Lớp Chánh Kiến – Buổi 4: Nhân quả thảo mộc
NỘI DUNG MÔ TẢ
Nói về nhân quả thảo mộc là để chứng minh một sự thật của nhân quả. Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật, cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm, mới không còn để tâm dính mắc, mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người để thoát ra mọi khổ đau của cuộc đời này. Chính phương pháp tu tập này là Định Vô Lậu nó sẽ đưa mấy con đến giải thoát hoàn toàn, mà bài học đầu tiên căn bản của đạo phật là lớp Chánh kiến, thì chánh kiến là phải thấy đúng, thấy như thật.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu này, hoặc xem tóm tắt như sau:
NHÂN QUẢ THẢO MỘC
“…Thí dụ, các con thấy, như một quả mít có những hạt mít trong đó, nếu mà đủ duyên thì nó sẽ lên nhiều cây mít. Thì như vậy rõ ràng nếu mà suy tầm kỹ, chúng ta thấy cái quy luật của nhân quả, một con người chết thì không phải sanh ra một người mà sanh ra nhiều người và nhiều con vật, đó là luật nhân quả, đó là nghiệp nhân quả tái sanh luân hồi, chứ không phải con người chết chỉ sanh ra một con người mà thôi. Cái luật nhân quả vậy đó, nghiệp lực nhân quả đi sanh chứ nó không phải là thuyết linh hồn hoặc là thuyết nhân quả theo người khác hiểu thì nó không đúng.
Cho nên, chúng ta dựa vào nhân quả thảo mộc mà xét nhân quả của con người thì chúng ta biết rằng một hành động làm ác chúng ta thọ nhiều quả.
Thí dụ như một hành động ăn trộm mà chúng ta bị bắt thì chúng ta bị đánh nhiều cây chứ không phải người ta đánh một cây. Các con thấy không, khi người ta bắt người ăn trộm thì thằng này đá, thằng kia đập, thằng này đấm, biết bao nhiêu cú đánh, đập, trong khi mình chỉ có ăn trộm có một cái nhân thôi, mà bị đánh gần chết, rồi còn bị bỏ tù. Các con thấy một nhân mà phải trả bao nhiêu quả.
Đây là bài học, bài pháp tu tập rất thực tế, đào luyện cho chúng ta có tri kiến giải thoát, giúp chúng ta sống không làm khổ mình khổ người và đồng thời chấm dứt tái sanh luân hồi, đó là Định Vô Lậu.
Bởi vì Đạo Phật là đạo đào tạo, huấn luyện cho chúng ta trở thành những con người vô lậu, những con người có đạo đức mà nếu chúng ta không có sự hiểu biết, không có tri kiến giải thoát, chúng ta không làm sao giải thoát được. Cho nên những sự đào luyện để làm cho mấy con có sự hiểu biết thấm nhuần tri kiến giải thoát, làm cho trí tuệ của các con triển khai hiểu biết rất rõ ràng như thật các pháp trong thế gian này.
Do đó chúng ta xác định từ nhân quả của thảo mộc để người ta nhận ra nhân quả của con người một cách cụ thể và rõ ràng. Đó là một bằng chứng để chúng ta chứng minh rất khoa học về nhân quả, làm cho người khác không còn bài bác rằng không có nhân quả.
Cho nên, các con càng làm nhiều bài luận về nhân quả thì các con lại càng thấm nhuần trong tâm thì các con mới thấy tâm mình vô lậu thật sự. Đây là một sự tu tập, một sự đào tạo thực chất để chúng ta đi vào vô lậu. Mục đích của Đạo Phật là dạy con người đến vô lậu là thôi, không cần những thần thông phép tắc, không cần thiền định gì cả, chỉ cần chúng ta vô lậu. Vì vậy mà cái bài pháp vô lậu rất cần thiết cho chúng ta tu tập, rất cần thiết cho chúng ta phải rèn luyện hàng ngày.
Thầy chỉ nhắc khéo cho mấy con biết cái hướng để triển khai ra tri kiến, chứ không có làm bài mẫu, làm bài mẫu mấy con copy theo bài mẫu đó làm cho tri kiến của các con không triển khai, mà chỉ tích tập sự hiểu biết của kẻ khác làm thành sự hiểu biết của mình. Thầy chỉ gợi ý để cho các con tự triển khai, đó là đem lại tri kiến giải thoát cho chính mình. Một góc độ nhìn của mình không phải góc độ nhìn của người khác, cho nên buộc các con phải triển khai tri kiến của mình, nó mới bén nhạy.
Vì vậy mà Thầy không làm một bài luận mẫu, nhưng thỉnh thoảng viết trong những kinh sách, Thầy cũng nói về nhân quả thế này thế khác chứ không phải không, nhưng nó là cái tri kiến của Thầy chứ không phải là tri kiến của các con. Các con đọc, các con nhớ, rồi các con làm theo sự hiểu của mình qua những cái ý của Thầy mà thôi.
Nếu mà đời con người chúng ta sống thiện, thì đây là Thầy nói thiện hữu lậu, thì chúng ta sanh ra làm nhiều người thiện, nhiều con vật hiền lành. Còn nếu chúng ta làm ác thì sanh ra nhiều người ác và nhiều con vật ác. Cho nên, thiện ác thì nó tùy theo ở hành động hữu lậu mà nó sanh. Còn trái lại, thiện vô lậu thì chấm dứt tái sanh vì thiện vô lậu không còn cái nhân, cái hạt giống nữa, cho nên thiện vô lậu là một quả mà không còn hạt ở trong đó, quả thiện này là quả thiện toàn diện.
Vì vậy, Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta tâm thanh thản, an lạc, vô sự tức là toàn thiện, mà mục đích của Đạo Phật dạy chúng ta thiện vô lậu không còn lậu hoặc, vì vậy mà chấm dứt tái sanh luân hồi.
Hôm nay chúng ta có được quả thiện vô lậu thì muôn đời không có cái hạt để mà sanh, chấm dứt không còn sanh ra nữa. Mấy con ươm được quả vô lậu thì tức là các con không còn hạt để gieo lên cây kế tiếp nó nữa, cái quả vô lậu là như vậy.
Cho nên, thiện vô lậu là điều cần thiết cho người tu tập, gieo hạt thiện vô lậu, vì vậy mà tâm chúng ta bất động là thiện vô lậu, người ta chửi không giận, người ta làm gì cũng không giận đó là thiện vô lậu, tâm hồn luôn luôn thanh thản, an lạc, vô sự, không vui, không buồn, không tức giận một ai, không oán trách hề hấn than phiền một điều gì cả, thì người đó làm thiện vô lậu. Ngồi lại một mình nghe thanh thản, an lạc, vô sự mà không buồn, không thấy cô đơn, đó là thiện vô lậu; còn chúng ta thấy buồn, thấy cô đơn, thấy nhớ nhà đó là thiện hữu lậu chưa phải là vô lậu.
Vì vậy mà tất cả những điều này sau khi mấy con nói đến nhân quả của con người thì các con nói nhiều lắm, bài mấy con rất nhiều, có thể mấy con viết cả tập giấy này để luận về nhân quả của con người.
Cho nên hôm nay nói về nhân quả thảo mộc là bắt đầu để chứng minh một sự thật của nhân quả. Bởi vì hạt và trái thì nó phải là một sự thật, không còn ai nói rằng nó là sai, để sau này chúng ta nói đến nhân quả trừu tượng hơn thì ai cũng nhận ra nó là đúng không còn sai nữa.
Và nhờ chúng ta hiểu đúng như thật cho nên chúng ta mới nỗ lực xả tâm, mới không còn để tâm dính mắc, bởi vì nó là như thật và chính mình hiểu như thật, do chính hiểu như thật giúp các con thoát ra mọi khổ đau của cuộc đời này, từ chỗ đó mấy con chứng quả A La Hán, không cần phải ngồi thiền, nhập định. Nhưng khi tâm mấy con chứng quả A La Hán, tâm bất động thì các con có Tứ Thần Túc, Tứ Thần Túc là thần lực hay là đạo lực giúp cho con muốn nhập định nào thì sẽ nhập định đó, nghĩa là giúp cho con tự tại, muốn như thế nào thì thân tâm con sẽ làm như thế nấy.
Mục đích của Đạo Phật phải thấy như thật, mà cái luận của chúng ta chưa như thật, nó cứ ghép bên đây bên kia để nói, rồi mình xả tâm thế này thế khác… Kết quả mình nói xả nhưng mình chưa thấy như thật thì chưa xả. Buộc lòng mình làm bài luận để thấm nhuần được cái tri kiến phải như thật, Đạo Phật là đạo như thật. Các con thấy chân lý của Đạo Phật là một sự thật, thì nói về nhân quả cũng phải nói một sự thật, chứng minh sự thật, chứ không thể nói một cách trừu tượng mơ hồ được. Những bài luận mấy con viết Thầy đọc, thì mấy con nói có lúc đúng mà chứng minh chưa đúng, cũng nói nhân quả, nghe thì đúng đó nhưng mà sự thật ra chưa chứng minh cụ thể như thật.
Các con thấy học Đạo Phật là học như thật, làm chúng ta trở thành con người như thật, cho nên chúng ta mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người. Chính phương pháp tu tập này là Định Vô Lậu nó sẽ đưa mấy con đến giải thoát hoàn toàn, mà bài học đầu tiên căn bản của Đạo Phật là lớp Chánh kiến thì chánh kiến là phải thấy đúng, thấy như thật.
Chúng ta thấy rất rõ, người có Định Vô Lậu là người đang sống bình thường như mọi người, nhưng mà lậu hoặc không tác động vào được, không làm cho người đó phiền não, đau khổ. Cho nên, cái tri kiến làm bài luận về Định Vô Lậu là quan trọng nhất, là cuộc sống chúng ta. Chúng ta tu không có nghĩa là lúc nào cũng phải ngồi thiền nhập định, mà tu làm sao chúng ta sống bình thường như mọi người, không hề có cái gì gọi là thiền định cả, nhưng ác pháp bên ngoài tác động vô thân tâm chúng ta không được, thì mấy con biết Định Vô Lậu là như vậy, nó là mục đích giải thoát hoàn toàn. Sống bình thường nhưng họ vẫn luôn luôn ở trong Niết Bàn, ở trong trạng thái bất động, không có gì làm động họ, không có nhân quả ác pháp nào động vào được. Đó là điều cần thiết mà những bài luận hôm nay về đề tài nhân quả, về đề tài các pháp vô thường… rất là quan trọng đối với người tu để tìm sự giải thoát. Cho nên, mấy con cố gắng làm.”
…
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Tu sinh
-
Chuyển ngữ bởi
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
5/11/2005
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
68
-
Thể loại
Giáo án
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Chúng ta thấy rất rõ, người có Định Vô Lậu là người đang sống bình thường như mọi người, nhưng mà lậu hoặc không tác động vào được, không làm cho người đó phiền não, đau khổ. Cho nên, cái tri kiến làm bài luận về Định Vô Lậu là quan trọng nhất, là cuộc sống chúng ta. Chúng ta tu không có nghĩa là lúc nào cũng phải ngồi thiền nhập định, mà tu làm sao chúng ta sống bình thường như mọi người, không hề có cái gì gọi là thiền định cả, nhưng ác pháp bên ngoài tác động vô thân tâm chúng ta không được, thì mấy con biết Định Vô Lậu là như vậy, nó là mục đích giải thoát hoàn toàn. Sống bình thường nhưng họ vẫn luôn luôn ở trong niết bàn, ở trong trạng thái bất động, không có gì làm động họ, không có nhân quả ác pháp nào động vào được. Đó là điều cần thiết mà những bài luận hôm nay về đề tài nhân quả, về đề tài các pháp vô thường… rất là quan trọng đối với người tu để tìm sự giải thoát. Cho nên, mấy con cố gắng làm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Cho nên, các con càng làm nhiều bài luận về nhân quả thì các con lại càng thấm nhuần trong tâm thì các con mới thấy tâm mình vô lậu thật sự. Đây là một sự tu tập, một sự đào tạo thực chất để chúng ta đi vào vô lậu. Mục đích của Đạo Phật là dạy con người đến vô lậu là thôi, không cần những thần thông phép tắc, không cần thiền định gì cả, chỉ cần chúng ta vô lậu. Vì vậy mà cái bài pháp vô lậu rất cần thiết cho chúng ta tu tập, rất cần thiết cho chúng ta phải rèn luyện hàng ngày.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Do đó chúng ta xác định từ nhân quả của thảo mộc để người ta nhận ra nhân quả của con người một cách cụ thể và rõ ràng. Đó là một bằng chứng để chúng ta chứng minh rất khoa học về nhân quả, làm cho người khác không còn bài bác rằng không có nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bởi vì Đạo Phật là đạo đào tạo, huấn luyện cho chúng ta trở thành những con người vô lậu, những con người có đạo đức mà nếu chúng ta không có sự hiểu biết, không có tri kiến giải thoát, chúng ta không làm sao giải thoát được. Cho nên những sự đào luyện để làm cho mấy con có sự hiểu biết thấm nhuần tri kiến giải thoát, làm cho trí tuệ của các con triển khai hiểu biết rất rõ ràng như thật các pháp trong thế gian này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)