậc tu chứng như Sư ông. Chúng con chỉ xin có một tâm nguyện tha thiết: Xin Sư ông từ bi thị hiện sự minh chứng cho loài người chúng con thấy một sự thật không thể chối cãi, xin Sư ông dùng năng lực “Dục Như Ý Túc” làm cho cơ thể mình trẻ lại và sống thêm với chúng con chỉ 20 năm nữa thôi, thì đó quả là một minh chứng hùng hồn và không thể chối cãi, và có tác dụng thức tỉnh biết bao nhiêu là con người.

Đáp: Sống hai chục năm nữa đâu phải là một việc làm khó đối với người đã làm chủ sinh, già , bệnh, chết. Thầy năm nay 82 tuổi nhưng nhìn vóc dáng chỉ độ 60 tuổi, cơ thể không có một bệnh tật gì cả, lưng không còm, chân tay không run rẩy, v.v..

Hỏi: Kính thưa Sư ông, riêng con thì một lòng kính ngưỡng Sư ông, tin tưởng tuyệt đối, con hiểu rằng từ khi tu chứng đến nay Người đã dày công 30 năm tạo duyên giáo hóa chúng sinh. Con hiểu lòng từ bi và sự gian khổ vô lượng của Người. Những buổi đầu đọc sách Sư ông, con nghẹn ngào xúc động, khóc rất nhiều vì con thương Người lắm.

Nhiều khi con đọc những bài hỏi đi hỏi lại một ý như những hiện tượng siêu hình hay thần thông, Sư ông đã viết sách, đã giảng giải bao nhiêu lần là không có, mà họ không chịu đọc kỹ, đọc kỹ không chịu hiểu mà cứ hỏi đi hỏi lại, nhưng Người vẫn nhẫn nại từ bi mà giải thích. Con thật sự xúc động mà chỉ muốn có mặt ngay bên Người, quyết chí tu học bên Người để không phụ lòng Người.

Con tin tưởng tuyệt đối sự tu chứng của Người thể hiện ở chỗ Giới luật nghiêm chỉnh, lòng từ bi và những giáo lý Người viết đã dẫn dắt tâm con theo Người tuyệt đối. Chỉ đáng trách trí người đời sao mà vô minh, họ càng đọc sách Người thì lại càng nghi ngờ, như họ nói: “Lời nói của Sư ông chưa bình tĩnh và chưa thấy rõ nét sức thuyết phục linh thiêng như một bậc tu chứng thật sự”, rồi “Lời nói của Sư ông nhiều chỗ còn mâu thuẫn”, rồi “Sự tu chứng của Sư ông thật sự đến đâu”.

Vậy nên, tâm nguyện của chúng con dù biết là sai, là không đúng nhưng hiệu quả giáo hóa và gây niềm tin của nó con thấy thật không nhỏ, nếu Sư ông dùng tâm lực làm cho cơ thể Người trẻ lại 20 năm và dìu dắt chúng con thêm 20 năm nữa, thì có lẽ sẽ có rất nhiều người trên hành tinh này sẽ tu chứng và hiểu lại đúng đắn Phật pháp.

Cuối cùng, con cúi xin Sư ông tha thứ cho những gì con viết còn sai, còn thiếu suy nghĩ. Con một lòng hướng về Sư ông, về chánh Phật pháp mà Sư ông đã và đang gây dựng lại.

Đáp: Khen, chê, nghi ngờ là tâm trạng của chúng sinh, vì thế chúng ta phải yêu thương họ, bởi họ trí mỏng phước kém rất khó độ. Tuy cách Đức Phật 2554 năm Thầy ra công dựng lại chánh pháp của Phật ngõ hầu giúp người hữu duyên và nhất là nền đạo đức của loài người đang xuống cấp trầm trọng, vì thế phải dựng lại một nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và chúng sinh, đó là để cứu mọi loài trên hành tinh này, nếu con người không có đạo đức thì tự họ hoại diệt họ.

Con kính xin Sư ông ở lại thật lâu để dìu dắt chúng con. Con kính chúc sức khỏe Người!

Kính thư

Con, Hoàng Minh

Matxcơva, ngày 06/06/2010

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Duyên nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đào Thị Vinh

Theo Đạo Phật, con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả chứ không từ đâu đến và chết cũng không đi về đâu. Còn duyên vợ chồng, con cái đều là do vay nợ của nhân quả theo định luật của nhân quả “Vay thì phải trả”. Vậy, chồng vợ có số mệnh là không đúng, mà có nợ nhân quả ác hay thiện với nhau là đúng.

Chuyển cuộc đời thành đạo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trí Đức

Con nên nương theo nhân quả mà chuyển cuộc đời thành đạo, có nghĩa xả tâm, ly dục ly ác pháp, tức là tu có đối tượng, để trong khi vừa tu vừa làm tròn bổn phận làm con trong gia đình, có đạo đức không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là tu tập. Đừng quá vội vàng, thẳng thắn mà làm khổ mình khổ người, nhất là những người thân. Thầy tin ở con đủ sức chuyển hóa nhân quả ái kiết sử này.
5.0
Tổng 14 lượt bình luận

Thiện Tâm

10:38 23 Th12 2024
0

Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏

Ban biên tập

03:12 23 Th12 2024
2

“Khen, chê, nghi ngờ là tâm trạng của chúng sinh, vì thế chúng ta phải yêu thương họ, bởi họ trí mỏng phước kém rất khó độ. Tuy cách Đức Phật 2554 năm Thầy ra công dựng lại chánh pháp của Phật ngõ hầu giúp người hữu duyên và nhất là nền đạo đức của loài người đang xuống cấp trầm trọng, vì thế phải dựng lại một nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và chúng sinh, đó là để cứu mọi loài trên hành tinh này, nếu con người không có đạo đức thì tự họ hoại diệt họ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:11 23 Th12 2024
2

“Kiếp trước cha mẹ con đã không cúng dường một bát cơm khi Thầy đứng trước cửa nhà xin ăn, nên nay cha mẹ con làm sao tin Phật pháp được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:11 23 Th12 2024
2

““Quán từ bỏ tâm dục vọng tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm dục vọng tôi biết tôi thở ra”. Ngày đêm chia làm 4 thời, mỗi thời tu tập 5 phút. Ngày nào cũng tu tập như vậy cho đến khi dục vọng không còn nữa mới thôi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:10 23 Th12 2024
2

“Phải tu tập tâm Định Tĩnh bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở. Tác ý trước khi hít thở: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô; với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”. Tập như vậy trong 5 phút, mỗi ngày đêm chia làm 4 lần.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:10 23 Th12 2024
2

“Khi thấy một điều gì hay thì phải áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của con, nếu có kết quả tốt thì mới tin còn không có kết quả thì đừng tin.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:10 23 Th12 2024
2

“Do hiểu được tâm trí của mọi người nên Thầy đã viết lời nói đầu của bộ Đường Về Xứ Phật có đoạn: “Người nào tu hành làm chủ được bốn sự đau khổ Sinh, Già, Bệnh, Chết thì mới phê bình bộ sách này; còn chưa làm chủ được thì đừng dùng kiến tưởng giải mà phê phán thì e rằng tâm trí quá nông nổi, cạn cợt”.

Con mới đọc sách Thầy, chớ chưa có tu tập nên con thiếu bình tĩnh, vì thế con nên tu tập cho mình hơn là đem ngôn ngữ ra tranh luận với người khác thì không nên. Khi tu hành chưa xong lời nói của con còn nhẹ ký lắm, không thể thuyết phục người khác được, nên im lặng mà tu tập.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:09 23 Th12 2024
2

“Đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh là một trí tuệ Tứ Vô Lượng Tâm rất tuyệt vời của Phật giáo, vì thế không ai dùng mưu mô xảo quyệt để lừa mình được. Bởi vậy, Đạo Phật gọi là Đạo Trí Tuệ. Khi con đã học đạo đức nhân bản – nhân quả này thì không ai lừa đảo con được. Cha mẹ con sợ là vì cha mẹ con chưa hiểu đạo đức trí tuệ Phật giáo. Khi học xong đạo đức này, một lời nói hay một hành động lừa đảo của người khác là con liền phát hiện ngay chớ không phải mù mờ như con cừu non dễ bị lường gạt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:09 23 Th12 2024
2

“Đặt ra câu hỏi này cha mẹ con chưa hiểu biết trí tuệ nhân bản – nhân quả. Trí tuệ nhân bản – nhân quả thấy biết người khác lợi dụng sức lao động của kẻ khác là biết ngay họ là kẻ ác. Khi thấy biết điều này ta khuyên họ đừng nên lợi dụng như vậy, đó là nhân ác mà sau này sẽ gặp quả khổ đau mà không tránh khỏi. Mình lừa đảo người thì có người khác lừa đảo mình. Gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy.

Thương người là khuyên họ làm việc lành, chớ thương mà không dám khuyên, không dám nói cái sai của họ thì đó không phải thương người. Thương người là dám nói thẳng mặt người không hề sợ hãi. Đó là đạo đức nhân bản – nhân quả. Bởi vậy, khi nghe đạo đức sống không làm khổ mình khổ người thì sinh ra tính thụ động hèn nhát, đạo đức sống không làm khổ mình khổ người là một trí tuệ sáng suốt nên nhìn thấy người nào đáng khuyên thì khuyên, không đáng khuyên thì không nên khuyên, do đó không làm khổ ai cả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:09 23 Th12 2024
2

“Đúng vậy, thiện xảo, khéo léo làm tâm mình phải suy nghĩ nhiều mà để nó sai khiến có khi vô tình làm nên nhân ác và tội lỗi; còn nếu sống lương thiện theo đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh bằng trí tuệ tĩnh giác thì chẳng sợ mưu mô xảo trá của cuộc đời này, vì mưu mô xảo trá của cuộc đời này không bao giờ qua khỏi mắt của người có trí tuệ nhân bản – nhân quả. Người có trí tuệ nhân bản – nhân quả thì không ai làm hại được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:08 23 Th12 2024
2

“Ngoài chân lý sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh của Phật giáo thì không còn một chân lý sống nào khác nữa. Cha mẹ con không hiểu chân lý sống của Phật giáo mới đem so sánh với những thiện xảo, kỹ năng sống của Chu Dung Cơ và Trần Trọng Kim. Hành động so sánh này lại càng chứng tỏ cha mẹ con lại còn không hiểu Phật giáo. Vì thiện xảo, kỹ năng sống của Chu Dung Cơ và Trần Trọng Kim chỉ dùng vào đường lối chính trị để trị nước, bình thiên hạ, nhưng thiện xảo kỹ năng sống đó chỉ hợp với thời đại này mà không hợp với thời đại khác, cho nên nó đâu được gọi là chân lý. Bởi vậy, càng thiện xảo càng khéo léo thì càng giả dối không thật với chính mình. Không thật với chính mình thì không thật với mọi người phải không con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:08 23 Th12 2024
2

“Nếu sống đời đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh thì tâm hồn con thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là mục đích đạo đức giải thoát của Phật giáo cho những ai muốn thoát ra mọi sự khổ đau trong cuộc đời này, nhưng muốn sống được như vậy thì phải thông suốt đạo đức nhân bản – nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:08 23 Th12 2024
2

“Phật pháp độ người hữu duyên chớ không độ người vô duyên.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

03:07 23 Th12 2024
2

“Lời dạy của cha mẹ con rất đúng, đừng vội tin ai cả. Phật ngày xưa cũng dạy: Đừng tin những lời Ta dạy mà hãy tin những lời Ta dạy khi áp dụng vào bản thân có lợi ích cho mình cho người thì hãy tin.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Đặng Hoàng Minh

  • Xuất bản tại

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    6/6/2010

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    22

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone