Ấn bản điện tử liên quan

Quay lại

Xả tâm an ổn

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Pháp

Sự tu tập theo Phật giáo là lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, đó là tu tập đúng, còn không thấy được trạng thái đó coi chừng tu sai, nhất là tu tập quá mỏi mệt hoặc không xả tâm mà chịu đựng là sai, nên nghĩ ngơi và thư giãn.

Tâm thư gửi các cụ, các bác

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Muốn chấm dứt tái sinh luân hồi thì ngay từ bây giờ các cụ, các bác phải siêng năng tận lực tu tập, rèn luyện: trước các chướng ngại pháp thiện hay ác, vui hay buồn đều phải buông xuống, buông xuống cho thật sạch, nhưng phải buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng phương pháp hướng tâm, bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, bằng phương pháp quán tư duy, bằng phương pháp nhân quả, bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở, bằng phương pháp tác ý tâm thanh thản, an lạc và vô sự, bằng tri kiến giải thoát.

Tu Định Vô Lậu trong tất cả hành động và việc làm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Mỹ Linh

Nhưng có một điều con cần lưu ý, tất cả pháp hành trong Phật giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu; lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của Đạo Phật.

Ly dục

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nên nhớ, ly dục là lìa xa cái tâm ham muốn, chứ không phải ly vật dụng, vật chất. Một người sống ở rừng núi không có vật dụng gì như loài khỉ, vượn, người này ly vật dụng, chứ không ly tâm dục. Loài động vật cũng vậy, ly vật dụng, chứ không phải ly tâm dục của nó.

Giới Đức Buông Xả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Giới Đức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy? Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Bởi vậy, đức buông xả thì luôn luôn đi đôi với đức cần lao.

Sợ hãi

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Hoàng Chính

Đức Phật dạy đời khổ là để biết đời khổ như thật, là để cho quý vị biết vượt qua và làm cho đời tốt đẹp hơn, không còn đau khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để sợ hãi tránh né trốn chạy vào chùa tu hành. Nếu một người sợ hãi đời thì làm sao vượt qua đời? Vượt đời tức là đương đầu với đời bằng cách chuyển đời xấu ác trở thành tốt đẹp và thiện lành hơn.

Nhìn đời bằng nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Nghĩa

Đạo Phật nói đời khổ là để vượt qua mọi sự đau khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa là trốn tránh khổ, nói cách khác cho đúng nghĩa của Đạo Phật là làm cho đời hết khổ, làm cho đời hết khổ là phải tích cực hết mình. Vì thế, đạo đức của Đạo Phật là đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người thì làm sao có sự tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm… được?