Phật giáo có đường lối riêng
NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tập sách này, hoặc xem phần “Lời nói đầu” như sau:
LỜI NÓI ĐẦU
Phật giáo có một đường lối tu tập độc lập riêng biệt không chịu ảnh hưởng bất cứ một giáo pháp nào của các tôn giáo khác. Vì thế, tất cả giáo pháp hiện có trong các kinh sách không có một pháp môn nào tu học như Phật giáo.
Bởi giáo pháp của Phật giáo là chân lý của loài người, nó không phải là triết lý suông hay tưởng giải của con người kiến giải viết ra, nên nó mang tính chất thiết thực, cụ thể chớ không trừu tượng, ảo tưởng, mơ hồ, ảo giác, v.v.. như các giáo pháp của ngoại đạo mà từ xưa đến nay chúng ta thường gặp rất nhiều, nhất là trong tam tạng kinh điển chữ Hán của Trung Quốc. Như vậy, những lời dạy thật sự của Đức Phật chúng ta phải tìm ở đâu?
Muốn tìm những lời dạy chân thật của Đức Phật thì chúng ta có hai chỗ dựa để tìm:
– Thứ nhất, nên tìm một người tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết, đó là cuốn từ điển sống của Đạo Phật.
– Thứ hai, nên tìm đọc bộ kinh Nikaya do Hòa thượng Minh Châu chuyển ngữ từ Pali sang Việt ngữ.
Từ khi biết được Phật giáo và nghiên cứu chúng tôi mới hiểu rõ bốn chân lý của Phật giáo là một sự thật của kiếp người.
Riêng cá nhân chúng tôi nhận xét và cũng như qua nhiều ý kiến của quý Phật tử, những người hiểu biết về Phật giáo họ đều cho rằng trên thế gian này chỉ có giáo pháp của Đức Phật độc nhất vô nhị, không có một giáo pháp nào của ngoại đạo so sánh hơn được. Vì giáo pháp của Đức Phật là chân lý của nhân loại và những pháp tu hành rất gần gũi với con người nên được mọi người chấp nhận với lòng tin tuyệt đối.
Cho nên, bài pháp đầu tiên được Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, đó là bài pháp “Tứ Diệu Đế”.
Tứ Diệu Đế là một bài pháp xác định bốn sự thật của loài người rất khoa học, nhờ đó mà con người mới hiểu rõ: Làm người luôn luôn lúc nào cũng thọ khổ, khổ từ trong bụng mẹ, khổ khi xuất thai ra khỏi bụng mẹ, khổ từ tuổi còn bé thơ, khổ từ tuổi trưởng thành thanh niên, khổ từ tuổi trung niên, khổ từ tuổi già yếu suy nhược, và khổ trước khi chết. Tuy thọ khổ suốt thời gian dài một kiếp người như vậy, nhưng có mấy ai hiểu biết, vì thế cứ luôn luôn tạo ra biết bao nhiêu hành động ác và thiện để rồi tất cả hành động ác thiện đó trở thành những từ trường nghiệp.
Những từ trường nghiệp ấy lại tiếp tục tái sinh luân hồi thành những con người mới. Những con người mới lại tiếp tục thọ khổ và tạo ra những từ trường nghiệp ác và thiện khác nữa và cứ như vậy tiếp tục tạo nghiệp để rồi tái sinh luân hồi mãi mãi không bao giờ dứt.
Con người sống trên thế gian này không ai hiểu biết quy luật nghiệp tái sinh luân hồi này, nên hằng ngày sống thường tạo ra không biết bao nhiêu từ trường nghiệp khác nữa. Từ trường nghiệp ác của chúng sinh tạo ra và phóng xuất trùng trùng điệp điệp khắp nơi trong vũ trụ.
Có người cho rằng chết là hết, đó là tư tưởng duy vật biện chứng, với tư tưởng hiểu biết như vậy là chấp đoạn, vì thế mặc tình làm ác thường đem đến sự đau khổ cho mình cho người, thật là một tư tưởng thiếu sáng suốt, thiếu sự hiểu biết nên thường tự mình làm khổ mình và khổ cả thế gian. Còn những người chấp thường cho con người khi chết thì linh hồn tiếp tục đi tái sinh luân hồi. Nhưng hỏi về linh hồn là chất liệu gì, hình dạng ra sao thì không một người nào biết đâu trả lời, loanh quanh như những người mù sờ voi, thật là tội nghiệp. Bởi con người thường còn không phải là linh hồn mà sự thường còn của con người chỉ là những từ trường nghiệp mà thôi.
Bởi vậy, con người trên thế gian này còn nhiều điều chưa thông hiểu mà những điều ấy đang xảy ra xung quanh họ hằng ngày, thế mà họ cứ tự mãn cho mình đã là người hiểu biết đủ rồi, chẳng cần phải học hỏi gì hơn nữa.
Do sự tự mãn đó mà con người trên thế gian này giống như người mù mà không biết mình mù. Cho nên “người ngu mà biết mình ngu là người có trí tuệ”, đó là tục ngữ của Việt Nam mà ông bà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại mãi.
Nếu không nhờ chân lý thư tư của Đạo Phật thì làm sao con người hiểu biết nền đạo đức nhân bản – nhân quả. Nền đạo đức này mang lại cho họ có một phong cách sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là một lối sống hoàn toàn làm chủ mọi sự khổ đau của kiếp người.
Vì thế, Đạo Phật được gọi là Đạo Giải Thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên Đạo Phật được gọi là Đạo Trí Tuệ.
Thiên đàng, Cực lạc đối với Đạo Phật không phải là một thế giới siêu hình mà là một sự sống chung của mọi người trên thế gian này bằng cách đối xử nhau bằng tri kiến đạo đức nhân bản, nhờ thế Đạo Phật mới được gọi là chân lý của loài người. Chân lý của loài người gồm có:
– Chân lý thứ nhất là Khổ đế.
– Chân lý thứ hai là Tập đế.
– Chân lý thứ ba là Diệt đế.
– Chân lý thứ tư là Đạo đế.
Trên thế gian này tất cả các tôn giáo khác không dám tự nhận giáo pháp của mình là chân lý, chỉ có Đạo Phật mới dám dõng dạc tuyên bố bốn sự thật này trước nhân loại.
Do bốn sự thật này đã làm cho các tôn giáo khác đều rúng động, những tư tưởng thế giới siêu hình: Phật, Tiên, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Thần, Thánh, quỷ, ma, v.v.. đã bị lộn đầu xuống đất.
Chúng ta muốn thông suốt bốn sự thật này thì nên nghiên cứu và đọc kỹ bộ sách “Đạo Phật có đường lối riêng biệt không bị ảnh hưởng giáo pháp bất cứ một tôn giáo nào” thì quý vị sẽ rõ, nhất là Bốn Thánh Định. Bốn Thánh Định nào của Đạo Phật và Bốn Thánh Định nào không phải của Đạo Phật mà của ngoại đạo.
Thường các nhà học giả nghiên cứu Phật giáo họ không thể nào phân biệt được Tứ Thánh Định nào của Phật và Tứ Thánh Định nào của ngoại đạo, nhất là kinh sách nào của Phật giáo và kinh sách nào của ngoại đạo. Cho nên, bộ sách này sẽ làm kim chỉ nam giúp họ tham khảo khiến họ hiểu biết không còn lệch lạc lời dạy của Đức Phật nữa.
Sau cùng chúng tôi xin cảm ơn quý vị đã chịu khó đọc bộ sách này, mong rằng nó sẽ đem lại sự lợi ích cho quý vị trên đường nghiên cứu và tu tập theo Phật giáo.
Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Thời gian
2011
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
142
-
Thể loại
Bản biên tập gốc
-
Dữ liệu
Fil pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Từ khoá
- bốn chân lý
- nhẫn nhục
- bằng lòng
- Tứ Chánh Cần
- Phật giáo
- Tứ Diệu Đế
- tái sanh
- giải thoát
- Đạo Đế
- độc cư
- khổ đau
- tri kiến
- Sơ Thiền
- trí tuệ
- ngủ
- khổ hạnh
- Khổ đế
- Tập đế
- Diệt đế
- bồ đề
- lịch trình tu tập
- đường lối tu tập
- bốn thiền
- Tứ Thánh Định
- Tứ Thần Túc
- Tam Minh
- nghiệp
- tùy thuận
- Không vô biên xứ tưởng
- Phi tưởng phi phi tưởng xứ
- Đạo Phật
- đạo đức nhân bản nhân quả
- không làm khổ mình khổ người
- Tứ Niệm Xứ
- tri kiến giải thoát
Ban biên tập
“Nếu không nhờ chân lý thư tư của Đạo Phật thì làm sao con người hiểu biết nền đạo đức nhân bản – nhân quả. Nền đạo đức này mang lại cho họ có một phong cách sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là một lối sống hoàn toàn làm chủ mọi sự khổ đau của kiếp người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Con người sống trên thế gian này không ai hiểu biết quy luật nghiệp tái sinh luân hồi này, nên hằng ngày sống thường tạo ra không biết bao nhiêu từ trường nghiệp khác nữa. Từ trường nghiệp ác của chúng sinh tạo ra và phóng xuất trùng trùng điệp điệp khắp nơi trong vũ trụ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Những từ trường nghiệp ấy lại tiếp tục tái sinh luân hồi thành những con người mới. Những con người mới lại tiếp tục thọ khổ và tạo ra những từ trường nghiệp ác và thiện khác nữa và cứ như vậy tiếp tục tạo nghiệp để rồi tái sinh luân hồi mãi mãi không bao giờ dứt.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tứ Diệu Đế là một bài pháp xác định bốn sự thật của loài người rất khoa học, nhờ đó mà con người mới hiểu rõ: Làm người luôn luôn lúc nào cũng thọ khổ, khổ từ trong bụng mẹ, khổ khi xuất thai ra khỏi bụng mẹ, khổ từ tuổi còn bé thơ, khổ từ tuổi trưởng thành thanh niên, khổ từ tuổi trung niên, khổ từ tuổi già yếu suy nhược, và khổ trước khi chết. Tuy thọ khổ suốt thời gian dài một kiếp người như vậy, nhưng có mấy ai hiểu biết, vì thế cứ luôn luôn tạo ra biết bao nhiêu hành động ác và thiện để rồi tất cả hành động ác thiện đó trở thành những từ trường nghiệp.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bởi giáo pháp của Phật giáo là chân lý của loài người, nó không phải là triết lý suông hay tưởng giải của con người kiến giải viết ra, nên nó mang tính chất thiết thực, cụ thể chớ không trừu tượng, ảo tưởng, mơ hồ, ảo giác, v.v.. như các giáo pháp của ngoại đạo mà từ xưa đến nay chúng ta thường gặp rất nhiều, nhất là trong tam tạng kinh điển chữ Hán của Trung Quốc.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)