Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiXả tâm, tu trong tưởng, nhân quả, duyên tu hành
Quý vị là cư sĩ còn tại gia, thì nên bắt đầu tu tập xả tâm bằng tri kiến biết “các pháp vô thường, vô ngã đều do nhân quả”. Khi mọi việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, thì quý vị nên thấy nó là nhân quả, là pháp vô thường, thì tâm quý vị sẽ được giải thoát ngay liền.
Sau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian không?
Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Nhân quả quá khứ là nền tảng cho nhân quả hiện tại
Nhân quả quá khứ là những duyên để gặp nhau ở kiếp này, nói rõ hơn nhân quả quá khứ là mảnh đất để cho nhân quả hiện tại sanh sôi nảy nở ra bông kết quả. Còn cay đắng, ngọt bùi là do trí tuệ con người gieo hạt giống hiện tại, nếu hạt giống hiện tại thiện thì quả phải lành, nếu hạt giống hiện tại ác thì quả phải khổ đau.
Sống đạo đức chứ đừng ức chế tâm
Mẹ cháu muốn cháu tu hành thoát khổ, nhưng cháu có biết đời khổ đâu, vì thế mà cháu ức chế lòng ham muốn, muốn cái gì cũng không được. Đây cũng là bài học cho những người tu ức chế tâm dù đó là pháp Phật, nếu không biết cách, tu sai vẫn thành bệnh.
Cây mít còn sống thì nó phải ra quả, còn khi sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng gọi là cận tử nghiệp, chứ không phải con chết nó đi tái sanh, cũng như cây mít này chết đâu có sanh cây khác được. Con chết là cái cây, còn hành động thiện ác của mình là quả. Nhân quả tái sanh, chứ cái cây không đi tái sanh.
Nghiệp là do lòng ham muốn của con người điều khiển hành động thân, miệng, ý tạo ra, chứ không phải nghiệp là kết quả của hành động thân, miệng, ý. Cho nên, chủ thể tạo ra nghiệp là lòng ham muốn của con người.
Nhân quả quá khứ có chuyển được không?
Đạo đức sống không làm khổ mình không làm khổ người là một phước báu rất lớn cho những ai thực hiện nó. Không làm khổ mình khổ người là cách sống không gieo nhân ác trong hiện tại, do đó đã chấm dứt quả khổ trong tương lai. Như vậy, đạo đức không làm khổ mình khổ người là một phương pháp sống chuyển hóa nhân quả trong ba thời: hiện tại, vị lai và quá khứ.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Sống hiền lành nhưng bị con cái bạc đãi
“Có người sống trong ác pháp mà lại thiện pháp”, thì ông này đời trước sống trong ác pháp, mà ông lại gieo được nhân thiện pháp. Nhưng trong ác pháp đó nó tạo cái nhân quả ông còn nợ một số người, cho nên những đứa con mới xuất hiện để đòi nợ ông ta, luật nhân quả không thể tránh khỏi cái nợ. Vì vậy mà nó đến phá, nó bất hiếu, ông nói gì nó cũng không nghe.
Trong hoàn cảnh của con, con nên nhìn thẳng và nhìn bằng đôi mắt nhân quả. Con phải trau dồi thân tâm trong thiện pháp và luôn luôn ngăn và diệt ác pháp. Sống đúng thiện pháp con chẳng hề lo sợ hoặc đau khổ, phiền lụy điều gì cả. Hãy giữ gìn tâm thanh thản bất động trước các pháp.
Thọ Bát Quan Trai là gieo duyên giải thoát ngày mai
Nếu đời này các con chưa đủ duyên tu hành, thì ngày Thọ Bát Quan Trai là ngày tạo nghiệp thánh thiện để kiếp sau nối tiếp duyên tu hành đến nơi đến chốn, giải thoát hoàn toàn. Do đó, hãy tu tập đúng pháp trong ngày này để trong hiện tại các con sống có đức hạnh, không làm khổ mình khổ người, biết nhẫn nhục, tùy thuận và tạo nên mùa xuân an lạc cho mình cho người.
Đạo Phật bắt đầu tu tập từ chỗ khổ đau đến chấm dứt khổ đau, tức là bắt đầu tu tập bằng cách triển khai tri kiến giải thoát, nhờ có triển khai tri kiến hiểu biết nên mới có cách thức ly dục ly bất thiện pháp. Hằng ngày dùng tri kiến giải thoát nên việc xả các chướng ngại pháp rất dễ dàng. Vì thế, Đạo Phật được gọi là đạo giải thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên Đạo Phật được gọi là đạo trí tuệ.