Ngày đăng  

09/01/2024, 08:50

NỘI DUNG MÔ TẢ

Mọi vật sinh ra đều do duyên hợp tạo thành, mà đã duyên hợp tạo thành thì không thể nào ra khỏi quy luật sinh diệt của nhân quả. Do đó, mọi vật đều phải theo quy luật: thành, trụ, hoại, không của nhân quả. Không có một vật gì thường hằng vĩnh viễn trên hành tinh này. Cho nên, nhân quả thiện ác là một bi hài kịch đang diễn xuất theo quy luật vận hành sinh diệt của vũ trụ, vì không hiểu chúng ta lầm chấp cái ta nên bị luân hồi mãi mãi.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Nghe” ở trên để toàn bộ nội dung sách nói tư liệu này.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả chúng sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Vì hiểu biết nhân quả, cho nên mọi người, mọi vật chung quanh ta đều là những người thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ, đừng giết hại chúng, đừng làm chúng đau khổ mà hãy thương xót chúng như thương thân ta vậy con ạ!

Nhân quả tương ưng tái sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chúng ta khởi lòng thương yêu thì từ trường thiện đó nó sẽ biến trong vũ trụ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống. Nó không có sanh làm loài vật, bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện, có ác, có khổ rồi. Cho nên, lòng từ mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống mấy con bình an bấy nhiêu.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Thiện Tâm

07:07 16 Th1 2024
1

Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏❤️

pham hung thanh

01:53 10 Th1 2024
1

Dạ con xin có đôi dòng tâm sự… nếu có gì sai sót xin quý thiện hữu chỉ dạy con xin cám ơn ạ. Theo con hiểu được hể làm ác thì nhận quả bất thiện, mà làm thiện thì nhận được quả an lạc và hạnh phúc. Thí dụ: nếu một ăn mặn… thì thân thể thường hay bị bệnh và tâm thường tham sân si sanh khởi… chính vì thế cứ rơi vào trong các pháp: ưu, bi sầu khổ, bệnh rồi chết một cách đau khổ. còn mình ăn chay thì thân thể dẻo đây và khỏe mạnh… còn tâm thì thường thường vui vẻ nhẹ nhàng và đầy lòng thương tưởng đến nỗi khổ của mình và những người xung quanh… để chuyển đổi nhân quả của chính mình từ khổ sang lạc và thường trú trong bất động thân tâm. Kính mong quý thiện hữu chỉ dạy thêm cho con ạ… mong rằng các loài hữu tình thường trụ bất động. Con xin hết .

Ban biên tập

08:53 09 Th1 2024
1

“Cho nên, nhân quả thiện ác là một bi hài kịch đang diễn xuất theo quy luật vận hành sinh diệt của vũ trụ, vì không hiểu chúng ta lầm chấp cái ta nên bị luân hồi mãi mãi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:52 09 Th1 2024
2

“Ví dụ 2: Một người bắt gà làm thịt, khi hành động cắt cổ gà, con gà đau đớn giãy giụa kêu la, nhưng không thoát khỏi bàn tay hung ác của con người, cuối cùng con gà chết để trở thành thực phẩm cho con người.

Hành động cắt cổ con gà là nhân ác, còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là quả khổ.

Hành động cắt cổ con gà là nhân ác, là nghiệp ác. Nghiệp ác ấy tương ưng sinh ra con gà để trả quả báo cắt cổ. Đó là nghiệp ông A làm mà ông B chịu.

Còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là nghiệp quả khổ. Nghiệp quả khổ tương ưng vào bản thân người cắt cổ gà nên phải chịu quả bệnh tật nơi thân, đau nhức nơi cổ họng. Đó là nghiệp ông A làm ông A chịu trong hiện kiếp. Nếu ông A cứ giết gà thì nghiệp quả ác tương ưng vào cận tử nghiệp, khi bỏ thân này ông A phải tái sinh nhiều gà, vịt, heo, dê, v.v.. để trả quả giết hại. Trong khi đó ông A vẫn còn sống nhưng những hành động ác của ông vẫn tiếp tục đi tái sinh luân hồi làm thân gà, vịt, heo, dê, bò, ngựa để trả nghiệp ác.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:52 09 Th1 2024
2

“- Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác thì kết quả sẽ bị người ta bắt đánh đập và tù tội. Tương lai người ấy cũng bị trộm cắp tài sản. Đó là nhân quả hiện tại và tương lai ông A làm ông A chịu.

– Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác khiến cho người mất của cải tài sản khổ đau. Từ trường nghiệp tham lấy của cải tài sản và từ trường nghiệp bị mất của cải tài sản hợp chung lại thành một từ trường tương ưng với người có tâm tham lam và sợ mất của cải hợp duyên sinh ra một người khác để chịu quả báo đau khổ bị người khác lấy của cải tài sản. Đó là nhân quả hiện tại ông A làm mà ông B chịu quả khổ đau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Người đọc

    Thích Nữ Như Hạnh

  • Thời lượng

    5 phút 42 giây

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone