Ngày đăng  

01/07/2024, 08:21

NỘI DUNG MÔ TẢ

Do nhân quả mà có âm dương, nếu không nhân quả thì âm dương cũng không có. Một người tu chứng đạo thì nam hay nữ đều như nhau thì đâu gọi là âm dương. Bởi thân tâm họ thanh tịnh thì dục không còn, dục không còn thì âm dương chỗ nào được?
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 10 tháng 10 năm 2009

VÔ LẬU, ÂM DƯƠNG, NGHIỆP, CÁI BẤT TỬ

Hương Quang vấn đạo

Hỏi: Kính Thầy, Trưởng lão Thích Thông Lạc!

Con, Hương Quang trước kính lời vấn an Thầy, sau con có vài thắc mắc như sau:

1- Kính xin Thầy giải thích cho con trước khi con đưa bài “37 Phẩm trợ đạo” lên mạng. Bài này sẽ làm cho đại chúng lộn đầu xuống đất thêm một lần nữa, vì từ lâu người ta lầm tưởng Bát Chánh Đạo không có trong 37 phẩm trợ đạo mà thế vào đó là Tứ Bất Hoại Tịnh và Tứ Vô Lượng Tâm do tri kiến giải thoát của Thầy viết ra. Con xin kính ngưỡng trí tuệ cao siêu của Thầy, và xin muôn đời cung kính!

Trong tập sách “37 Phẩm trợ đạo” trang 21 – Bài dạy thứ tư: Khi Thầy viết đề cập đến chế ngự các căn thì có nêu lên 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, khẩu, thân và ý) đừng cho tiếp xúc với các trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) mà không có “pháp”? Con không rõ là do thiếu sót hay Thầy trắc nghiệm lại với Phật tử chúng con là có thật để ý đến pháp Thầy dạy hay không? Hơn nữa, ở trang 34 – câu 4: “Tu tập ba thiện hạnh thì phải chế ngự các căn” thì nơi đây Thầy chỉ có viết vào 5 căn (nhĩ, nhãn, tỷ, thiệt, thân) thôi mà không có “ý”. Vậy xin Thầy từ bi chỉ rõ và soi sáng cho chúng con thêm?

2- Câu hỏi dưới đây là con ghi lại lời những người thắc mắc hỏi con nhờ Thầy giảng dùm:

2a- Người nữ khi chứng quả vô lậu mà còn trẻ thì kinh nguyệt có còn tiếp tục không?

2b- Kinh nguyệt có phải do dục mà tụ tán.

3a- Luật âm dương và sự liên hệ đến nhân quả, xin Thầy giảng thật kỹ và đầy đủ về cặp vấn đề âm dương và nhân quả, đây là vấn đề cũng rất quan trọng vì nó là nền tảng triết học và ứng dụng học thuật của cả một nền văn hóa phương Đông lâu đời.

3b- Riêng về cấu tạo con người, một số vấn đề cần hiểu rõ như thế này: Nếu nói cấu tạo con người là từ ngũ uẩn (hay tứ đại) và khi chết là hết, tan rã hoàn toàn trở về cát bụi, chỉ có nghiệp đi tái sanh. Vậy cái gì chứa đựng nghiệp đó trong suốt cuộc đời mấy mươi năm đó để đi tái sanh? Trong 49 giờ sau tắt thở, cả khối (túi) nghiệp của một người chết tương ưng với tâm tham, sân, si của thai nhi mà nhập vào tái sanh hay chỉ từng nghiệp riêng lẻ tích tập đầy trong không gian ngẫu nhiên bị hút vào thai nhi tái sinh? Tâm tham, sân, si của thai nhi ban đầu từ đâu mà có để tương ưng với nghiệp lực để hút nghiệp lực tái sanh trong khi còn là một bào thai thì tâm sẽ sạch trơn?

Trong trường hợp tu tập chứng đạo như chư vị Phật và Thầy thì cái gì sẽ bất tử (để nhập Niết Bàn) sau khi bỏ thân xác và cái đó khác gì với ngũ uẩn? Khi còn ngũ uẩn thì “cái đó” ở đâu?

Nhân dịp ngày sinh nhật của Thầy sắp đến, con kính chúc Thầy an lạc và tự tại để dìu dắt chúng con còn trầm luân sớm qua bên kia bờ giác.

Kính thư

Con của Thầy

Hương Quang

Đáp: Kính gửi: Hương Quang!

1- Do sự thiếu sót, sáu căn và sáu trần các con đều thông suốt, tại sao lại hỏi Thầy? Như vậy, Thầy viết thiếu cũng tu tập thiếu hay sao?

2a- Con có hiểu chữ “vô lậu” không?

Khi một người tu chứng thì thân tâm thanh tịnh thì còn đâu là bất tịnh của phụ nữ.

2b- Do nhân quả mà có âm dương, nếu không nhân quả thì âm dương cũng không có.

Một người tu chứng đạo thì nam hay nữ đều như nhau thì đâu gọi là âm dương. Bởi thân tâm họ thanh tịnh thì dục không còn, dục không còn thì âm dương chỗ nào được?

3a- Không gian là nơi chứa đựng nghiệp, đến khi bỏ thân này thì tất cả nghiệp đang lưu giữ trong không gian sẽ tương ưng tái sanh.

Nói nghiệp tức là nói tham, sân, si, mạn, nghi của con người đã tạo tác qua các hành động thân, miệng, ý.

Thai nhi là kết quả của nghiệp tham, sân, si, mạn, nghi, chứ ngoài tham, sân, si, mạn, nghi thì không có thai nhi.

3b- Chư Phật và Thầy không có cái bất tử, cái bất tử là của ngoại đạo.

Niết Bàn cũng không có, cho nên Phật và Thầy không nhập Niết Bàn, nhập Niết Bàn là của ngoại đạo.

Phật và Thầy khi còn sống cũng như khi chết, dục và ác pháp không làm động tâm được, cho nên không có cái gì cả. Có cái gì là các con còn dính mắc, không có cái gì các con cũng dính mắc.

Câu hỏi của con là kẻ phàm phu còn ở trong hai cực đoan “có, không”.

Hãy lo cứu mình, đừng nên phóng dật mà trôi lăn trong đau khổ.

Kính ghi

Thầy của các con

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nghiệp lực nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguyên Thành

Nghiệp lực nhân quả như thế nào? Khi nghe người ta chửi mắng mình, tâm tức giận không nhẫn được, đó là nghiệp lực nhân quả của tâm sân.

Sống thiện là chứng đạo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử TP. HCM

Muốn chuyển đổi thói quen xấu ác thành thói quen tốt đẹp hiền thiện thì hằng ngày tu tập không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ chúng sanh, nhờ biết sống tu tập như vậy thì huân tập nghiệp thiện trở thành chứng quả A La Hán. Quả A La Hán là quả toàn thiện, tức là thói quen thiện. Thói quen thiện là thương yêu người và động vật, cỏ cây. Khi chuyển thói quen xấu ác thành thói quen tốt hiền thiện thì làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
5.0
Tổng 4 lượt bình luận

Thiện Tâm

07:57 01 Th7 2024
0

Con kính tri ân Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏❤️

Ban biên tập

08:24 01 Th7 2024
2

“Không gian là nơi chứa đựng nghiệp, đến khi bỏ thân này thì tất cả nghiệp đang lưu giữ trong không gian sẽ tương ưng tái sanh.

Nói nghiệp tức là nói tham, sân, si, mạn, nghi của con người đã tạo tác qua các hành động thân, miệng, ý.

Thai nhi là kết quả của nghiệp tham, sân, si, mạn, nghi, chứ ngoài tham, sân, si, mạn, nghi thì không có thai nhi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:24 01 Th7 2024
2

“Do nhân quả mà có âm dương, nếu không nhân quả thì âm dương cũng không có.

Một người tu chứng đạo thì nam hay nữ đều như nhau thì đâu gọi là âm dương. Bởi thân tâm họ thanh tịnh thì dục không còn, dục không còn thì âm dương chỗ nào được?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

08:23 01 Th7 2024
2

“Khi một người tu chứng thì thân tâm thanh tịnh thì còn đâu là bất tịnh của phụ nữ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Hương Quang

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    10/10/2009

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    11

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone