Ăn thịt chúng sanh vì sức khỏe
NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày tháng năm 1998
ĂN THỊT CHÚNG SANH VÌ SỨC KHỎE
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong 5 giới của người cư sĩ có:
1- Sát sanh.
2- Trộm cắp.
3- Tà dâm.
4- Vọng ngữ.
5- Uống rượu.
Năm giới này con cố gắng giữ gìn đừng cho sai phạm, nhưng giới không sát sanh thì con có giữ nhưng chưa trọn vẹn, vì còn ăn thịt chúng sanh (con chỉ giữ được 10 ngày trong một tháng). Vì sức khỏe con còn ăn thịt để sống, chứ không có cảm giác ngon lành gì cả. Nếu sức khỏe con tương đối tốt thì con cố gắng ăn chay trường luôn để giảm bớt sự sai phạm giới luật của Phật.
Đáp: Giới luật và giáo pháp của Phật chế ra là để mưu cầu sự an vui hạnh phúc cho con người, chứ không phải chế ra để gò bó khắc khổ, để bắt con người phải sống khổ hạnh ăn uống thiếu chất làm cho tuổi thọ kém dần sanh ra nhiều bệnh tật và mau đi vào cõi chết.
Giới luật của Phật không phải là một giáo pháp khô khan, khi một người chấp hành đúng, sống đúng và giữ gìn nghiêm túc thì chết dần mòn trong sự hao hụt và thiếu dinh dưỡng, hiểu như vậy là hiểu sai. Đạo Phật vốn không phải đạo khổ hạnh ép xác mà là đạo giải thoát, nên ai tu gặp chướng ngại pháp hoặc cảm thấy khó chịu khổ đau là tu sai.
Trí vô hạn của một bậc tu chứng như Phật thì không thể nào không thấu suốt được. Khi chế giới luật, Ngài đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, không chấp nhận khổ hạnh và không chấp nhận lợi dưỡng. Cho nên, giới luật của Ngài chế ra là đi vào trung đạo. Ngài biết rất rõ: ăn ngày một bữa không phải là khổ hạnh, là ăn uống thiếu chất bổ khiến cơ thể sanh ra bệnh tật. Khi cơ thể sinh ra bệnh tật tức là cơ thể khổ đau, cơ thể khổ đau thì mất sức, thiếu dinh dưỡng, đó là khổ hạnh.
Ngược lại, ăn ngày một bữa và không ăn thịt chúng sanh tránh tội sát sanh gây nợ máu (gây nghiệp máu) làm đau khổ và đoản mạng chúng sanh. Chính vì ăn thịt chúng sanh mà chúng ta tiếp tục mãi nhân quả đau khổ (thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, tai nạn, v.v..). Đó là luật nhân quả đang vay trả của những người thiếu tâm từ bi còn nỡ tâm ăn thịt chúng sanh, không thấy sự đau khổ trước khi chết và tiếng kêu la gào thét trong đau khổ cùng sự ham muốn sống của loài chúng sanh.
Người tu theo Đạo Phật phải thể hiện tâm từ bi rộng lớn với muôn loài và với bản thân mình. Mình không muốn khổ thì há lại làm khổ kẻ khác loài vật khác sao?
“Ăn để sống” không có nghĩa là ăn thịt chúng sanh, “Ăn thịt chúng sanh” nghĩa là ăn để đau khổ chết.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Liễu Hương
-
Thời gian
1998
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️
Ban biên tập
“Người tu theo Đạo Phật phải thể hiện tâm từ bi rộng lớn với muôn loài và với bản thân mình. Mình không muốn khổ thì há lại làm khổ kẻ khác loài vật khác sao?
“Ăn để sống” không có nghĩa là ăn thịt chúng sanh, “Ăn thịt chúng sanh” nghĩa là ăn để đau khổ chết.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chính vì ăn thịt chúng sanh mà chúng ta tiếp tục mãi nhân quả đau khổ (thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, tai nạn, v.v..). Đó là luật nhân quả đang vay trả của những người thiếu tâm từ bi còn nỡ tâm ăn thịt chúng sanh, không thấy sự đau khổ trước khi chết và tiếng kêu la gào thét trong đau khổ cùng sự ham muốn sống của loài chúng sanh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Giới luật của Phật không phải là một giáo pháp khô khan, khi một người chấp hành đúng, sống đúng và giữ gìn nghiêm túc thì chết dần mòn trong sự hao hụt và thiếu dinh dưỡng, hiểu như vậy là hiểu sai. Đạo Phật vốn không phải đạo khổ hạnh ép xác mà là đạo giải thoát, nên ai tu gặp chướng ngại pháp hoặc cảm thấy khó chịu khổ đau là tu sai.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Giới luật và giáo pháp của Phật chế ra là để mưu cầu sự an vui hạnh phúc cho con người, chứ không phải chế ra để gò bó khắc khổ, để bắt con người phải sống khổ hạnh ăn uống thiếu chất làm cho tuổi thọ kém dần sanh ra nhiều bệnh tật và mau đi vào cõi chết.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)