Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiNhân quả quá khứ là nền tảng cho nhân quả hiện tại
Nhân quả quá khứ là những duyên để gặp nhau ở kiếp này, nói rõ hơn nhân quả quá khứ là mảnh đất để cho nhân quả hiện tại sanh sôi nảy nở ra bông kết quả. Còn cay đắng, ngọt bùi là do trí tuệ con người gieo hạt giống hiện tại, nếu hạt giống hiện tại thiện thì quả phải lành, nếu hạt giống hiện tại ác thì quả phải khổ đau.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 10: Trung Tâm An Dưỡng – Nhận xét bài làm nhân quả (Nữ)
Khi học về nhân quả rồi mấy con mới thấy và suy ngẫm về thân phận của con người sinh ra trong nhân quả, luôn luôn bị chi phối từng phút giây. Nếu chúng ta không chủ động được, thì nhân quả sẽ lợi dụng lòng ham muốn mà đẩy chúng ta đi biệt mù, không bao giờ có thể tìm được con đường trở về với sự giải thoát thật sự.
Đạo Phật bắt đầu tu tập từ chỗ khổ đau đến chấm dứt khổ đau, tức là bắt đầu tu tập bằng cách triển khai tri kiến giải thoát, nhờ có triển khai tri kiến hiểu biết nên mới có cách thức ly dục ly bất thiện pháp. Hằng ngày dùng tri kiến giải thoát nên việc xả các chướng ngại pháp rất dễ dàng. Vì thế, Đạo Phật được gọi là đạo giải thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên Đạo Phật được gọi là đạo trí tuệ.
Làm sao sống khi không ăn thực vật
Vì sống để nuôi thân, để sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chuyển hóa nhân quả từ vô lượng kiếp nên chúng ta phải ăn những thực phẩm thực vật, để đến khi sống toàn thiện thì không còn tiếp tục tái sanh luân hồi. Không còn tiếp tục tái sanh luân hồi thì chấm dứt sự sống phải ăn với nhau nữa dù là thực phẩm thực vật. Vì thế chúng ta ăn để sống, sống để tu hành cho đến khi chấm dứt sanh tử luân hồi.
Tất cả mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời này con hãy nhìn nó bằng nhân quả thiện ác chứ đừng nhìn nó bằng đôi mắt đúng sai, phải trái thì mọi sự khổ đau sẽ được chấm dứt. Con luôn hãy nhớ lời dạy này, nó là bùa hộ mệnh của con.
Năm giới là tiêu chuẩn được sinh làm người
Muốn được làm thân người thì quý vị phải nhớ kỹ giữ gìn đạo đức hiếu sinh, nếu không giữ gìn được đạo đức này thì chớ mong có được thân người ở kiếp mai sau. Do đức hạnh này mà Đức Phật dạy: “Thân người khó được”. Còn bốn giới kia để xác định đời sống của quý vị khi có thân người được hạnh phúc sang giàu hay khổ đau nghèo cùng, có tình nghĩa hay bạc tình, có thông minh hay u tối.
Giới Đức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy? Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Bởi vậy, đức buông xả thì luôn luôn đi đôi với đức cần lao.
Chúng ta và vạn sinh vật do từ các duyên hợp lại sinh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau, thương yêu tất cả chúng sinh, vì có thương yêu chúng sinh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn loài và của chính chúng ta. Nếu vô tình chúng ta hủy hoại sự sống của chúng sinh (sự sống của loài vật), là chúng ta tự huỷ hoại sự sống của chính mình.
Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của bạn bao giờ cũng an ủi, xoa dịu những vết thương đau của chúng sanh khiến cho mọi loài đều được bình an, yên ổn. Đức Bi Tâm luôn nhìn, suy nghĩ mọi việc và mọi đối tượng trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm là những hành động không làm hại mình, người giữ tâm bất động trước ác pháp là người có Đức Bi Tâm.
Còn những con người ngoài hành tinh này ở xa lắm, họ không thể nào đến thăm Trái Đất của chúng ta được, cũng như chúng ta hiện giờ vậy. Chỉ có những người có Tam Minh mới nhìn thấy họ mà thôi. Nhưng nhìn thấy có làm gì được, phải không con? Chỉ con người gần gũi trên Trái Đất mà ta còn không cách gì giúp được họ, chỉ vì quy luật nhân quả quá khắc nghiệt: “Tự mình thắp đuốc lên mà đi, không ai đi thay cho ai được”.
A La Hán kế tiếp sau khi Thầy viên tịch
Tóm lại, muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì tu tập ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định của Phật giáo. Phật giáo còn hay mất không phải do Thầy, Thầy không có trách nhiệm bảo vệ nó, mà trách nhiệm bảo vệ nó là các con và chúng sinh, vì đó là quyền lợi của các con, của chúng sinh, chứ Thầy chẳng có quyền lợi gì trong đó nữa vì Thầy đã tu xong. Bộ sách “GIỚI LUẬT” đó chính là A La Hán.
Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người
Người thế gian chỉ vì thấy lỗi người mà phải chịu khổ trăm cay ngàn đắng, còn các con bỏ đời đi tu để ra khỏi nhà sinh tử mà còn thấy lỗi người, nay phê bình người này, mai chỉ trích người khác. Còn bươi móc chuyện thế gian xấu tốt của nhau thì đạo làm sao có ở trong các con được? Chánh đạo luôn luôn ở trong đời sống của mọi người có đạo đức, chứ đạo đâu có ở ngoài đời. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.