Ngày đăng  

07/10/2022, 09:27

NỘI DUNG MÔ TẢ

Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu này, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 29 tháng 3 năm 2009

NHÂN QUẢ TRONG HÀNH ĐỘNG

Liên Phước vấn đạo

Hỏi: Trong hành động của mình, làm như thế nào để khi nó đến thì mình biết đó là nhân hay là quả? Bởi vì trong nhân có quả, trong quả có nhân. Dựa vào đâu để mình biết?

Đáp: Nhân quả nó sanh diệt liên tục. Bây giờ Thầy nói như thế này để thấy được nhân và quả nó ghê gớm lắm, nhân là hạt giống để nó lên một hành động của mình làm điều đó, mà điều đó là điều thiện.

Ví dụ như bây giờ con cầm một đồng bạc cho một người ăn mày, hành động hai tay cầm đồng bạc đưa cho người ăn mày: “Con biếu cho cụ một ít tiền cụ mua thực phẩm cụ ăn”, dù là người ăn mày nhưng mà mình rất tôn trọng vì đó là sự sống, khi con cầm đồng bạc biếu đó là hành động nhân của con. Nhưng với người ăn mày nhận được đồng bạc của con thì đó là quả của người ăn mày, con hiểu chỗ này phải không?

Còn hành động con cho người ăn mày, đó là cái nhân con tạo. Cho nên, trên con đường đời, con tạo cái tấm lòng của con biết thương yêu giúp đỡ người bất hạnh, cái nhân của con là ý niệm lòng thương yêu ở trong đầu biến ra thân hành cầm đồng bạc cho người nghèo, đó là nhân, chứ con chưa có quả gì hết. Người ăn mày hưởng đồng bạc của con mới đi mua một bát cơm, một bát phở ăn để sống, đó là cái quả của người ăn mày. Nhân của người này thì quả của người kia.

Còn bây giờ, có người thiếu nợ con, đòi không trả, nhưng mà bữa nay làm sao mà tới trả, đó là cái quả của con. Do tấm lòng tốt của con, con thấy người ta khổ quá, thôi mình có thể cho người ta nợ mình đi, con cho chứ sự thật ra nhân của con là cái lòng tốt, cho nên cái quả nó sẽ đến cho con, vì vậy mà người ta sẽ đem đến trả nợ cho con.

Nếu con cho người ta mượn một số tiền mà con thấy họ không thể trả, con đem sổ nợ con gạch xóa hết, con nói với những người nợ rằng con sẽ cho hết, đó là cái hành động nhân của con. Những người này sau khi họ chết đi, họ sanh ra làm con người, những con người mà đã thọ cái nhân, lòng tốt của con đó, họ trở thành những người làm công cho con rất là trung thực, đó là những cái quả mà, con thấy chưa? Cái hành động nhân đó mà biến họ trở thành những người lo lắng, lấy công việc của con làm công việc của mình, chứ họ không có nề hà, không như mấy người khác, đó là nhân quả, tại vì con gieo cái nhân đó. Con thấy nhân quả không?

Cho nên, mình càng làm tốt bao nhiêu thì mình đừng có lo. Còn những người được con xóa nợ không có nghĩa là họ hết nợ, mà họ vẫn nợ con hoài. Đời sau họ sanh lên làm tôi tớ, họ làm này kia để trả nợ con hết, vay một trả mười, trả trăm, chứ không phải là vay một trả ít đâu.

Cũng như bây giờ mình tới vay tiền người khác thì người ta tính tiền lời, tính rẻ, nhưng mà luật nhân quả không có rẻ đâu, vay một mà trả mười, trả trăm đó, chứ không dễ đâu. Luật nhân quả rất công bằng, cái đồng bạc con bỏ ra cho vay thì phải tính với nhân quả của nó, thời gian dài thì phải trả dài, thời gian ngắn thì phải trả ngắn, nó không có mất đi đâu hết, nhân quả mà, nó công bằng lắm, mình không có ăn nuốt của ai được hết, đời này không trả, đời sau phải trả, không có chạy, không có mất.

Vì vậy, mấy con xem chừng ai thấy khổ quá, thôi xóa nợ cho họ đi, sau này họ là những người giúp đỡ mình nhiều lắm. Họ là tay chân của mình đó, cứ làm tốt, bỏ đi, bao nhiêu đó không nghèo đâu. Mà chính con làm điều đó là cái nhân và cái quả của con trong hiện tại, cái nhân làm tốt đó thì cái quả hiện tại con gặp may mắn làm ăn phát đạt.

Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi.

Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả chúng sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Vì hiểu biết nhân quả, cho nên mọi người, mọi vật chung quanh ta đều là những người thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ, đừng giết hại chúng, đừng làm chúng đau khổ mà hãy thương xót chúng như thương thân ta vậy con ạ!

Chuyển nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Pháp

Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Ban biên tập

09:30 07 Th10 2022
2

“Vì vậy, mấy con xem chừng ai thấy khổ quá, thôi xóa nợ cho họ đi, sau này họ là những người giúp đỡ mình nhiều lắm. Họ là tay chân của mình đó, cứ làm tốt, bỏ đi, bao nhiêu đó không nghèo đâu. Mà chính con làm điều đó là cái nhân và cái quả của con trong hiện tại, cái nhân làm tốt đó thì cái quả hiện tại con gặp may mắn làm ăn phát đạt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:30 07 Th10 2022
2

“Cho nên, mình càng làm tốt bao nhiêu thì mình đừng có lo. Còn những người được con xóa nợ không có nghĩa là họ hết nợ, mà họ vẫn nợ con hoài. Đời sau họ sanh lên làm tôi tớ, họ làm này kia để trả nợ con hết, vay một trả mười, trả trăm, chứ không phải là vay một trả ít đâu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:29 07 Th10 2022
2

“Nếu con cho người ta mượn một số tiền mà con thấy họ không thể trả, con đem sổ nợ con gạch xóa hết, con nói với những người nợ rằng con sẽ cho hết, đó là cái hành động nhân của con. Những người này sau khi họ chết đi, họ sanh ra làm con người, những con người mà đã thọ cái nhân, lòng tốt của con đó, họ trở thành những người làm công cho con rất là trung thực, đó là những cái quả mà, con thấy chưa? Cái hành động nhân đó mà biến họ trở thành những người lo lắng, lấy công việc của con làm công việc của mình, chứ họ không có nề hà, không như mấy người khác, đó là nhân quả, tại vì con gieo cái nhân đó. Con thấy nhân quả không?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liên Phước

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    29/3/2009

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone