Ngày đăng  

04/06/2021, 12:14

NỘI DUNG MÔ TẢ

Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Xem” để đọc nội dung viết tay của tư liệu, hoặc đọc trực tiếp nội dung như sau:

Chơn Như, ngày 20/9/1998

NGƯỜI MỚI TU CẦN NÊN TU TẬP

  1. Trong mọi thời gian đều nhắc tâm: “Tâm phải ly dục ly ác pháp, tâm như cục đất không giận hờn thương ghét ai hết, phải thanh thản, phải bất động, phải vô sự”.
  2. Một ngày đêm, phải tập ngồi kiết già, lưng thẳng, bốn thời, người mới tu mỗi thời 5’, dần dần tăng lên 30’.
  3. Mỗi ngày tập 4 lần, mỗi lần 10 hơi thở, hai mắt tập nhìn chóp mũi, chú ý nơi nhân trung, chỗ hơi thở đi ngang ra vào.
  4. Tập hơi thở bình thường, 10 hơi thở rồi nhắc tâm: “Tôi thở tôi biết tôi đang thở”. Tiếp tục tu 5’ xả nghỉ, lần lượt tăng dần lên 30’.
  5. Tập đi kinh hành 10 bước, đếm đúng 10 bước thì dừng lại hướng tâm: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, lại tiếp tục đếm bước đi 11 cho đến 20 bước, lại hướng tâm 1 lần nữa: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi lại tiếp tục đếm 21 cho đến 30, cứ đếm như vậy cho đến 100 bước. Nếu có tạp niệm xen vào thì lui lại 50 bước. 50 bước còn tạp niệm xen vào thì lui lại 10 bước xả nghỉ. Xả nghỉ 5’ rồi đi kinh hành lại.
  6. Quán xét thực phẩm bất tịnh để tâm không còn ưa thích ăn uống.
  7. Quán xét đời sống con người khổ để xa lìa tâm tham đắm vật chất thế gian.
  8. Quán xét thân vô thường, sự sống chết như chỉ mành treo chuông.
  9. Quán xét bệnh là khổ để siêng năng, tinh tấn tu hành.
  10. Quán xét tâm tham, sân, si, mạn, nghi là nguy hiểm, là đau khổ.
  11. Quán xét thân bất tịnh để phá ngã chấp.
  12. Quán xét tâm vô thường để không bị lầm chấp là linh hồn, là Phật tánh.
  13. Quán xét thọ vô thường để tâm bất động khi gặp thọ khổ.
  14. Quán xét các pháp vô thường để tâm không tham đắm và dính mắc.
  15. Quán tâm từ để không làm đau khổ chúng sanh.
  16. Quán tâm bi để không làm tổn thương chúng sanh.
  17. Quán tâm hỷ để tâm tha thứ lỗi lầm của kẻ khác và không thù oán ai hết.
  18. Quán tâm xả để tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
  19. Khi mọi hoàn cảnh bất an hoặc tai nạn, bệnh tật thì quán xét nhân quả.
  20. Mỗi ngày ít nhất phải nhắc tâm một lần: “Chỉ trong đời này ta phải làm chủ sanh, già, bệnh, chết”.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Quang

Đức Phật đã xác định: “Con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả và chết trở về nhân quả”. Đó là lời xác quyết rất hùng hồn, chỉ vì Ngài đứng trên lập trường “duyên hợp” của các pháp. Trong thế gian này không có một vật thể nào độc lập riêng lẽ tự nó. Cho nên, tất cả vạn vật sanh ra đều do các duyên hợp mà thành.

Đạo Phật là đạo đức nhân bản nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, chứ không phải là tôn giáo.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

06:55 06 Th9 2022
0

Người mới tu thì giữ gìn đúng 5 giới, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả để sống không làm khổ mình khổ người.

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Soạn thảo tại

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    20/9/1998

  • Thể loại

    Tâm thư, viết tay

  • Dữ liệu

    jpg

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone