Ngày đăng  

03/12/2022, 23:09

NỘI DUNG MÔ TẢ

Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được, phải không cháu?
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 25 tháng 12 năm 2000

TRẢ NỢ NHÂN QUẢ QUÁ KHỨ

Thân gửi: Cháu Hương!

Trong kiếp này cháu gặp nhiều điều không may mắn, cuộc sống hiện tại có nhiều điều bất an, đó là do kiếp trước cháu gieo duyên chẳng lành mà tạo thành quả cho đời nay, do đó khi sanh ra làm người cháu phải gặp nhiều hoàn cảnh và những đối tượng không như ý để trả quả khiến cho cháu cuộc đời lỡ dở và nhiều khổ đau.

Sống trong hoàn cảnh này, nếu cháu biết giải tỏa thì cháu thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Vậy giải tỏa như thế nào?

Giải tỏa có nhiều cách như:

Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được, phải không cháu? Trả nợ mà không vui tức là vừa trả mà cũng vừa vay, cháu có nhận ra điều này không? Đã tự làm mình khổ mà nợ cũng không dứt, đó là một bằng chứng cụ thể cho kiếp làm người nếu ai không hiểu Phật pháp đều phải đi dẫm lại lối mòn khổ đau này của nhau.

Nợ nhân quả mà cứ vay trả, trả vay như vậy thì đời này sang đời khác trả nợ cũng chưa xong, hiện giờ cháu đang sống buồn khổ là cháu đang trả nợ, mà trả như vậy thì làm sao cháu trả cho xong, tại sao vậy?

Vì nợ này không phải nợ tiền bạc, của cải, tài sản, mà nợ buồn khổ, cho nên cháu còn buồn khổ là còn nợ, chừng nào cháu hết buồn khổ là cháu hết vay nợ.

Tuy cháu đã hiểu được nhân quả như vậy, thì lòng cháu như gió đã dừng, nhưng sóng chưa dừng cháu ạ!

Muốn cho sóng dừng thì cháu nên dẫn tâm cháu vào chỗ không có sóng thì cháu nên nhắc tâm:

a- “Buồn khổ là ác pháp hãy rời khỏi tâm ta”.

b- “Lúc nào tâm cũng phải thanh thản, an lạc, vui vẻ không được buồn khổ”.

c- “Dù bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải an vui không được buồn khổ, buồn khổ làm cho đời úa tàn khô héo”.

d- “Tâm như đất, không nên buồn khổ, buồn khổ là nợ của nhân quả”.

e- “Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!

Buồn khổ làm chi có ích gì?

Thở ra chẳng lại còn chi nữa

Vạn sự vô thường buông xuống đi!”

Chúc cháu thành công trong việc rèn luyện tâm mình được an vui, hạnh phúc!

Kính thư,

Thầy của các cháu

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Vui vẻ trả nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thanh Hương

Con hãy nhìn mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời của con là nhân quả nghiệp báo. Đã là nhân quả nghiệp báo thì con phải vui lòng mà trả, cớ sao lại phiền lòng, than trách thì biết chừng nào trả xong. Nhờ những người này mà con mới trả nhân quả, cho nên phải yêu thương họ, chỉ có yêu thương và tha thứ thì tâm con mới tìm ánh sáng mầu nhiệm của Phật và nó sẽ cứu con.

Chuyển nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Pháp

Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả.
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Ban biên tập

11:12 03 Th12 2022
3

“Nợ nhân quả mà cứ vay trả, trả vay như vậy thì đời này sang đời khác trả nợ cũng chưa xong, hiện giờ cháu đang sống buồn khổ là cháu đang trả nợ, mà trả như vậy thì làm sao cháu trả cho xong, tại sao vậy?

Vì nợ này không phải nợ tiền bạc, của cải, tài sản, mà nợ buồn khổ, cho nên cháu còn buồn khổ là còn nợ, chừng nào cháu hết buồn khổ là cháu hết vay nợ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:12 03 Th12 2022
3

“Sống trong hoàn cảnh này, nếu cháu biết giải tỏa thì cháu thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Vậy giải tỏa như thế nào?

Giải tỏa có nhiều cách như:

Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được, phải không cháu? Trả nợ mà không vui tức là vừa trả mà cũng vừa vay, cháu có nhận ra điều này không? Đã tự làm mình khổ mà nợ cũng không dứt, đó là một bằng chứng cụ thể cho kiếp làm người nếu ai không hiểu Phật pháp đều phải đi dẫm lại lối mòn khổ đau này của nhau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

11:11 03 Th12 2022
2

“Trong kiếp này cháu gặp nhiều điều không may mắn, cuộc sống hiện tại có nhiều điều bất an, đó là do kiếp trước cháu gieo duyên chẳng lành mà tạo thành quả cho đời nay, do đó khi sanh ra làm người cháu phải gặp nhiều hoàn cảnh và những đối tượng không như ý để trả quả khiến cho cháu cuộc đời lỡ dở và nhiều khổ đau.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Thanh Hương

  • Thời gian

    22/12/2000

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone