Sống đạo đức chứ đừng ức chế tâm
NỘI DUNG MÔ TẢ
Mẹ cháu muốn cháu tu hành thoát khổ, nhưng cháu có biết đời khổ đâu, vì thế mà cháu ức chế lòng ham muốn, muốn cái gì cũng không được. Đây cũng là bài học cho những người tu ức chế tâm dù đó là pháp Phật, nếu không biết cách, tu sai vẫn thành bệnh.
Qúy bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày 2 tháng 8 năm 1999
SỐNG ĐẠO ĐỨC CHỨ ĐỪNG ỨC CHẾ TÂM
Kính gửi: Liễu Tâm!
Thầy du hành trong dân gian là giữ Phạm hạnh của Đức Phật ngày xưa.
Một tu sĩ của Đạo Phật phải là một du tăng, có du tăng khất sĩ mới xả sạch cuộc đời, mới buông xuống hết.
Vì sự đau khổ của con người, Thầy không thể ngồi yên một chỗ được, phải du hành khắp mọi nơi, tìm trong mọi hành động của con người để viết ra bài học đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người. Ngồi một chỗ mà viết thì không cụ thể, chỉ tưởng ra sẽ không chính xác.
Dù một ngày Thầy còn sống trên mảnh đất, thì phải làm gì có lợi ích cho chúng sanh, cho con người, phải không con?
Chuyện tu hành không khó, thế mà các con tu hành quá khó khăn, chỉ vì đời chưa bỏ được mà đạo lại muốn thêm.
Cháu Ngọc chỉ vì ức chế tâm quá nhiều, lúc tuổi trẻ còn đầy lòng ham muốn, cháu đã nói với Thầy: “Đời có gì khổ đâu, chỉ vì người ta quá tham vọng mà khổ”.
Mẹ cháu muốn cháu tu hành thoát khổ, nhưng cháu có biết đời khổ đâu, vì thế mà cháu ức chế lòng ham muốn, muốn cái gì cũng không được.
Đây cũng là bài học cho những người tu ức chế tâm dù đó là pháp Phật, nếu không biết cách, tu sai vẫn thành bệnh.
Trường hợp cháu Ngọc bị người khác phá độc cư, khêu gợi làm sống lại lòng ham muốn của cháu trong khi tu sai không chịu xả tâm, dồn nén ức chế lòng ham muốn, khi bị khêu gợi sống lại khiến cháu mất tự chủ. Từ lâu cháu thần thánh hóa mọi người, hễ ai là người tu đều là thánh thiện, đều là Phật cả. Khi tâm cháu hưng phấn thì cháu từ trên trời rơi xuống địa ngục, cháu không còn bình tĩnh và tự chủ khi thần kinh bị hưng phấn.
Trị bệnh này không khó, chỉ cần một người đức hạnh đầy đủ gần gũi an ủi và đem lại niềm tin cho cháu thì thần kinh không bị hưng phấn.
Nếu cháu Ngọc là nam thì Thầy cho cháu Ngọc sống gần bên Thầy, cháu sẽ hết bệnh ngay.
Các con giữ kín là tốt, nhưng đối với Thầy thì không có gì cả, chỉ là nhân quả và phước báo của chúng sanh quá mỏng mà thôi, danh lợi, khen chê có gì đâu, chỉ làm sao đem lại lợi ích cho con người, mọi người sống an vui, hạnh phúc, đó là niềm vui của Thầy.
Thầy không bỏ các con đâu mà các con sợ, Thầy lo cho các con có một nền đạo đức để các con sống, sống an vui và hạnh phúc.
Thầy phải sống, sống để làm nên đạo đức cho loài người, cho nên Thầy chưa diệt độ, nhưng cơ thể Thầy cũng quá cằn cỗi rồi, luật vô thường sẽ không tha một ai, chỉ còn nhờ vào đạo lực để duy trì được ngày nào lợi ích cho chúng sanh hay ngày ấy.
Thầy có lời thăm và chúc các con vui mạnh, xả tâm tốt, sống đúng luật nhân quả.
Thầy của con
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Liễu Tâm
-
Chuyển ngữ bởi
Thư viện Thầy Thông Lạc
-
Thời gian
2/8/1999
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
10
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏
Ban biên tập
“Thầy phải sống, sống để làm nên đạo đức cho loài người, cho nên Thầy chưa diệt độ, nhưng cơ thể Thầy cũng quá cằn cỗi rồi, luật vô thường sẽ không tha một ai, chỉ còn nhờ vào đạo lực để duy trì được ngày nào lợi ích cho chúng sanh hay ngày ấy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Mẹ cháu muốn cháu tu hành thoát khổ, nhưng cháu có biết đời khổ đâu, vì thế mà cháu ức chế lòng ham muốn, muốn cái gì cũng không được. Đây cũng là bài học cho những người tu ức chế tâm dù đó là pháp Phật, nếu không biết cách, tu sai vẫn thành bệnh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chuyện tu hành không khó, thế mà các con tu hành quá khó khăn, chỉ vì đời chưa bỏ được mà đạo lại muốn thêm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)