Tu hành tránh pháp ức chế tâm
NỘI DUNG MÔ TẢ
Đạo Phật là đạo trí tuệ đạo đức không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui mình vui, đó là tu thiền định xả tâm. Thiền định xả tâm còn có tên gọi là “Bất Động Tâm Định”. Người có bất động tâm định là người sống trong trí tuệ nhân quả, ứng dụng nhân quả, chủ động điều khiển nhân quả, chuyển hóa nhân quả.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:
Chơn Như, ngày 3 tháng 1 năm 1999
TU HÀNH TRÁNH PHÁP ỨC CHẾ TÂM
Từ Tuệ vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong đời sống của người cư sĩ, con nhận thấy phải tập dần cho bớt ăn bớt ngủ. Về ăn con nên giảm bữa ăn sáng trước hay bữa ăn tối trước, như thế nào tốt hơn?
Khi đã quen hai bữa mà không yếu sức khỏe thì có thể giảm xuống một bữa ngay tại đời sống cư sĩ không?
Con đang chuẩn bị để tăng dần “hành trang” thuận lợi cho giai đoạn sống ở tu viện. Kính xin Thầy chỉ dạy!
Đáp: Muốn sống một đời sống Phạm hạnh thì phải sống đúng lời dạy của Đức Phật, nhưng muốn sống đúng lời dạy của Đức Phật thì phải hết sức tránh sự ức chế thân tâm.
Giáo pháp của Đức Phật là giáo pháp xả tâm, nếu không khéo tu sai lệch sẽ bị ức chế tâm. Phần đông tu sĩ Phật giáo hiện giờ tu sai lệch, rơi vào pháp ức chế tâm mà không biết.
Sự giảm thiểu bớt ăn, bớt ngủ, tức là phải thay thế bằng những việc làm khác có mục đích ly tham đoạn ác pháp để giúp tâm thanh thản, an lạc.
Ví dụ: Hằng ngày, 9 giờ chúng ta đi ngủ, lúc bây giờ chúng ta chỉ cần thức thêm 5 phút, 10 phút hoặc 30 phút. Trong lúc thức thêm thì chúng ta tu tập tỉnh thức và xả tâm trong khi đi kinh hành, vừa đi vừa tác ý nhắc tâm để xả tham, sân, si: “Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành”. Mới đầu tập bớt ngủ thì chỉ cần thức thêm 5 phút mà thôi, rồi từ từ tăng dần lên 10 phút, tu tập cho thuần thục trong 10 phút, rồi mới tăng lên 15 phút đến 30 phút. Đó là cách thức tập bớt ngủ, bớt ngủ tỉnh thức trong chánh niệm thì rất có lợi, làm giảm bớt tâm tham, sân, si, giảm bớt tâm tham, sân, si là tâm thanh thản, an lạc, giải thoát.
Ăn cũng vậy, buổi sáng mọi người đều có ăn điểm tâm. Ta có thể bớt ăn buổi sáng, mà ăn trưa và chiều, vì trưa cả gia đình đều hội họp hoặc buổi chiều.
Muốn cho gia đình đầm ấm yên vui và hạnh phúc thì bữa ăn là bữa sum họp cả gia đình, có như vậy mới tìm thấy tình thân thương trong huyết quản.
Tùy theo sự có mặt đầy đủ mọi người trong gia đình thì chúng ta không nên bỏ bữa ăn đó. Nhiều khi trưa ở sở không về được, chỉ có buổi tối mới có buổi ăn sum họp.
Muốn có sự yên vui của mọi người thì bữa ăn tối hoặc trưa là buổi họp mặt đầy đủ nhất, ta không nên vì sự tu tập mà làm mất sự sum họp của gia đình.
Vậy trong ba bữa ăn con nên khéo léo chọn lấy bữa ăn để tạo hoàn cảnh sum họp gia đình yên vui và hạnh phúc. Chỉ một hành động nhỏ như vậy mà không cân nhắc kỹ lưỡng, khiến cho bữa ăn trong gia đình buồn tẻ.
Đạo Phật là đạo trí tuệ đạo đức không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui mình vui, đó là tu thiền định xả tâm.
Thiền định xả tâm còn có tên gọi là “Bất Động Tâm Định”. Bất Động Tâm Định là đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, là mục đích của đời sống Phạm hạnh, là những oai nghi tế hạnh của bậc Thánh Tăng, là mục tiêu của Đạo Phật, cho nên người nhập Bất Động Tâm Định là người sống đầy đủ đức hạnh làm người: “Không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai”.
Người có bất động tâm định không có nghĩa là tâm họ trơ trơ như đá; người có bất động tâm định là người sống biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng với mọi người, với mọi hoàn cảnh, với mọi sự việc không làm chướng ngại mình, chướng ngại người; người có bất động tâm định là người sống trong trí tuệ nhân quả, ứng dụng nhân quả, chủ động điều khiển nhân quả, chuyển hóa nhân quả.
Tất cả những sự trau dồi thân tâm và tu tập thì phải tu tập từng bước một và phải sáng suốt trong khi tu tập, phải có nghị lực và bền chí, không nên tu tập vài ba hôm rồi nghỉ, mà phải tu tập liên tục có ý chí quyết liệt. Đừng nên lúc thích thì tu, lúc hết thích thì bỏ tu. Tu hành mà theo kiểu một nắng hai sương thì uổng công lắm các bạn ạ!
Đời người trên thế gian này phải vạch ra cho mình một hướng đi rõ ràng, một cuộc sống có đạo đức làm lợi ích cho mình cho người và nhất là phải đạt được mục đích của hướng đi đó.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Từ Tuệ
-
Thời gian
3/1/1999
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
6
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Đời người trên thế gian này phải vạch ra cho mình một hướng đi rõ ràng, một cuộc sống có đạo đức làm lợi ích cho mình cho người và nhất là phải đạt được mục đích của hướng đi đó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người có bất động tâm định không có nghĩa là tâm họ trơ trơ như đá; người có bất động tâm định là người sống biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng với mọi người, với mọi hoàn cảnh, với mọi sự việc không làm chướng ngại mình, chướng ngại người; người có bất động tâm định là người sống trong trí tuệ nhân quả, ứng dụng nhân quả, chủ động điều khiển nhân quả, chuyển hóa nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đạo Phật là đạo trí tuệ đạo đức không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui mình vui, đó là tu thiền định xả tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Muốn cho gia đình đầm ấm yên vui và hạnh phúc thì bữa ăn là bữa sum họp cả gia đình, có như vậy mới tìm thấy tình thân thương trong huyết quản.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Sự giảm thiểu bớt ăn, bớt ngủ, tức là phải thay thế bằng những việc làm khác có mục đích ly tham đoạn ác pháp để giúp tâm thanh thản, an lạc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Muốn sống một đời sống Phạm hạnh thì phải sống đúng lời dạy của Đức Phật, nhưng muốn sống đúng lời dạy của Đức Phật thì phải hết sức tránh sự ức chế thân tâm.
Giáo pháp của Đức Phật là giáo pháp xả tâm, nếu không khéo tu sai lệch sẽ bị ức chế tâm. Phần đông tu sĩ Phật giáo hiện giờ tu sai lệch, rơi vào pháp ức chế tâm mà không biết.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)