NỘI DUNG MÔ TẢ
Bước vào Đạo Đế tức là bước vào một chân lý trong bốn chân lý của Đạo Phật, mà Đạo Đế là pháp hành của Đạo Phật dạy chúng ta để sống trong cuộc sống với mọi người thì làm gì có dạy chúng ta ly gia cắt ái, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ gia đình sự nghiệp, v.v.. mà dạy chúng ta không làm khổ mình khổ người bằng cách sống đúng chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu này, hoặc xem trực tiếp như sau:
SỐNG LÀ TU
Liễu Thiện vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy, sống là tu, tu là sống như thế nào?
Đáp: Thường người ta quan niệm tu hành khác với cuộc sống, khi tu phải lìa xa cuộc sống thế gian, không có sống chung với người thế gian, nghĩa là khi đi tu thì phải cắt ái, ly gia, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả sự nghiệp, lìa xa gia đình, những người thân, ngay cả cha mẹ và anh em dòng họ, v.v.. Người tu hành phải thực hiện các pháp môn hằng ngày như: ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật, v.v..
Những pháp môn này không phải của Đức Phật dạy mà của ngoại đạo khéo lồng vào giáo pháp của Đức Phật để lừa đảo tín đồ Phật giáo.
Bước vào Đạo Đế tức là bước vào một chân lý trong bốn chân lý của Đạo Phật, mà Đạo Đế là pháp hành của Đạo Phật dạy chúng ta để sống trong cuộc sống với mọi người thì làm gì có dạy chúng ta ly gia cắt ái, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ gia đình sự nghiệp, v.v..
Khi bắt đầu vào tu theo pháp môn của Đạo Phật thì Ngài dạy chúng ta phải sống đúng Chánh kiến, nghĩa là hằng ngày chúng ta phải thấy và hiểu biết: cái nào thiện thì biết là thiện, cái nào ác thì biết là ác, biết thiện thì tăng trưởng vì thiện không làm khổ mình khổ người, biết ác thì ngăn ngừa và diệt chúng để không làm khổ mình khổ người. Người thấy và biết sống như vậy là tu tập Chánh kiến.
Sống không làm khổ mình khổ người là tu, người tu tập phải sống có chánh kiến như vậy, mà sống có chánh kiến như vậy tức là tu tập. Như vậy, Đạo Phật không có dạy chúng ta tụng kinh, ngồi thiền, trì chú, cúng bái, tế lễ, v.v.. mà dạy chúng sống đúng Chánh kiến, sống đúng Chánh tư duy, sống đúng Chánh ngữ, sống đúng Chánh nghiệp, sống đúng Chánh mạng, sống đúng Chánh tinh tấn, sống đúng Chánh niệm và như vậy chúng ta sẽ sống đúng Chánh định tức là Chánh thiền định, mà Chánh thiền định tức là bắt đầu từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, mà Sơ Thiền tức là ly dục ly ác pháp, mà ly dục ly ác pháp tức là Chánh kiến.
Như vậy, không phải sống là tu hay sao? Và tu là sống không làm khổ mình khổ người thì có đúng không? Cho nên, thiền định là cuộc sống mà tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, chứ không phải thứ thiền định lìa cuộc sống, “ngồi thiền”.
Sự tu tập của Đạo Phật không lìa cuộc sống, kẻ nào lìa cuộc sống ngồi thiền, tụng kinh, v.v.. thì tu hành không bao giờ có sự giải thoát. Xa lìa cuộc sống mà sống phạm giới, phá giới thì có khác gì cuộc sống của người thế gian, thì người đó tu không đúng Đạo Phật mà đang tu theo ngoại đạo. Tu theo ngoại đạo thì sẽ rơi vào tà kiến, tà niệm, tà thiền, tà định, thì đời đời kiếp kiếp sẽ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Liễu Thiện
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Thường người ta quan niệm tu hành khác với cuộc sống, khi tu phải lìa xa cuộc sống thế gian, không có sống chung với người thế gian, nghĩa là khi đi tu thì phải cắt ái, ly gia, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả sự nghiệp, lìa xa gia đình, những người thân, ngay cả cha mẹ và anh em dòng họ, v.v.. Người tu hành phải thực hiện các pháp môn hằng ngày như: ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật, v.v..
Những pháp môn này không phải của Đức Phật dạy mà của ngoại đạo khéo lồng vào giáo pháp của Đức Phật để lừa đảo tín đồ Phật giáo.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Sự tu tập của Đạo Phật không lìa cuộc sống, kẻ nào lìa cuộc sống ngồi thiền, tụng kinh, v.v.. thì tu hành không bao giờ có sự giải thoát.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)