Ấn bản điện tử liên quan

Quay lại

Tu Định Vô Lậu trong tất cả hành động và việc làm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Mỹ Linh

Nhưng có một điều con cần lưu ý, tất cả pháp hành trong Phật giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu; lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của Đạo Phật.

Ngòi bút xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thanh Trí

: Người cầm bút viết thơ văn nói về tính xấu của cá nhân hay ám chỉ một người nào khác thì thơ văn đó đáng trách, đáng chê, thiếu văn hóa, thiếu tình người, thiếu lòng tha thứ, thiếu sự yêu thương, người viết thơ văn như vậy cũng là để thỏa mãn lòng phiền não của mình. Đứng trong góc độ đạo đức Phật giáo không làm khổ mình khổ người thì đó là ngòi bút thiếu đạo đức nhân bản, mất nhân tính, giết người bằng ngòi bút, ngòi bút đó là ngòi bút máu.

Giới Đức Hiếu Sinh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chúng ta và vạn sinh vật do từ các duyên hợp lại sinh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau, thương yêu tất cả chúng sinh, vì có thương yêu chúng sinh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn loài và của chính chúng ta. Nếu vô tình chúng ta hủy hoại sự sống của chúng sinh (sự sống của loài vật), là chúng ta tự huỷ hoại sự sống của chính mình.

Đức Bi Tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đức Bi Tâm có nghĩa là mỗi hành động của bạn bao giờ cũng an ủi, xoa dịu những vết thương đau của chúng sanh khiến cho mọi loài đều được bình an, yên ổn. Đức Bi Tâm luôn nhìn, suy nghĩ mọi việc và mọi đối tượng trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Khi áp dụng vào đời sống thì Đức Bi Tâm là những hành động không làm hại mình, người giữ tâm bất động trước ác pháp là người có Đức Bi Tâm.

Đạo đức gia đình

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ đây về sau, trong cuộc đời này không ai làm động tâm chúng ta được, nhất định là ta không làm ác cho người khác, chúng ta có thể rơi giọt nước mắt thương người chứ đừng làm cho người đổ giọt nước mắt vì chúng ta làm khổ họ, đó là con đường tu tập của Đạo Phật.

Đường Về Xứ Phật – Tập 9

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trong cuộc sống của loài người có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình nhưng rất công minh, chánh trực, ai làm ác thì phải lãnh đủ bản án thọ bao nhiêu tội khổ, ai làm thiện thì hưởng được phước báo, hạnh phúc, an vui. Đạo Phật dạy con người sống đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình khổ người để đi vào con đường thiện nhằm giải thoát thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp sống làm người.

Xả niệm chống đối hệ phái

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Tuệ Hạnh

Thầy chỉ là người triển khai chánh pháp để cho chúng ta trở thành người gương mẫu, giúp cho bên hệ phái phát triển có gì sai người ta nhìn vào mà sửa đổi, đó là cái lòng thương yêu của Thầy sau khi tu xong. Chứ mình đừng có nói chuyện chống phá họ này kia thì hoàn toàn Thầy không chấp nhận, vì nó do tâm tham, sân, si của các con thúc đẩy. Các con phải lo tu để tự cứu mình thì cái đức hạnh đó sẽ giúp cho các hệ phái trở nên tốt đẹp.

Đức Từ Tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đạo Đức Từ Tâm có nghĩa là lòng thương yêu sự sống của muôn loài, luôn luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Nếu còn một chút ác pháp như đất trong móng tay thì chưa phải là Đạo Đức Từ Tâm.

Có ba nơi xuất phát luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Vì quân bình trật tự an ổn cho muôn loài vật vạn trên hành tinh này, đạo đức nhân bản - nhân quả ra đời đồng thời với vạn vật ngõ hầu giúp cho mọi người, mọi vật biết phương cách để tạo một sự sống bình đẳng, yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau, v.v.. do đó tất cả hành động ác đều được chấm dứt, còn hành động thiện được duy trì và tăng trưởng thêm mãi, nhờ thế luật nhân quả luôn tác động trên những từ trường thiện, lập thành an bài một sự sống yên lành, an ổn cho muôn loài.

Đạo Đức Làm Người – Tập 2

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ánh sáng mặt trời soi rọi đến đâu thì bóng đêm tăm tối sẽ tan biến mất đến đó, nó mang lại một sức sống mãnh liệt trên trái đất này. Đạo đức nhân bản - nhân quả làm người cũng vậy, khi nó đi đến đâu thì sự khổ đau sẽ tan biến mất đi đến đó, nhường lại cho muôn loài vạn vật một sự sống bình an và hạnh phúc.

Đạo luật nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Luật nhân quả do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành. Các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi là nguồn gốc sinh ra vạn vật, trong đó có con người. Đến khi Đức Phật tu chứng đạo mới dạy cho chúng ta hành thiện theo nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mang lại hạnh phúc an vui cho sự sống của chính mình và muôn loài vạn vật.

A La Hán kế tiếp sau khi Thầy viên tịch

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Tuệ Hạnh

Tóm lại, muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì tu tập ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định của Phật giáo. Phật giáo còn hay mất không phải do Thầy, Thầy không có trách nhiệm bảo vệ nó, mà trách nhiệm bảo vệ nó là các con và chúng sinh, vì đó là quyền lợi của các con, của chúng sinh, chứ Thầy chẳng có quyền lợi gì trong đó nữa vì Thầy đã tu xong. Bộ sách “GIỚI LUẬT” đó chính là A La Hán.