Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiVới những người ác thì mình nên nhẫn nhục, không nên đương đầu với họ để khỏi trôi dạt trong nhân quả. Mình biết là không thể nào cảm hóa được họ thì thứ nhất là mình nên tránh xa; thứ hai là chuyển đổi tâm mình, đừng vì người đó mà mình buồn giận, phiền não, chịu đựng trong lòng, mình cố gắng xả tâm cho hết. Thì đó là chúng ta chuyển đổi nhân quả của tâm và hoàn cảnh.
Các con nhớ lời Phật dạy, lấy tình thương mà trả oán thù, chứ đừng lấy oán thù mà trả oán thù thì không đúng tinh thần từ bi của Phật giáo. Các con phải biết nhẫn nhịn, biết tùy thuận và bằng lòng; biết tha thứ và thương yêu; biết bất động tâm và im lặng như Thánh thì sóng êm, biển lặng, con thuyền sẽ đến bờ bình an.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1
“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Sự tu tập theo Phật giáo là lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, đó là tu tập đúng, còn không thấy được trạng thái đó coi chừng tu sai, nhất là tu tập quá mỏi mệt hoặc không xả tâm mà chịu đựng là sai, nên nghĩ ngơi và thư giãn.
Đạo Phật bắt đầu tu tập từ chỗ khổ đau đến chấm dứt khổ đau, tức là bắt đầu tu tập bằng cách triển khai tri kiến giải thoát, nhờ có triển khai tri kiến hiểu biết nên mới có cách thức ly dục ly bất thiện pháp. Hằng ngày dùng tri kiến giải thoát nên việc xả các chướng ngại pháp rất dễ dàng. Vì thế, Đạo Phật được gọi là đạo giải thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên Đạo Phật được gọi là đạo trí tuệ.
Làm sao sống khi không ăn thực vật
Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.
Trước khi đi chơi con nên nhớ nhắc tâm: “Tâm phải biết tha thứ và thương yêu mọi người, mọi loài vật, dù ai có làm khổ mình nhưng mình không được làm khổ ai”. Nhờ có hướng tâm như vậy khi có ai đó làm con bất toại nguyện, con liền nhớ tha thứ và thương yêu thì tâm con hết phiền não, con nhớ tu tập nó sẽ giúp con vui tươi hạnh phúc và sống một đời sống đạo đức.
Tất cả mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời này con hãy nhìn nó bằng nhân quả thiện ác chứ đừng nhìn nó bằng đôi mắt đúng sai, phải trái thì mọi sự khổ đau sẽ được chấm dứt. Con luôn hãy nhớ lời dạy này, nó là bùa hộ mệnh của con.
Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm người, làm thánh, hành động đạo đức làm người, làm thánh là hành động thiện. Cho nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng thêm một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người, giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Đường tu hành còn dài, hạnh khất thực chưa đủ để giải thoát sanh tử luân hồi, còn phải tu nhiều pháp khác nữa. Đừng nghĩ rằng hạnh đi khất thực là giải thoát hoàn toàn thì đó là nông nổi, không thấu suốt giáo lý của Đạo Phật. Còn có tâm ham muốn và ác pháp thì dù có đi khất thực một ngàn kiếp thì cũng chẳng giải thoát.
Nếu còn thấy người khác xấu ác thì tâm ta chưa xả. Tâm chưa xả tức là tâm chưa thanh thản, tâm chưa thanh thản mà vội tu thiền định thì không bao giờ nhập định được. Chỉ khi nào thấy mọi người đều tốt, không có ác ý với ta dù bất cứ việc gì thì tâm ta đã xả, tâm ta đã xả thì nhập định dễ như trở bàn tay.