Ngày đăng  

17/02/2023, 10:24

NỘI DUNG MÔ TẢ

Chúng ta tu tập mọi pháp môn không rời giới luật, mà không rời giới luật thì không rời tri kiến, nghĩa là không được diệt tri kiến, tri kiến của chúng ta phải hoàn toàn triển khai hoạt động rất là tinh vi và sâu sắc, chứ không phải làm cho chúng ta vô phân biệt. Nhờ tri kiến của chúng ta hiểu biết cái thiện, cái ác và pháp Như Lý Tác Ý kèm theo để ngăn và diệt các ác pháp không cho chúng tác động vào thân tâm thì mới đem lại sự bình an, giải thoát cho chúng ta.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tài liệu, hoặc xem tóm tắt như dưới đây:

NHÂN QUẢ THẢO MỘC

Bởi vì cuộc đời của chúng ta sống trong quy luật của nhân quả, thì đầu tiên chúng ta phải hiểu nhân quả thiện ác, tức là đặc tính của nhân quả có cái thiện, cái ác. Tiếp đến là bài riêng về nhân quả duyên hợp, rồi một bài về nhân quả duyên tan, có hợp phải có tan, có thành phải có hoại. Mỗi một đề tài như vậy chúng ta phải xoáy sâu vào để làm cho mình hiểu và người khác đọc vào người ta hiểu nhân quả rất là khoa học, cụ thể, rõ ràng, không có mơ hồ.

Làm bài thảo mộc phải phân tích đặc tính của nhân quả, rồi tới phần duyên hợp, duyên tan. Nghĩa là có sanh phải có diệt, chứ không thể nào không. Vạn vật sinh ra rồi diệt, diệt bằng mọi cách không phải ngẫu nhiên đâu mà nó có quy luật của nó, chết hàng loạt đều có quy luật của nhân quả.

Cho nên, chúng ta phải tư duy cho kĩ lưỡng. Ví dụ như bây giờ chúng ta thấy một cơn sóng thần mà giết hàng loạt người, một sự khủng bố hàng trăm ngàn người chết lớp lớp, một trận động đất để lại biết bao sự chết chóc trên hành tinh này trong đó có loài người, dịch cúm gia cầm nó cũng đem lại cho người ta chết hàng loạt, thì chúng ta thấy rằng đó là nhân quả duyên tan, nó hợp cũng trùng trùng, thì nó tan cũng trùng trùng. Do như vậy chúng ta phải quan sát kĩ để thấy được quy luật của nhân quả rất là kinh khủng. Vì vậy bài hôm nay nói về đặc tính của thảo mộc, chứ không phải nói về duyên hợp, duyên tan, hoặc là chuyển đổi nhân quả. Khi viết thì chúng ta hay đưa ra nhiều góc độ trong nhân quả thảo mộc, nhưng ở đây Thầy muốn các con xoáy vào một đề tài cho nó đúng làm cho chúng ta hiểu như thật, biết như thật, cụ thể như thật qua sự diễn biến của nhân quả.

Với đôi mắt của chúng ta hiện giờ, chánh kiến là thấy mọi sự việc, mọi hoàn cảnh xảy đến cho chúng ta trước mắt đều là nhân quả. Cho nên, Thầy có viết một đoạn để nhắc nhở, khuyên lơn mọi người: “Đừng thấy mọi việc đúng sai phải trái, mà hãy thấy nhân quả thiện ác”, lời nói ngắn gọn nhưng nó đầy đủ. Nhưng muốn thấy nhân quả thiện ác thì chúng ta phải có sự tư duy, suy nghĩ về nhân quả để thấy nó như thật, nó không còn che đậy, ngăn che trong lòng chúng ta nữa, mà thấy như thật thì mới có thể giải quyết được tâm dục lậu, hữu lậu của chúng ta. Còn nếu thấy không đúng thì tâm dục lậu, hữu lậu của chúng ta sẽ không bao giờ diệt được.

Bởi vì trong Đạo Phật lấy sự hiểu biết của chúng ta làm hàng rào kiên cố để bảo vệ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Cho nên, tri kiến giải thoát là một sự hiểu biết rất cần thiết. Nó không phải là trí tuệ bởi vì chúng ta chưa có định thì làm sao gọi là trí tuệ được? Vì vậy, đó gọi là tri kiến, nhờ tri kiến mà chúng ta sống đúng đời sống đức hạnh, giới luật không vi phạm. Có hiểu biết thì giới luật mới thanh tịnh, mà không hiểu biết thì giới luật không thanh tịnh. Giới luật làm cho tri kiến của chúng ta thanh tịnh, mà tri kiến làm cho giới luật thanh tịnh như lời Đức Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”.

Chúng ta tu tập mọi pháp môn không rời khỏi giới luật, mà không rời khỏi giới luật thì không rời khỏi tri kiến, nghĩa là không được diệt tri kiến, tri kiến của chúng ta phải hoàn toàn triển khai hoạt động rất là tinh vi và sâu sắc, chứ không phải làm cho chúng ta vô phân biệt, điều đó là điều không đúng của Đạo Phật. Đức Phật dạy chúng ta lấy tri kiến mà triển khai, nhờ tri kiến của chúng ta hiểu biết cái thiện, cái ác và pháp Như Lý Tác Ý kèm theo để ngăn và diệt các ác pháp không cho chúng tác động vào thân tâm thì mới đem lại sự bình an, giải thoát cho chúng ta.

Do như vậy, sự học hỏi của chúng ta nó đi vào sự thật để chúng ta hiểu biết như thật, như Đức Phật đã dạy: phải thấy Khổ đế như thật, Tập đế như thật, Điệt đế như thật, Đạo đế như thật, tức là bốn cái chân lý phải thấy như thật. Còn bây giờ chúng ta hiểu cái đấy là đúng rồi, rõ rồi nhưng mà chưa như thật, vì vậy mà Đức Phật nói, khi một người tu chứng người ta thấy Tứ Diệu Đế tức là thấy như thật, thấy khổ như thật, thấy tập như thật, thấy diệt như thật, thấy đạo như thật.

Cho nên, Đạo đế thì Thầy triển khai nó như thật. Bây giờ các con mới hiểu rằng đó là chương trình giáo dục đào tạo thì nó mới như thật, chứ còn nếu mà chúng ta giải thích một cách chữ nghĩa thì nó đâu có như thật được, nó thành một bài pháp để hiểu nghĩa chơi chứ nó không như thật. Còn ở đây các con học với Thầy cách tư duy, suy nghĩ viết ra những bài luận như thế này để đưa vào Định Vô Lậu. Đây là chương trình giáo dục đào tạo thật sự của Đạo Phật, chứ không phải là bài học sơ sơ. Đây là sự thật, bởi vì Đạo đế là chân lý như thật, tại sao từ lâu tới giờ người ta không dạy mình như thật, mà người ta cứ giảng cho mình như thế này thế khác, làm sao mà như thật?

Khi chúng ta học bài nhân quả, tư duy xong thì chúng ta chẳng còn ham muốn ở trong cuộc sống này nữa, mà chúng ta tìm mọi cách để thoát ra, thoát ra bằng con đường nào? Chỉ duy nhất có con đường Bát Chánh Đạo mà ra khỏi, chứ hoàn toàn ngoài Bát Chánh Đạo thì không có con đường nào chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả. Đó là một sự xác định hùng hồn của Đạo Phật.

Còn về chánh Phật pháp, thì sự hiểu biết sâu sắc làm cho các con sống bình an vô cùng, không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm các con được, mà chính chỗ đó mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Nhờ tri kiến giải thoát, nhờ Định Vô Lậu mà bảo vệ, hộ trì chân lý của chúng ta là một trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, mà nếu không có tri kiến bảo vệ thì chúng ta sẽ bị các ác pháp tác động làm cho thân tâm chúng ta không được bình an.

Chánh kiến mà không nhận ra được nhân quả thì không thể nào gọi là chánh kiến, cho nên chánh kiến là phải hiểu biết thấu suốt nhân quả, không hiểu biết thấu suốt nhân quả thì không thể nào gọi là chánh kiến được. Vì vậy ở đây chúng ta bắt đầu vào học bài đầu tiên của Định Vô Lậu là học về nhân quả, rồi kế tiếp học nhiều bài khác nữa.

Thầy hướng dẫn mấy con sẽ thông suốt được nhân quả thảo mộc nó cụ thể lắm, cho đến khi dẫn dắt mấy con biến qua hành động con người thì nó là trừu tượng rồi, rồi đến nhân quả của vũ trụ nó còn trừu tượng, mênh mông hơn nữa. Phải nhờ cái chỗ nhân quả thảo mộc này mà mấy con nương vào để hiểu, chứ mấy con có Tam Minh đâu mà hiểu được điều này.

Cho nên, Thầy dẫn dắt từ cái cụ thể đi đến cái trừu tượng mà mấy con vẫn xác định được nhân quả cụ thể, rõ ràng, buộc lòng phải có chỗ dựa để chúng ta nói về nhân quả, bởi không khéo có người nói ngẫu nhiên chứ làm sao có nhân quả.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Lớp Chánh Kiến – Buổi 6: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chúng ta học để triển khai tri kiến nhân quả tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ nhân quả, mà bài học đầu tiên là nhân quả thảo mộc. Khi hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.

Lớp Chánh Kiến – Buổi 4: Nhân quả thảo mộc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói về nhân quả thảo mộc là để chứng minh một sự thật của nhân quả. Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật, cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm, mới không còn để tâm dính mắc, mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người để thoát ra mọi khổ đau của cuộc đời này. Chính phương pháp tu tập này là Định Vô Lậu nó sẽ đưa mấy con đến giải thoát hoàn toàn, mà bài học đầu tiên căn bản của đạo phật là lớp Chánh kiến, thì chánh kiến là phải thấy đúng, thấy như thật.
5.0
Tổng 8 lượt bình luận

Ban biên tập

11:27 17 Th2 2023
2

“Chánh kiến mà không nhận ra được nhân quả thì không thể nào gọi là chánh kiến, cho nên chánh kiến là phải hiểu biết thấu suốt nhân quả, không hiểu biết thấu suốt nhân quả thì không thể nào gọi là chánh kiến được. Vì vậy ở đây chúng ta bắt đầu vào học bài đầu tiên của Định Vô Lậu là học về nhân quả, rồi kế tiếp học nhiều bài khác nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:26 17 Th2 2023
2

“Cho nên, Đạo đế thì Thầy triển khai nó như thật. Bây giờ các con mới hiểu rằng đó là chương trình giáo dục đào tạo thì nó mới như thật, chứ còn nếu mà chúng ta giải thích một cách chữ nghĩa thì nó đâu có như thật được, nó thành một bài pháp để hiểu nghĩa chơi chứ nó không như thật. Còn ở đây các con học với Thầy cách tư duy, suy nghĩ viết ra những bài luận như thế này để đưa vào Định Vô Lậu. Đây là chương trình giáo dục đào tạo thật sự của Đạo Phật, chứ không phải là bài học sơ sơ. Đây là sự thật, bởi vì Đạo đế là chân lý như thật, tại sao từ lâu tới giờ người ta không dạy mình như thật, mà người ta cứ giảng cho mình như thế này thế khác, làm sao mà như thật?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:26 17 Th2 2023
1

“Do như vậy, sự học hỏi của chúng ta nó đi vào sự thật để chúng ta hiểu biết như thật, như Đức Phật đã dạy: phải thấy Khổ đế như thật, Tập đế như thật, Điệt đế như thật, Đạo đế như thật, tức là bốn cái chân lý phải thấy như thật. Còn bây giờ chúng ta hiểu cái đấy là đúng rồi, rõ rồi nhưng mà chưa như thật, vì vậy mà Đức Phật nói, khi một người tu chứng người ta thấy Tứ Diệu Đế tức là thấy như thật, thấy khổ như thật, thấy tập như thật, thấy diệt như thật, thấy đạo như thật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:26 17 Th2 2023
1

“Chúng ta tu tập mọi pháp môn không rời giới luật, mà không rời giới luật thì không rời tri kiến, nghĩa là không được diệt tri kiến, tri kiến của chúng ta phải hoàn toàn triển khai hoạt động rất là tinh vi và sâu sắc, chứ không phải làm cho chúng ta vô phân biệt, điều đó là điều không đúng của Đạo Phật. Đức Phật dạy chúng ta lấy tri kiến mà triển khai, nhờ tri kiến của chúng ta hiểu biết cái thiện, cái ác và pháp Như Lý Tác Ý kèm theo để ngăn và diệt các ác pháp không cho chúng tác động vào thân tâm thì mới đem lại sự bình an, giải thoát cho chúng ta.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:25 17 Th2 2023
1

“Bởi vì trong Đạo Phật lấy sự hiểu biết của chúng ta làm hàng rào kiên cố để bảo vệ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Cho nên, tri kiến giải thoát là một sự hiểu biết rất cần thiết. Nó không phải là trí tuệ bởi vì chúng ta chưa có định thì làm sao gọi là trí tuệ được? Vì vậy, đó gọi là tri kiến, nhờ tri kiến mà chúng ta sống đúng đời sống đức hạnh, giới luật không vi phạm. Có hiểu biết thì giới luật mới thanh tịnh, mà không hiểu biết thì giới luật không thanh tịnh. Giới luật làm cho tri kiến của chúng ta thanh tịnh, mà tri kiến làm cho giới luật thanh tịnh như lời Đức Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó, tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:25 17 Th2 2023
1

“Với đôi mắt của chúng ta hiện giờ, chánh kiến là thấy mọi sự việc, mọi hoàn cảnh xảy đến cho chúng ta trước mắt đều là nhân quả. Cho nên, Thầy có viết một đoạn để nhắc nhở, khuyên lơn mọi người: “Đừng thấy mọi việc đúng sai phải trái, mà hãy thấy nhân quả thiện ác”, lời nói ngắn gọn nhưng nó đầy đủ. Nhưng muốn thấy nhân quả thiện ác thì chúng ta phải có sự tư duy, suy nghĩ về nhân quả để thấy nó như thật, nó không còn che đậy, ngăn che trong lòng chúng ta nữa, mà thấy như thật thì mới có thể giải quyết được tâm dục lậu, hữu lậu của chúng ta. Còn nếu thấy không đúng thì tâm dục lậu, hữu lậu của chúng ta sẽ không bao giờ diệt được.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:24 17 Th2 2023
1

“Cho nên, chúng ta phải tư duy cho kĩ lưỡng. Ví dụ như bây giờ chúng ta thấy một cơn sóng thần mà giết hàng loạt người, một sự khủng bố hàng trăm ngàn người chết lớp lớp, một trận động đất để lại biết bao sự chết chóc trên hành tinh này trong đó có loài người, dịch cúm gia cầm nó cũng đem lại cho người ta chết hàng loạt, thì chúng ta thấy rằng đó là nhân quả duyên tan, nó hợp cũng trùng trùng, thì nó tan cũng trùng trùng. Do như vậy chúng ta phải quan sát kĩ để thấy được quy luật của nhân quả rất là kinh khủng. Vì vậy bài hôm nay nói về đặc tính của thảo mộc, chứ không phải nói về duyên hợp, duyên tan, hoặc là chuyển đổi nhân quả. Khi viết thì chúng ta hay đưa ra nhiều góc độ trong nhân quả thảo mộc, nhưng ở đây Thầy muốn các con xoáy vào một đề tài cho nó đúng làm cho chúng ta hiểu như thật, biết như thật, cụ thể như thật qua sự diễn biến của nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

10:29 17 Th2 2023
1

“Bởi vì cuộc đời của chúng ta sống trong quy luật của nhân quả, thì đầu tiên chúng ta phải hiểu nhân quả thiện ác, tức là đặc tính của nhân quả có cái thiện, cái ác. Tiếp đến là bài riêng về nhân quả duyên hợp, rồi một bài về nhân quả duyên tan, có hợp phải có tan, có thành phải có hoại. Mỗi một đề tài như vậy chúng ta phải xoáy sâu vào để làm cho mình hiểu và người khác đọc vào người ta hiểu nhân quả rất là khoa học, cụ thể, rõ ràng, không có mơ hồ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    6/11/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    68

  • Thể loại

    Giáo án

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone