Ấn bản điện tử liên quan

Quay lại

Làm sao sống khi không ăn thực vật

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liên Tuệ

Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.

Nhân quả phải làm sao?

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liên Châu (TP.HCM)

Tóm lại, tất cả mọi sự việc trên đời này đều do nhân quả, dù con có lo hay không lo cũng không tránh khỏi nhân quả. Nhân quả chỉ có chuyển hóa bằng cuộc sống thiện thì mọi việc sẽ tốt đẹp nhất.

Lòng Yêu Thương (Diệu Hảo)

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Hảo

Tất cả mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời này con hãy nhìn nó bằng nhân quả thiện ác chứ đừng nhìn nó bằng đôi mắt đúng sai, phải trái thì mọi sự khổ đau sẽ được chấm dứt. Con luôn hãy nhớ lời dạy này, nó là bùa hộ mệnh của con.

Ăn thịt chúng sanh vì sức khỏe

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Hương

“Ăn để sống” không có nghĩa là ăn thịt chúng sanh, “Ăn thịt chúng sanh” nghĩa là ăn để đau khổ chết. Đó là luật nhân quả đang vay trả của những người thiếu tâm từ bi còn nỡ tâm ăn thịt chúng sanh, không thấy sự đau khổ trước khi chết và tiếng kêu la gào thét trong đau khổ cùng sự ham muốn sống của loài chúng sanh.

Đường Về Xứ Phật – Tập 10

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?

Tâm thư gửi các cụ, các bác

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Muốn chấm dứt tái sinh luân hồi thì ngay từ bây giờ các cụ, các bác phải siêng năng tận lực tu tập, rèn luyện: trước các chướng ngại pháp thiện hay ác, vui hay buồn đều phải buông xuống, buông xuống cho thật sạch, nhưng phải buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng phương pháp hướng tâm, bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, bằng phương pháp quán tư duy, bằng phương pháp nhân quả, bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở, bằng phương pháp tác ý tâm thanh thản, an lạc và vô sự, bằng tri kiến giải thoát.

Ly dục

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nên nhớ, ly dục là lìa xa cái tâm ham muốn, chứ không phải ly vật dụng, vật chất. Một người sống ở rừng núi không có vật dụng gì như loài khỉ, vượn, người này ly vật dụng, chứ không ly tâm dục. Loài động vật cũng vậy, ly vật dụng, chứ không phải ly tâm dục của nó.

Đức Bi Tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của bạn bao giờ cũng an ủi, xoa dịu những vết thương đau của chúng sanh khiến cho mọi loài đều được bình an, yên ổn. Đức Bi Tâm luôn nhìn, suy nghĩ mọi việc và mọi đối tượng trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm là những hành động không làm hại mình, người giữ tâm bất động trước ác pháp là người có Đức Bi Tâm.

Có ba nơi xuất phát luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Vì quân bình trật tự an ổn cho muôn loài vật vạn trên hành tinh này, đạo đức nhân bản - nhân quả ra đời đồng thời với vạn vật ngõ hầu giúp cho mọi người, mọi vật biết phương cách để tạo một sự sống bình đẳng, yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau, v.v.. do đó tất cả hành động ác đều được chấm dứt, còn hành động thiện được duy trì và tăng trưởng thêm mãi, nhờ thế luật nhân quả luôn tác động trên những từ trường thiện, lập thành an bài một sự sống yên lành, an ổn cho muôn loài.

Đạo luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Luật nhân quả do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành. Các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi là nguồn gốc sinh ra vạn vật, trong đó có con người. Đến khi Đức Phật tu chứng đạo mới dạy cho chúng ta hành thiện theo nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mang lại hạnh phúc an vui cho sự sống của chính mình và muôn loài vạn vật.

A La Hán kế tiếp sau khi Thầy viên tịch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Tuệ Hạnh

Tóm lại, muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì tu tập ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định của Phật giáo. Phật giáo còn hay mất không phải do Thầy, Thầy không có trách nhiệm bảo vệ nó, mà trách nhiệm bảo vệ nó là các con và chúng sinh, vì đó là quyền lợi của các con, của chúng sinh, chứ Thầy chẳng có quyền lợi gì trong đó nữa vì Thầy đã tu xong. Bộ sách “GIỚI LUẬT” đó chính là A La Hán.

Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người thế gian chỉ vì thấy lỗi người mà phải chịu khổ trăm cay ngàn đắng, còn các con bỏ đời đi tu để ra khỏi nhà sinh tử mà còn thấy lỗi người, nay phê bình người này, mai chỉ trích người khác. Còn bươi móc chuyện thế gian xấu tốt của nhau thì đạo làm sao có ở trong các con được? Chánh đạo luôn luôn ở trong đời sống của mọi người có đạo đức, chứ đạo đâu có ở ngoài đời. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.