Lớp Chánh Kiến – Buổi 11: Tổ chức khất thực – Đường đi nhân quả con người (nam)
NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu. Dưới đây là trích đoạn:
ĐƯỜNG ĐI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI
Tu sinh: Thưa Thầy, đường đi nhân quả của con người con chưa hiểu?
Thầy: Đường đi nhân quả của con người, phải không con? Đường đi của nhân quả có ba nơi xuất phát chính.
Thứ nhất là thân hành, thứ hai là khẩu hành và thứ ba là ý hành. Nhân quả vận hành qua ba con đường đó.
Cho nên, nếu con muốn nói về đường đi nhân quả của con người, thì con cần phải nói ba điều này. Nói đại khái như vậy để giúp người nghe hiểu được đường đi của nó. Sau đó, khi đi sâu hơn vào chi tiết, chúng ta sẽ phân tích từng phần, bắt đầu với nhân quả thân hành.
Sau đó, bài kế tiếp sẽ là nhân quả khẩu hành. Khẩu hành chính là những hành động từ miệng của mình. Chỉ con người mới có miệng để giao tiếp. Còn thân hành là những hành động của cơ thể.
Trước hết, chúng ta cần nói về đường đi nhân quả của con người một cách tổng quát. Mình giới thiệu phần đầu, trình bày khái quát để người nghe hiểu được ba nơi xuất phát của nhân quả. Sau đó, chúng ta sẽ đi vào từng chi tiết qua các bài cụ thể.
Đầu tiên, chúng ta nói về thân hành, tiếp theo là khẩu hành, rồi đến ý hành. Khi đã làm xong về thân hành, khẩu hành và ý hành, thì coi như toàn bộ con đường nhân quả của con người đã được thông suốt.
Khi thông suốt rồi, thì mở miệng nói hay làm hành động nào, thì chúng ta biết được nó thuộc nhân quả gì rồi. Điều đó để cho mình thấy như thật, thông suốt như thật, không còn chỗ nào mơ hồ hay không hiểu nữa.
Vì vậy, đầu tiên chúng ta giới thiệu về đường đi nhân quả của con người xuất phát từ ba nơi. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng phần. Mỗi phần đều rộng rãi, mênh mông lắm, mấy con ạ. Nếu mấy con hiểu và triển khai được, thì tất cả hành động của mấy con sẽ trở thành hành động thiện, không còn hành động ác nữa.
Lời nói của mấy con cũng vậy, sẽ luôn luôn ôn tồn, nhã nhặn, thành thật, không còn sự dối trá. Khi học về vấn đề này, mấy con sẽ dần trở thành những con người có ái ngữ, lời nói chân thật, không có ngôn ngữ xảo trá. Nếu sử dụng ngôn ngữ xảo trá, thì đó đã là ngôn ngữ ác và tạo ra nhân ác. Kết quả là sau này, người khác sẽ chửi mắng mấy con nghe.
Và cái ý của mấy con thanh tịnh, nghĩa là mấy con đã ly dục, ly ác pháp. Mấy con phải hiểu như vậy.
Cho nên, khi học về bài đường đi nhân quả và đi đến phần ý hành, thì tâm của mấy con sẽ trở nên rất thanh tịnh. Ý hành là những suy tư diễn ra trong đầu óc của mấy con. Khi mấy con đã thông suốt được nhân quả thì tâm thanh tịnh. Thanh tịnh có nghĩa là mấy con đã ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
Mấy con phải làm những bài này bằng cách nhẩm đi nhẩm lại rất nhiều lần. Những bài về nhân quả thảo mộc chỉ nhằm chứng minh cụ thể để mấy con hiểu rõ hơn về nhân quả, giống như hạt và trái. Nhưng khi đến những bài này, luôn luôn có sự áp dụng vào bản thân của mấy con rất nhiều, cả về thân lẫn tâm. Nó đòi hỏi mấy con phải chú ý đến hành động của thân, lời nói, và cả suy nghĩ. Do đó, tri kiến của mấy con buộc lòng phải được triển khai toàn triệt mọi vật và mọi ác pháp tác động đến mình. Từ đó, mấy con sẽ biết rõ nó nằm ở đâu trên đường đi của nhân quả, và cứu cánh của mấy con là ở chỗ đó.
Để phá hôn trầm, chỉ cần Chánh Niệm Tĩnh Giác thôi, chứ không có gì. Cho nên ở đây, mấy con thấy đường đi của chương trình giáo dục đào tạo cho mấy con trở thành vô lậu được Thầy đưa ra rất rõ ràng. Chỉ có mấy con chịu khó hay không chịu khó, chịu tu hay không chịu tu mà thôi. Đó là trách nhiệm của mấy con, vì Thầy đã dạy rất rõ và hướng dẫn cách áp dụng cụ thể.
Nghĩa là áp dụng từng chút một, khi mà thông suốt nhân quả con người rồi, thì bắt buộc mấy con phải áp dụng. Nếu mấy con áp dụng mà lơ mơ là bị đòn, giống như Thầy dạy toán rồi, mấy con áp dụng làm bài không được là bị đòn chứ sao!? Bị khẽ tay đó. Phải áp dụng cho được. Học pháp thông suốt rồi thì phải áp dụng vào đời sống của mình ngay liền. Học tới đâu thì áp dụng tới đó, cho đến khi áp dụng trọn vẹn.
Khi áp dụng, chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý, nghĩa là có phương pháp cụ thể, rõ ràng. Học tới đâu Thầy hướng dẫn mấy con từng bước cách thức áp dụng vào tới đó. Mấy con hãy yên tâm, Thầy hướng dẫn tới đâu thì mấy con sẽ được giải thoát tới đó, được bình an.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Tu sinh lớp Chánh kiến
-
Chuyển ngữ bởi
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Xuất bản tại
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
12/11/2005
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
105
-
Thể loại
Giáo án
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Từ khoá
- thân hành
- giới luật
- cơm chay
- khất thực
- tưởng
- chánh niệm tĩnh giác
- nhân quả con người
- nhiếp tâm
- an trú tâm
- cúng dường
- ý hành
- Mục Kiền Liên
- ly dục
- tu hành
- ly ác pháp
- khẩu hành
- từ thiện
- hôn trầm
- oai nghi
- tế hạnh
- tổ chức
- đời sống
- bất động tâm
- im lặng như thánh
- thùy miên
- đường đi
- buổi 11
- bài 11
- giờ giấc
- kiểm tra
- phân lớp
- y áo
- Trung Tâm An Dưỡng
- vượt qua
- sóng gió
- sóng gió Chơn Như
- thiện xảo
- lớp Chánh kiến
- Định Vô Lậu
Thiện Tâm
Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏
Ban biên tập
“Mấy con phải làm những bài này bằng cách nhẩm đi nhẩm lại rất nhiều lần. Những bài về nhân quả thảo mộc chỉ nhằm chứng minh cụ thể để mấy con hiểu rõ hơn về nhân quả, giống như hạt và trái. Nhưng khi đến những bài này, luôn luôn có sự áp dụng vào bản thân của mấy con rất nhiều, cả về thân lẫn tâm. Nó đòi hỏi mấy con phải chú ý đến hành động của thân, lời nói, và cả suy nghĩ. Do đó, tri kiến của mấy con buộc lòng phải được triển khai toàn triệt mọi vật và mọi ác pháp tác động đến mình. Từ đó, mấy con sẽ biết rõ nó nằm ở đâu trên đường đi của nhân quả, và cứu cánh của mấy con là ở chỗ đó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Cho nên, khi học về bài đường đi nhân quả và đi đến phần ý hành, thì tâm của mấy con sẽ trở nên rất thanh tịnh. Ý hành là những suy tư diễn ra trong đầu óc của mấy con. Khi mấy con đã thông suốt được nhân quả thì tâm thanh tịnh. Thanh tịnh có nghĩa là mấy con đã ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vì vậy, đầu tiên chúng ta giới thiệu về đường đi nhân quả của con người xuất phát từ ba nơi. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng phần. Mỗi phần đều rộng rãi, mênh mông lắm, mấy con ạ. Nếu mấy con hiểu và triển khai được, thì tất cả hành động của mấy con sẽ trở thành hành động thiện, không còn hành động ác nữa.
Lời nói của mấy con cũng vậy, sẽ luôn luôn ôn tồn, nhã nhặn, thành thật, không còn sự dối trá. Khi học về vấn đề này, mấy con sẽ dần trở thành những con người có ái ngữ, lời nói chân thật, không có ngôn ngữ xảo trá. Nếu sử dụng ngôn ngữ xảo trá, thì đó đã là ngôn ngữ ác và tạo ra nhân ác. Kết quả là sau này, người khác sẽ chửi mắng mấy con nghe.
Và cái ý của mấy con thanh tịnh, nghĩa là mấy con đã ly dục, ly ác pháp. Mấy con phải hiểu như vậy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Khi thông suốt rồi, thì mở miệng nói hay làm hành động nào, thì chúng ta biết được nó thuộc nhân quả gì rồi. Điều đó để cho mình thấy như thật, thông suốt như thật, không còn chỗ nào mơ hồ hay không hiểu nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Trước hết, chúng ta cần nói về đường đi nhân quả của con người một cách tổng quát. Mình giới thiệu phần đầu, trình bày khái quát để người nghe hiểu được ba nơi xuất phát của nhân quả. Sau đó, chúng ta sẽ đi vào từng chi tiết qua các bài cụ thể.
Đầu tiên, chúng ta nói về thân hành, tiếp theo là khẩu hành, rồi đến ý hành. Khi đã làm xong về thân hành, khẩu hành và ý hành, thì coi như toàn bộ con đường nhân quả của con người đã được thông suốt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Đường đi của nhân quả có ba nơi xuất phát chính.
Thứ nhất là thân hành, thứ hai là khẩu hành và thứ ba là ý hành. Nhân quả vận hành qua ba con đường đó.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)