NỘI DUNG MÔ TẢ
Tóm lại, khi quan sát thảo mộc thì chúng ta thấy: gieo nhân nào cho quả nấy, một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể chứa nhiều nhân rất chân thật, rõ ràng, cụ thể. Nhân quả thảo mộc thành do duyên hợp, hoại bởi duyên tan. Đặc tướng, đặc tính nhân quả do duyên hợp quyết định, nên chúng khác biệt với những nhân quả khác. Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được. Muốn được quả tốt thì phải biết gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.
Quý bạn đọc vui lòng nhấn nút “Nghe” ở trên để nghe toàn bộ nội dung sách nói tư liệu này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Thích Nữ Nguyên Thanh
-
Đối tượng
Thích Pháp Trí
-
Thời gian
11/10/2022
-
Người đọc
Nhóm Hiếu Sinh
-
Thời lượng
2 giờ 20 phút 47 giây
-
Thể loại
Vấn đạo, Định Vô Lậu, Lớp Chánh Kiến
-
Dữ liệu
mp3
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Vì sự sống của con người mà chúng ta phải thu hoạch nhân quả thảo mộc làm thức ăn, rồi khai thác, chế biến thảo mộc làm vật dụng, nên trong sự sống của con người có sự chết của loài thảo mộc và các loài động vật, côn trùng, tức là sự sống của chúng ta có sự đau khổ của các loài động thực vật. Do đó, chúng ta phải quyết tâm tu tập để thoát ra khỏi quy luật nhân quả, không còn sống bằng sự duyên hợp của các loài nữa, phải chấm dứt tái sanh để vĩnh viễn không còn làm đau khổ chúng sanh.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Thảo mộc cũng sinh ra từ môi trường sống, sống trong môi trường sống và chết trở về với môi trường sống, thì con người, động vật, côn trùng cũng như vậy, cho nên sự sống của thảo mộc và các loài động vật, trong đó có con người là bình đẳng.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Trong sự sống của thảo mộc có sự sống của con người, trong sự sống của con người có sự sống của thảo mộc. Cho nên, con người và thảo mộc nương tựa nhau trong cuộc sống. Thảo mộc có thể sống mà không cần duyên con người, nhưng con người không thể nào sống nếu thiếu các loài thảo mộc. Vì thế, con người phải biết trân trọng sự sống của các loài thảo mộc.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Môi trường tạo ra sự sống cho thảo mộc và chính thảo mộc tác động làm thay đổi môi trường sống trở nên trong lành, đây là quan hệ tương hỗ lẫn nhau.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Nhân quả của thảo mộc tái sanh, chứ không phải bản thân thảo mộc tái sanh.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Dù tính chất của nhân quả thảo mộc có thể ngọt, bùi, đắng, cay, hay tròn, méo như thế nào đi chăng nữa chúng cũng không tồn tại mãi, mà gặp duyên tan sẽ bị hoại diệt. Có trùng trùng duyên tan có thể làm hoại diệt nhân quả thảo mộc.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được, chứ không cố định.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Nhân quả thảo mộc do duyên hợp tạo thành nên nó không có bản ngã (yếu tố cố định tạo thành nhân quả) và không có tự tính (tính chất cố định) mà luôn thay đổi theo các duyên, do luôn thay đổi theo các duyên, nên nhân quả thảo mộc là vô thường, luôn biến dịch.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Nhân quả thảo mộc rất đa dạng và phong phú. Mỗi nhân quả thảo mộc có một đặc tướng, đặc tính duy nhất, khác biệt, không nhân quả nào giống nhân quả nào là bởi vì duyên hợp nhân quả khác nhau.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Đặc tướng, đặc tính nhân quả thảo mộc là do các duyên hợp thành quyết định, có nghĩa là nhân như vậy hợp với những duyên như vậy thì quả phải như vậy, chứ không có đúng sai trong nhân quả, mà tiến trình từ nhân đến quả rất công bằng.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Ở đâu có môi trường sống là ở đó có sự sống của loài thảo mộc phù hợp với môi trường đó.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Từ nhân tới quả không bao giờ chỉ có một duyên đơn lẻ nào có thể quyết định, mà phải hội đủ nhiều duyên hợp lại, có thể nói trùng trùng duyên hợp.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Đã có quả thì phải có nhân, không thể nào có quả mà không bắt nguồn từ nhân ban đầu được.” (Nguyên Thanh)
Ban biên tập
“Qua phân tích nhân quả thảo mộc thì chúng ta thấy rằng:
– Nhân nào quả nấy rất rõ ràng cụ thể, vì thế muốn có quả tốt thì phải gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.” (Nguyên Thanh)