Ngày đăng  

20/05/2022, 20:51

NỘI DUNG MÔ TẢ

Thầy nói, nhẫn nhục, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Nhớ kỹ trong sự tu tập mình phải mạnh mẽ, cứng rắn, trước thiện pháp mình phải thực hiện cho được. Cho nên, Đức Phật nói: “Gánh nặng thiện pháp”, mình làm việc thiện thì phải chịu gánh nặng của nó. Đức Phật nói rất hay, gánh nặng thiện pháp, nếu mà nhẹ thì đâu có chuyện người ta chửi mình, làm thế này thế khác. Cho nên, mình chịu đựng tất cả những điều đó mà gánh được thiện pháp, chứ đừng để ác pháp.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày tháng năm 2005

GÁNH NẶNG THIỆN PHÁP

Nguyệt Cảo vấn đạo

Hỏi: 1- Thưa Thầy con có câu hỏi là, trường hợp con đi đám giỗ ông ngoại, bà ngoại bảo làm mấy con cá cho cả nhà ăn, nhưng mà con nói con ăn chay, con không nỡ giết nó. Ngoại con thấy vậy thì làm thịt dùm con luôn. Vậy nhân quả của con và ngoại con như thế nào thưa Thầy?

Đáp: Bây giờ con không nỡ giết mấy con cá phải không? Đó là nhân quả của con. Những con cá sẽ làm chung cho cả nhà ăn thì ngoại con nói: con này sao mà không dám làm, để ngoại làm, rồi bà giết thịt thì cái đó là bà lãnh chứ sao lại con lãnh.

Bởi vì cái chuyện của con là con không nỡ tâm giết cá, đó là cái lòng của con, tốt rồi, nhưng mà ngoại con thấy con không dám làm, bà làm dùm con. Đây là cái phần mà mợ con sai con làm thôi, chứ không phải bà con làm, “nhưng mà thấy con nhỏ này không dám đập mấy con cá này thì thôi tao đập, tao chịu tội cho”, bà nghĩ vậy đó. Sự thật ra bà chịu tội thật sự.

Nếu đập thì con bị tội đó, bởi vì con giết hại mà con phải tội. Bà con đập thế cho con, nhưng bà làm thế là bà phải làm thiện chứ, còn bà làm ác thì bà phải lãnh cái điều ác đó.

Thay vì hồi đó, tôi ăn chay tôi cũng muốn mấy người cũng ăn chay, tôi đem ba con cá tôi thả xuống dưới hồ hết, lát nữa ăn muối, thì như vậy con bị rầy một chút thôi, nhưng mà con đã làm điều tốt, con gan dạ làm điều tốt. Đằng này con thả mấy con cá làm cho con ăn thôi, còn mấy con cá kia con cũng còn tiếc tiếc để cho mấy người kia ăn. Bởi vì bà con đập thì bà con phải chịu thôi, nhưng mà chính con không mạnh mẽ, thiếu gan dạ. Đem mà đổ xuống dưới ao hết cho rồi. Hỏi làm sao?

“Trời đất ơi, ai mà nỡ giết mấy con cá này mà ăn cho được”, mình nói vậy thôi, còn mấy người kia họ không ăn, họ chửi mình thôi, chứ họ làm gì mình? Có phải không? Con mạnh mẽ, sau này con mạnh mẽ để cứu mình và cứu những người thân của mình, chứ không thì bà ngoại con sẽ sanh làm mấy con cá rô đó, chứ không có trật đâu. Đập đầu nó, giết nó thì không chạy trốn khỏi đâu. Từ trường giết hại đó nó cũng sanh ra những con vật thôi, nó cũng sẽ bị họ bắt đánh lại.

Thôi, từ nay về sau học nhân quả rồi, khi nào thấy ai giết cá… thì cứ đem đổ đi, đổ xuống hồ hết đi, họ sẽ lại chửi một mớ hoặc bắt đền tiền. Tại vì nhân quả trước mặt mình thấy nó có cái duyên với nhau, mình hãy cứu độ nó liền chứ đừng để nó khổ. Cho nên mạnh mẽ!

Thí dụ như đi ngang chợ nào đó thấy cá mà đem xúc đổ thì họ sẽ đánh con. Cho nên vì vậy nhân quả đừng đi kiếm, mà khi gặp trong gia đình của mình như vậy thì mình nên cứu khổ gia đình của mình, tức là làm điều thiện. Thà là mình chịu người ta rầy mắng mình, người ta nói gì nói chứ không ai giết mình mà sợ, nhưng mà mình cứu gia đình mình, cứu nhân quả mình. Nhớ chưa?

–o0o–

Hỏi: 2- Con nói với ngoại là nghỉ ăn mặn để mợ khỏi sai con làm mặn nữa. Nhưng khi con ăn chay mợ con chửi thì khẩu nghiệp của mợ con đối với con thì làm sao thưa Thầy?

Đáp: Vì ăn chay mà mợ con chửi thì mợ con phải chịu chứ, con ăn chay con có làm tội lỗi gì đâu?

Bà chửi bà bảo: “Đồ ngu, đồ không biết. Ăn mặn mới bổ khỏe, ăn chay hay đau ốm bệnh tật” thì con bảo, thôi tôi ngu chứ tôi được phước hơn là bà. Bà chửi thì kệ, không sao hết.

Vì cái thiện mình phải nhận xét là cái chánh kiến của mình rồi, dẫn dắt con đường của mình đi vào thiện pháp, còn những cái sai của họ là họ tạo khẩu nghiệp, không phải vì mình. Tôi vì thiện chứ không phải vì tôi mà tạo cho mợ chửi mắng hoặc nói này kia đều là do tại mợ hết. Mợ muốn ép tôi đi vào con đường ác, tôi tùy thuận nhưng tôi không bị lôi cuốn đâu.

Con nên nhớ: nhẫn nhục, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Chửi thì chửi chứ tôi không bị lôi cuốn đâu. Không phải vì mợ chửi mà tôi cầm đũa ăn tôi ăn thịt cá đâu, nhất định là hoàn toàn tôi sống thiện.

Thầy nói, nhẫn nhục, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Nhớ kỹ trong sự tu tập mình phải mạnh mẽ, cứng rắn, trước thiện pháp mình phải thực hiện cho được. Cho nên, Đức Phật nói: “Gánh nặng thiện pháp”, mình làm việc thiện thì phải chịu gánh nặng của nó. Đức Phật nói rất hay, gánh nặng thiện pháp, nếu mà nhẹ thì đâu có chuyện người ta chửi mình, làm thế này thế khác. Cho nên, mình chịu đựng tất cả những điều đó mà gánh được thiện pháp, chứ đừng để ác pháp.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Tùy thuận

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Tâm

Nếu chúng ta có quyết tâm thực hiện lòng từ bi để cứu mình ra khỏi biển khổ, thì trong hoàn cảnh nào ta cũng tùy thuận được mà không bị lôi cuốn vào pháp ác. Việc ngưng trực tiếp hay gián tiếp sát sanh là cần thiết cho giai đoạn đầu tu tập ngăn ác diệt ác của Đạo Phật mà không làm được thì cũng ví như đứa bé muốn đọc sách vở, báo chí mà không học nguyên âm, phụ âm và ráp vần thì chẳng bao giờ đọc sách báo được.

Đức hiếu sinh và tổ Đoàn kết

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thuần Tâm, Nguyên Hạnh II, Liễu Tâm Thanh

Chúng ta sống với đức hiếu sinh nên có sự đau khổ của chúng sinh là chúng ta không ăn uống thứ thực phẩm đó.
5.0
Tổng 2 lượt bình luận

Ban biên tập

08:53 20 Th5 2022
0

Thiện pháp rất nặng, cho nên phải triển khai tri kiến giải thoát để không làm khổ mình khổ người.

Ban biên tập

08:53 20 Th5 2022
0

Nhẫn nhục, tùy thuận, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp.

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Nguyệt Cảo

  • Thời gian

    2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    7

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone