Ngày đăng  

10/06/2022, 18:40

NỘI DUNG MÔ TẢ

Từ chỗ quyết tu thì từ trường chúng ta phóng xuất ra là từ trường thanh thản, an lạc, vô sự, nó sẽ không còn ở trong môi trường sống này nữa, vì nó không tương ưng nhau được, nó không tái sanh, mà nó không ngoài không gian này, cho nên nó ra ngoài nhân quả. Một người tu làm chủ nhân quả tức là người ta ra ngoài nhân quả, ra ngoài nhân quả tức là môi trường thiện ác không còn có nữa. Cho nên, giữ tâm thanh thản là ra ngoài nhân quả. Động một chút là còn ở trong quy luật nhân quả, không động là chúng ta ra khỏi quy luật nhân quả.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tài liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Lớp Chánh Kiến, ngày  tháng 11 năm 2005

TỪ TRƯỜNG NHÂN QUẢ

Liễu Huệ vấn đạo

Hỏi 1: Con thưa Thầy, con nghe Thầy nói về từ trường, con tưởng tượng như là luồng khí trong không khí phải không Thầy?

Đáp: Nó không phải là từ trường, tại vì nó là danh từ Thầy đặt, nó vô hình, bởi vì con thấy Thầy chửi người ta có âm thanh Thầy chửi, cái lòng tức của Thầy, nhưng mà cái lực của nó không phải là không khí, là luồng gì hết, nó vô hình vô cùng nhưng mà nó có ở trong không gian chúng ta.

Tại sao nó có? Con có thấy những hình ảnh vẫn còn lưu lại. Cũng như bây giờ trong lớp học chúng ta vậy, nhưng 1.000 năm sau cũng còn, nó đâu có mất. Cho nên vì vậy người ta vào Tam Minh người ta thấy cái hình ảnh đó cụ thể, rõ ràng. Bây giờ cả hai ngàn mấy trăm năm rồi, Đức Phật giảng đạo lúc còn trẻ chứ chưa già, mới đi ra thuyết giảng, cái hình ảnh trẻ đó nó cũng vẫn còn như thường, rồi hình ảnh Đức Phật sắp sửa nhập Niết Bàn, ông già 80 tuổi rồi cũng còn trong đó, nó đâu có xóa đâu. Thì cái đó Thầy không biết nói làm sao, Thầy cũng không hiểu mà nói cho mấy con được, Thầy thấy biết mà Thầy nói sao được, nhưng mà nó không có cái luồng không khí, nó như dòng điện, hay như thế nào… bởi vì nhiều khi dòng điện đi trong dây đồng mình cũng đâu có biết mà nó lại cháy đèn, phải không? Thầy không nói được cái này. Nó không thấy được, nhưng mà nó có chứ, nó không có sao được!? Thầy ví dụ những cái đó nó cụ thể như vậy.

Cũng như bây giờ không khí của chúng ta có nhiều cái vô hình, nó pha trộn ở trong này nhiều lắm, những chất bẩn cũng có, những chất thanh tịnh cũng có, đủ thứ lộn xộn, mặc dù hít thở mình thấy sống như vậy, nhưng mà thật sự trong đó nó có nhiều lắm. Cho nên, “từ trường” chỉ là một danh từ mượn theo khoa học nói cho nó có vẻ chứ Thầy chưa có biết danh từ để gọi nó, nhưng mà mường tượng.

Cũng như các con thấy nam châm chứ gì, để miếng sắt nó có sức hút, cái sức hút đó mình đâu có thấy mà sao nó hút mảnh sắt được, các con hiểu chỗ đó! Nó gọi là từ trường của nam châm.

Mình nói một lời nói ác thì từ trường nó phóng ra, mình nói một lời nói thiện thì từ trường nó phóng ra. Cái ý của Thầy mà giữ thanh thản, an lạc, vô sự nó phóng ra cái từ trường đó, các con hiểu không! Thầy nói từ trường để cho các con mường tượng giống như từ trường của nam châm, từ trường của điện, cái từ trường của năng lượng mặt trời… tất cả những cái đó đều có từ trường. Cũng như lá cây phóng xuất ra dưỡng khí hay thán khí, hình ảnh đó mắt mình không thấy được cụ thể nhưng mà vẫn có. Các nhà khoa học có máy móc người ta đo được, mình thì không thấy được.

—o0o—

Hỏi 2: Mô Phật, kính bạch Thầy! Nói về từ trường, tuy rằng nó không nhìn thấy nhưng vẫn cảm thấy được, thí dụ như có một nơi nào đó có chiến tranh, chết chóc nhiều, số lượng người chết đông, nhưng mà lâu tận bao nhiêu chục năm đi nữa, khi mà đi qua đó tự nhiên con người mình nó rợn lên, nó sợ. Từ trường nó lạnh, nó ớn hay nó làm sao đó… Hoặc thí dụ như một ngôi làng, một chỗ nào mình nghe nói có bọn cướp, lúc mình tới thăm cũng sợ, tự nhiên từ trường ác làm mình sợ mà mình không thấy được từ trường đó. Thì cái này giải thích như thế nào?

Đáp: Cái đó là qua sự giao cảm của con trong khoảng không gian đó nó có ảnh hưởng rất lớn là tại vì, mặc dù con không tiếp nhận nhưng vì ở đó còn sát khí chỗ người ta chết, nó rờn rợn.

Cũng như bây giờ Thầy nói con đi qua đồng mả, có nhiều người chết đem chôn ở đó, đi ngang cũng nghe rờn rợn, tại vì cảm nhận qua cái tưởng của mình, cảm nhận không rõ ràng, nó cảm nhận sự sợ của nó. Cho nên, hầu như bản chất của chúng ta sợ thì nó có cái đó, mà không sợ thì nó bình thường. Từ trường này nó không phải như vậy. Cái đó là sự giao cảm giữa mình với bầu không khí tại địa điểm đó.

Còn từ trường này nó là cái nghiệp rồi, thành ra nói nó tương tự để cho chúng ta hiểu thôi, nó giống như từ trường của nam châm, nó không phải sợ ai hết, nhưng mà nó vẫn có ở trong không gian chúng ta, bởi vì người nào nói nó cũng phóng xuất ra, người nào làm hành động thiện ác nó cũng phóng xuất ra. Nhờ từ trường đó mà tiếp nhận được sự sống của chúng ta, chứ nếu mà không có từ trường đó thì không tiếp nhận sự sống của chúng ta được. Nó là môi trường sống, cái này phóng xuất ra để cho cái kia sống, cho nên nó luân chuyển sống, nó cứ thiện – ác, thiện – ác hoài, nó không bao giờ hết.

Ông Phật dạy chúng ta sống không còn thiện ác nữa, cho nên cái từ trường đó nó khác tất cả những từ trường trong môi trường sống của chúng ta, vì môi trường sống của chúng ta là môi trường nhân quả, cho nên nó mới phóng xuất như vậy. Nhưng mà từ chỗ quyết tu thì từ trường chúng ta phóng xuất ra là từ trường thanh thản, an lạc, vô sự, nó sẽ không còn ở trong môi trường sống này nữa, vì nó không tương ưng nhau được, nó không tái sanh, mà nó không ngoài không gian này, cho nên nó ra ngoài nhân quả. Con nghe một người tu làm chủ nhân quả tức là người ta ra ngoài nhân quả, ra ngoài nhân quả tức là môi trường thiện ác không còn có nữa. Cho nên, con giữ tâm thanh thản là con ra ngoài nhân quả.

Con thấy trong không gian chúng ta có trạng thái thanh thản, trạng thái mà không tham, sân, si, đó là từ trường thanh thản. Từ trường thanh thản không bị quy luật nhân quả, cho nên Thầy nói nó ra khỏi ngoài môi trường sống của chúng ta rồi.

Vì vậy, từ khi Thầy chết rồi thì nó đâu còn tái sanh được nữa, các con hiểu không? Thầy muốn tái sanh thì Thầy phải tập tham, sân, si trở lại, Thầy nói như vậy mấy con hiểu. Bởi vì mình lọt vào môi trường đó nó mới sanh được, còn mình ở ngoài môi trường đó thì nó không sanh. Mà bây giờ Thầy đang tập, Thầy ở ngoài môi trường và cuối cùng Thầy đã sống ở ngoài môi trường rồi, mà sống ở ngoài môi trường thì mới làm chủ được nhân quả của nó.

Cho nên bây giờ, thân Thầy đau, Thầy bảo hết là nó hết, các con hiểu không? Mà Thầy muốn chết, Thầy bảo nó chết là nó chết, tức là Thầy ra ngoài nhân quả rồi.

Còn mình bị trong quy luật nhân quả thì nó muốn chết mình cãi không được, mà nó muốn sống thì mình nằm la liệt đó, nó để cho chúng ta sống vậy. Cho nên, chúng ta bị quy luật nhân quả rồi.

Còn chúng ta ra ngoài quy luật nhân quả thì chúng ta phải có một từ trường khác, nó không ở trong từ trường của nhân quả. Cho nên, học bài nhân quả chúng ta phải thấu rõ chúng ta đang sống ra ngoài quy luật nhân quả là chúng ta giữ tâm bất động. Động một chút là còn ở trong quy luật nhân quả, không động là chúng ta ra khỏi quy luật nhân quả.

Bởi vì nó tuyệt vời, nó hay! Tại sao ông Phật biết được chỗ này mà dạy chúng ta tu học, cho nên chúng ta phải cố gắng tu học, như vậy mới đúng. Biết được thì chúng ta không cần thần thông phép tắc gì cả, mà chỉ cần tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự, đó là chân lý thật sự của Đạo Phật ra khỏi môi trường đau khổ này. Con hiểu chưa?

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả tương ưng tái sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đào tạo

Chúng ta khởi lòng thương yêu thì từ trường thiện đó nó sẽ biến trong vũ trụ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống. Nó không có sanh làm loài vật, bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện, có ác, có khổ rồi. Cho nên, lòng từ mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống mấy con bình an bấy nhiêu.

Vượt qua nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Pháp

Cuộc đời con người đều do nhân quả, nếu ta không cố chuyển nhân quả để thoát ra nó thì ta sẽ bị nó dẫn đi trong đường khổ đau. Vượt qua nhân quả bằng cách ngăn ác diệt ác pháp tức là biết tùy thuận, nhẫn nhục và bằng lòng trước mọi cảnh.
5.0
Tổng 4 lượt bình luận

Ban biên tập

06:44 10 Th6 2022
0

“Còn chúng ta ra ngoài quy luật nhân quả thì chúng ta phải có một từ trường khác, nó không ở trong từ trường của nhân quả. Cho nên, học bài nhân quả chúng ta phải thấu rõ chúng ta đang sống ra ngoài quy luật nhân quả là chúng ta giữ tâm bất động. Động một chút là còn ở trong quy luật nhân quả, không động là chúng ta ra khỏi quy luật nhân quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:43 10 Th6 2022
0

“Con thấy trong không gian chúng ta có trạng thái thanh thản, trạng thái mà không tham, sân, si, đó là từ trường thanh thản. Từ trường thanh thản không bị quy luật nhân quả, cho nên Thầy nói nó ra khỏi ngoài môi trường sống của chúng ta rồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:43 10 Th6 2022
0

“Ông Phật dạy chúng ta sống không còn thiện ác nữa, cho nên cái từ trường đó nó khác tất cả những từ trường trong môi trường sống của chúng ta, vì môi trường sống của chúng ta là môi trường nhân quả, cho nên nó mới phóng xuất như vậy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

06:42 10 Th6 2022
0

Từ trường nhân quả chính là nghiệp lực của chúng ta.

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liễu Huệ

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    11/2005

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    9

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone