Ngày đăng  

18/04/2024, 11:50

NỘI DUNG MÔ TẢ

Người cầm bút viết thơ văn nói về tính xấu của cá nhân hay ám chỉ một người nào khác thì thơ văn đó đáng trách, đáng chê, thiếu văn hóa, thiếu tình người, thiếu lòng tha thứ, thiếu sự yêu thương, người viết thơ văn như vậy cũng là để thỏa mãn lòng phiền não của mình. Đứng trong góc độ đạo đức Phật giáo không làm khổ mình khổ người thì đó là ngòi bút thiếu đạo đức nhân bản, mất nhân tính, giết người bằng ngòi bút, ngòi bút đó là ngòi bút máu.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Ngọc Tuyền Sơn, ngày 30/10/2006

NGÒI BÚT XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ

Tâm thư XVI

Kính gửi: T.T!

Mỗi lần sóng gió Chơn Như là mỗi lần Tu viện Chơn Như vươn mình lên. Hôm nay là giai đoạn chuyển biến tột cùng làm thay da đổi thịt toàn bộ tu viện, biến Phật giáo thành nền đạo đức nhân bản – nhân quả, nên mọi người phải chan hòa tình thương yêu và tha thứ.

Vì vậy, các con đã về đây tu học dưới bóng mát của Chơn Như, cùng học một Thầy, cùng ở mỗi thất như nhau, cùng ăn ngày một bữa, cùng tu một pháp môn thì mỗi tu sinh đều có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ chánh pháp của Phật.

Lúc này hơn bao giờ hết là lúc cần phải đoàn kết nhau hơn, cần phải đóng cửa dạy nhau, lá lành đùm lá rách, đừng vạch lưng cho người xem thẹo, nồi da xáo thịt chẳng ai khen đâu, mà càng làm cho Phật giáo càng tồi tệ hơn.

Ai cũng là con người thì phải có lỗi lầm, không lỗi điều này thì có lỗi điều khác, không ai là không có lỗi, đừng thiên kiến nhìn về một bên mà phải nhìn cả hai bên. Từ người xấu sẽ trở thành người tốt, đó là một quy luật nhân quả, không ai toàn thiện mà cũng không ai toàn ác, chính những người ác biết sửa đổi sẽ thành những người thiện.

Khi cầm bút viết thơ hay văn là các con nên cố tránh nói đích danh cá nhân hay ám chỉ một người nào làm sai, làm quấy. Vì viết thơ văn như vậy thiếu chất lượng xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo. Còn ngược lại khi các con cầm bút viết thơ văn phải mạnh dạn vạch trần những sự sai quấy chung của một xã hội, của một tôn giáo hay của một học thuyết, đó là người biết cầm bút, biết xây dựng cái tốt cho đời, cho đạo, đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho nhân loại. Viết văn thơ như vậy là ngòi bút trở thành một vũ khí sắc bén tuyệt vời chém đá như chém bùn, nhờ đó mới đập phá cái sai, cái thiếu đạo đức, cái văn hóa không lành mạnh, cái phong tục hủ lậu, cái mê tín dị đoan, v.v..

Người cầm bút viết thơ văn nói về tính xấu của cá nhân hay ám chỉ một người nào khác thì thơ văn đó thiếu đạo đức nhân bản, đáng trách, đáng chê, mặc dù thơ văn đó nói sự thật. Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu, người viết thơ văn như vậy cũng là để thỏa mãn lòng phiền não của mình. Ngòi bút như vậy chỉ dùng giấy trắng mực đen để thông tin cho mọi người biết cái xấu của người kia. Làm như vậy có lợi ích gì? Hay chỉ làm cho người kia thân bại, danh liệt, ngóc đầu không lên, hoặc không còn nhìn được mặt những ai nữa. Hay để chấn chỉnh Phật giáo bằng cách này? Không đâu các con ạ!

Phật không dạy điều này mà dạy ái ngữ: “Thấy lỗi mình không thấy lỗi người”, đó là đạo đức nhân bản sống không làm khổ mình khổ người. Ai sống được đạo đức này là người đang chấn chỉnh Phật giáo, đang dựng lại chánh pháp của Phật.

Người viết văn thơ như vậy sẽ làm thêm thù bớt bạn, người có trí hiểu biết sẽ xa lánh vì khi thuận nhau thì không nói gì nhưng khi nghịch nhau thì ngòi bút của họ là miệng lưỡi bươi móc chửi nhau, mạt sát nhau. Văn thơ như vậy không phải là lối văn thơ xây dựng tốt đạo, đẹp đời; văn thơ như vậy là kém đạo đức nhân bản, thiếu văn hóa, thiếu tình người, thiếu lòng tha thứ, thiếu sự yêu thương. Tại sao các con không thấy nhân quả mà thấy cái đúng sai phải trái của cá nhân con người để làm khổ mình khổ người, biến ngòi bút của mình trở thành con dao hai lưỡi giết mình giết người, các con có thấy điều này không?

Có lần Thầy đã sửa vài chữ trong thơ văn của con và bảo con đừng viết nữa. Đấy là Thầy muốn thơ văn thanh thoát nhẹ nhàng và cao thượng. Con có thấy thơ văn của Thanh Quang và Từ Quang không? Đâu phải hai người không biết cái sai cái đúng, nhưng hai người thường dùng lời thuận hay nghịch là cố ý giúp đỡ người khác khắc phục cái xấu để trở thành người tốt hơn.

Một người có đạo đức thấy người khác làm sai lỗi lầm gì, nếu thấy mình có đủ khả năng thì hai người ngồi lại trực tiếp nói chuyện khuyên nhau những điều phải trái để người kia sửa đổi, nếu người ấy không nghe theo lời khuyên của mình hoặc khả năng của mình không thể thuyết phục được người đó thì im lặng không nói một lời nào, không chỉ trích, không nói tính xấu của người đó với người thứ ba, huống hồ là viết thơ văn bêu xấu người đó cho mọi người đều biết thì ngòi bút đó rất tệ, rất độc ác. Đứng trong góc độ đạo đức Phật giáo không làm khổ mình khổ người thì ngòi bút đó là ngòi bút thiếu đạo đức nhân bản, mất nhân tính, giết người bằng ngòi bút, ngòi bút đó là ngòi bút máu.

Bởi vậy, khi cầm bút viết về cá nhân người nào chúng ta cũng đừng quá ca ngợi người đó cao vút trên mây xanh, rồi cũng có ngày hạ họ xuống tận vực sâu hố thẳm, mà hãy viết đúng sự thật. Còn khi cầm bút viết hay nói về một người nào làm sai quấy thì cố gắng tránh không nói tính xấu, không bươi móc điều xấu của người đó như trên đã nói.

Khi viết hay nói về một cá nhân nào nên khen tặng cái tốt của người đó, đừng vạch cái xấu ra, đó là tạo duyên thiện cảm để có ngày giúp đỡ người đó xây dựng lại người tốt. Người viết văn như vậy mới là thiện hữu tri thức của mọi người, người bạn tốt mà ai cũng mến phục. Có đúng như vậy không con?

Một người cầm bút viết phải là người có lòng yêu thương rộng lớn vô bờ bến, thương tất cả mọi loài, thương tất cả mọi người, dù bất cứ một người nào thiện hay ác đều thương như nhau. Vì thương người nên luôn luôn dùng ái ngữ, viết những dòng thơ văn đầy lòng từ bi lân mẫn, vì thế lời văn thơ không dùng ác ngữ.

T.T. con hãy nghe lời Thầy, ngòi bút con là ngòi bút tốt để viết đạo đức nhân bản, soạn thảo GIÁO ÁN LỚP THỌ TAM QUY để dạy người học đạo đức mới bước chân vào Đạo Phật. Đây là lớp vỡ lòng đạo đức của Phật giáo, Thầy tin rằng con sẽ biên soạn được. Biên soạn lý thuyết và thực hành đạo đức nhân bản này thì phải biên soạn đi song song với nhau từng đạo đức một.

Muốn viết được GIÁO ÁN này thì con nên đọc kỹ lại tập sách THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI rồi mới viết. Vốn công phu này viết đạo đức là xây dựng tư tưởng cho mình một đức hạnh VÔ LẬU của Phật giáo khiến cho con từ sự Chánh tư duy đến thân hành Chánh nghiệp và khẩu hành Chánh ngữ hoàn toàn thanh tịnh trong sáng và cao thượng tuyệt vời. Con hãy bắt tay vào việc làm này, những gì không biết Thầy sẽ trợ giúp thêm để các con trở thành người thay Thầy đem đạo đức đến với mọi người, vì Thầy đã già rồi, cũng phải có ngày từ giã các con vào Niết Bàn mà thôi.

Thăm và chúc con vui mạnh, nhớ xả tâm cho thật tốt!

Thân thương chào con

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Người hoàn hảo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử Dũng

Tu theo Đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, mà phải tu tập đúng như lời đức phật đã dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, có nghĩa là phải tập sống làm một con người hoàn hảo, một con người hoàn hảo là một con người có đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.

Xả sạch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hải Tâm

Buông xuống không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn.
5.0
Tổng 7 lượt bình luận

Thiện Tâm

07:06 18 Th4 2024
1

Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con Pháp Bảo của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️

Ban biên tập

12:17 18 Th4 2024
1

“Khi viết hay nói về một cá nhân nào nên khen tặng cái tốt của người đó, đừng vạch cái xấu ra, đó là tạo duyên thiện cảm để có ngày giúp đỡ người đó xây dựng lại người tốt. Người viết văn như vậy mới là thiện hữu tri thức của mọi người, người bạn tốt mà ai cũng mến phục. Có đúng như vậy không con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

12:16 18 Th4 2024
1

“Bởi vậy, khi cầm bút viết về cá nhân người nào chúng ta cũng đừng quá ca ngợi người đó cao vút trên mây xanh, rồi cũng có ngày hạ họ xuống tận vực sâu hố thẳm, mà hãy viết đúng sự thật. Còn khi cầm bút viết hay nói về một người nào làm sai quấy thì cố gắng tránh không nói tính xấu, không bươi móc điều xấu của người đó như trên đã nói.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

12:16 18 Th4 2024
1

“Người viết văn thơ như vậy sẽ làm thêm thù bớt bạn, người có trí hiểu biết sẽ xa lánh vì khi thuận nhau thì không nói gì nhưng khi nghịch nhau thì ngòi bút của họ là miệng lưỡi bươi móc chửi nhau, mạt sát nhau. Văn thơ như vậy không phải là lối văn thơ xây dựng tốt đạo, đẹp đời; văn thơ như vậy là kém đạo đức nhân bản, thiếu văn hóa, thiếu tình người, thiếu lòng tha thứ, thiếu sự yêu thương. Tại sao các con không thấy nhân quả mà thấy cái đúng sai phải trái của cá nhân con người để làm khổ mình khổ người, biến ngòi bút của mình trở thành con dao hai lưỡi giết mình giết người, các con có thấy điều này không?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

12:13 18 Th4 2024
1

“Người cầm bút viết thơ văn nói về tính xấu của cá nhân hay ám chỉ một người nào khác thì thơ văn đó thiếu đạo đức nhân bản, đáng trách, đáng chê, mặc dù thơ văn đó nói sự thật. Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu, người viết thơ văn như vậy cũng là để thỏa mãn lòng phiền não của mình. Ngòi bút như vậy chỉ dùng giấy trắng mực đen để thông tin cho mọi người biết cái xấu của người kia. Làm như vậy có lợi ích gì? Hay chỉ làm cho người kia thân bại, danh liệt, ngóc đầu không lên, hoặc không còn nhìn được mặt những ai nữa. Hay để chấn chỉnh Phật giáo bằng cách này? Không đâu các con ạ!” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

12:13 18 Th4 2024
1

“Khi cầm bút viết thơ hay văn là các con nên cố tránh nói đích danh cá nhân hay ám chỉ một người nào làm sai, làm quấy. Vì viết thơ văn như vậy thiếu chất lượng xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo. Còn ngược lại khi các con cầm bút viết thơ văn phải mạnh dạn vạch trần những sự sai quấy chung của một xã hội, của một tôn giáo hay của một học thuyết, đó là người biết cầm bút, biết xây dựng cái tốt cho đời, cho đạo, đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho nhân loại. Viết văn thơ như vậy là ngòi bút trở thành một vũ khí sắc bén tuyệt vời chém đá như chém bùn, nhờ đó mới đập phá cái sai, cái thiếu đạo đức, cái văn hóa không lành mạnh, cái phong tục hủ lậu, cái mê tín dị đoan, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

12:12 18 Th4 2024
1

“Ai cũng là con người thì phải có lỗi lầm, không lỗi điều này thì có lỗi điều khác, không ai là không có lỗi, đừng thiên kiến nhìn về một bên mà phải nhìn cả hai bên. Từ người xấu sẽ trở thành người tốt, đó là một quy luật nhân quả, không ai toàn thiện mà cũng không ai toàn ác, chính những người ác biết sửa đổi sẽ thành những người thiện.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Thanh Trí

  • Thời gian

    30/10/2006

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    9

  • Thể loại

    Tâm thư

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone