Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiSau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian không?
Đức Phật ra đi, bỏ báo thân này thì không bao giờ trở lại làm thân người nữa, không phải chư Phật sợ khổ đau làm thân chúng sanh, mà chính duyên chúng sanh đã hết. Nếu còn duyên với chúng sanh thì Đức Phật không bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ phục hồi sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao lâu cũng được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều này rất rõ ràng.
Sống đạo đức chứ đừng ức chế tâm
Mẹ cháu muốn cháu tu hành thoát khổ, nhưng cháu có biết đời khổ đâu, vì thế mà cháu ức chế lòng ham muốn, muốn cái gì cũng không được. Đây cũng là bài học cho những người tu ức chế tâm dù đó là pháp Phật, nếu không biết cách, tu sai vẫn thành bệnh.
Tóm lại, tất cả mọi sự việc trên đời này đều do nhân quả, dù con có lo hay không lo cũng không tránh khỏi nhân quả. Nhân quả chỉ có chuyển hóa bằng cuộc sống thiện thì mọi việc sẽ tốt đẹp nhất.
Có khoa học mà không có đạo đức thì tai họa sẽ xảy ra cho con người vô cùng vô tận, bằng chứng lũ lụt, thiên tai, động đất, những bệnh tật thời đại nan y, v.v.. Có đạo đức mà không có khoa học thì con người vẫn sống an nhiên tự tại không có khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên, còn nếu có khoa học mà có cả đạo đức nhân bản - nhân quả nữa thì đời sống con người hạnh phúc biết bao!
Muốn chấm dứt tái sinh luân hồi thì ngay từ bây giờ các cụ, các bác phải siêng năng tận lực tu tập, rèn luyện: trước các chướng ngại pháp thiện hay ác, vui hay buồn đều phải buông xuống, buông xuống cho thật sạch, nhưng phải buông xuống như thế nào đây? Buông xuống bằng phương pháp hướng tâm, bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, bằng phương pháp quán tư duy, bằng phương pháp nhân quả, bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở, bằng phương pháp tác ý tâm thanh thản, an lạc và vô sự, bằng tri kiến giải thoát.
Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người
Người thế gian chỉ vì thấy lỗi người mà phải chịu khổ trăm cay ngàn đắng, còn các con bỏ đời đi tu để ra khỏi nhà sinh tử mà còn thấy lỗi người, nay phê bình người này, mai chỉ trích người khác. Còn bươi móc chuyện thế gian xấu tốt của nhau thì đạo làm sao có ở trong các con được? Chánh đạo luôn luôn ở trong đời sống của mọi người có đạo đức, chứ đạo đâu có ở ngoài đời. Sống biết thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của nhau là đạo.
Nhân quả muốn chuyển được thì phải vui vẻ chấp nhận để trả nợ nhân quả. Khi đứng trước hoàn cảnh tai nạn bệnh tật thì không nên buồn rầu, lo sợ, không nên than thân trách phận, không nên đổ thừa cho ai cả mà hãy vui vẻ nhận chịu một cách tự nhiên đầy can đảm và dũng cảm.
Muốn cứu giúp mọi người thoát khỏi làn sóng đại dịch cúm gia cầm và những thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, bão tố, v.v.. thì chỉ có mọi người phải thông hiểu nhân quả. Chính thông hiểu nhân quả nên mọi người phải tự cứu mình bằng cách ngưng bàn tay ác độc giết hại chúng sanh, ngưng sự sống ác độc nhẫn tâm đối với sự sống của các loài vật khác và ngưng ăn thịt chúng sanh tức là phải sống theo sự hướng dẫn của ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 6: Nhân quả thảo mộc
Chúng ta học để triển khai tri kiến nhân quả tận cùng một cách sâu sắc để chúng ta làm chủ nhân quả, mà bài học đầu tiên là nhân quả thảo mộc. Khi hiểu nhân quả thì chúng ta không bao giờ ở trong hành động ác, mà chúng ta chuyển từ hành động ác thành hành động thiện để chúng ta toàn thiện, khi toàn thiện thì nó không còn lậu hoặc, không còn lậu hoặc thì lúc bấy giờ chúng ta ra khỏi quy luật của nhân quả.
Người tu theo Đạo Phật phải tin sâu nhân quả, vì con người sanh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và chết trở về nhân quả, thì mỗi sự việc xảy ra trong cuộc sống này đều do nhân quả. Nếu ta biết cứu mình thoát tai nạn bệnh tật thì luôn sống trong mọi hành động thiện “không làm khổ mình khổ người”, thì không có bệnh tật tai nạn nào mà không qua được.
Khi các con cầm dao cứa cổ con gà, các con tưởng chỉ có cái quả sanh ra những con gà là đủ sao? Cái hành động ác của các con phải trả quả: thân các con phải bệnh đau, tai nạn hoặc trầy da tróc vảy đau đớn cũng như con gà bị cắt cổ vậy. Một nhân cho ra nhiều quả, chứ không phải một quả. Bởi vì thân con nhân quả nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chứ làm sao chạy đâu trốn khỏi!?
Chính vì các vị danh y từ xưa đến nay họ không rõ luật nhân quả, vì không rõ luật nhân quả nên họ không biết gốc sinh ra bệnh tật, vì thế mà các ngài cứ lo trị ngọn mà không trị gốc. Muốn trị gốc bệnh thì không nên giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là một thứ thuốc thần dược mà không ai biết.