Ngày đăng  

31/03/2025, 17:05

NỘI DUNG MÔ TẢ

Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc ở trên để đọc toàn bộ nội dung tập sách. Dưới đây là một trích đoạn:

PHẢI TỰ CỨU MÌNH

LỜI PHẬT DẠY

“Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này”.

CHÚ GIẢI:

Các bạn có nghe chăng những lời Phật dạy? Tiếng nói của Ngài từ ngàn xưa còn vang vọng mãi trong lòng của mọi người cho đến ngày nay:

“Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này”.

Thưa các bạn! Lời dạy trên đây là lời dạy tâm huyết của một người cha lành thân thương, lúc nào cũng xem chúng sanh như con một. Lời dạy này chính là phương pháp tu tập thiền định của Đạo Phật, chúng ta tu tập thiền định cần lưu ý.

Từ xưa đến nay Đại Thừa, Thiền Tông và tất cả các tôn giáo khác đều không dạy chúng ta tu tập thiền định xả tâm như vậy. Chỉ có Phật giáo mới có những phương pháp tu tập thiền định xả tâm, khiến cho người tu thiền định nhận ngay ra kết quả giải thoát nơi tâm mình rất cụ thể và rõ ràng. Thứ nhất, Đức Phật dạy: “chuyên cần, tinh tấn”, tức là phải bền chí siêng năng không lúc nào biếng trễ, phải luôn luôn hăng hái sửa đổi cải thiện những tính ác của mình và luôn luôn làm những điều lành, đoạn diệt những điều dữ và lòng ham muốn của mình. Đúng như lời Phật đã dạy: “Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn”, nếu không tự mình nỗ lực, khắc phục mình sống toàn thiện thì chẳng có ai giúp mình vươn lên được con đường thoát khổ này. Vì thế, Đức Phật khuyên chúng ta: “Hãy tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này”. Đúng vậy, con đường thoát khổ này không có ai giúp mình được, chỉ có chính mình phải tự siêng năng tu tập, phải tự sửa mình…

Phàm làm người ai cũng đều có những lỗi lầm. Có những lỗi lầm nhưng biết sửa mình, biết cải hối, biết làm cho mình sống thiện, biết sửa sai những điều ác để trở thành sống trong những điều thiện. Từ những người xấu trở thành những người tốt đều là những người biết cải hối, ăn năn, biết xấu hổ với những việc làm ác của mình, thì người ấy sẽ trở thành người thiện, người tốt, người có ích lợi cho mình, cho người, cho xã hội, v.v..

Lời khuyên dạy trên đây của Đức Phật là một lời nói quý báu vô giá, không thể lấy một vật gì trên thế gian này mà so sánh được với những lời dạy này. Vì lời dạy này mang đến cho chúng ta có một cuộc sống an vui và hạnh phúc nhất trên thế gian này.

Thử đem lời dạy này mổ xẻ ra từng ý nghĩa thì nó là một phương pháp thiền sống động ly dục ly ác pháp; nó là một nghệ thuật sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh; nó là đạo đức nhân bản – nhân quả của con người.

Câu thứ nhất, Đức Phật dạy: “Các con hãy tự mình cải thiện”. Muốn hiểu rõ câu này thành một pháp tu thì các bạn phải hiểu rõ những từ: “tự mình”, “cải thiện”. Vậy tự mình, cải thiện nghĩa như thế nào?

Tự mình có nghĩa là phải do chính mình không ai khác hơn mình. Lời Phật dạy như vậy, thế mà Đạo Phật ngày nay chuyên tụng niệm, cúng bái, lạy hồng danh sám hối cho tiêu tội, cầu siêu cho linh hồn được siêu sanh Tịnh Độ, cầu an cho bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, ngồi thiền để kiến tánh thành Phật, v.v.. thật là một việc làm không đúng chánh pháp của Phật, toàn là những pháp mê tín cầu tha lực, ảo tưởng v.v..

Cải thiện nghĩa là thay đổi, làm cho tốt, sửa sai, không còn để thói hư tật xấu.

Theo lời dạy này, nếu một người muốn tu hành theo Phật giáo thì phải tự chính mình sửa sai những lỗi lầm, phải thay đổi những thói hư tật xấu của mình, chứ không ai làm những việc này cho mình được. Như vậy, tự mình phải cải thiện những hành động thân, miệng, ý hung ác, dữ tợn, nó còn mang nhiều tính tham, sân, si, hận thù, ganh ghét, tham lam, ích kỷ, nhỏ hẹp, keo kiệt, v.v.. Tự mình khắc phục được những lỗi lầm, những tính xấu, những thói quen nghiện ngập, đó là tu theo Đạo Phật.

Câu thứ hai Đức Phật dạy: “Tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn”. Muốn hiểu rõ câu này thành một pháp tu thì các bạn phải hiểu rõ những cụm từ: “tự mình đoạn diệt ác pháp”“lòng ham muốn”. Vậy tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn nghĩa như thế nào?

Cụm từ này các bạn nên hiểu đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn.

1- Đoạn diệt có nghĩa là làm cho đứt đoạn, lìa ra và làm cho tiêu mất không còn tới lui được nữa.

2- Ác pháp có nghĩa là những hành động thân, miệng, ý của mình làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

3- Lòng ham muốn là một danh từ chỉ cho tâm dục của chúng ta. Tâm dục là nguyên nhân sinh ra đau khổ của con người. Người nào không còn lòng ham muốn là người thoát khổ, là người tu hành đã giải thoát hoàn toàn.

“Tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn”. Ý nghĩa của câu này là không ai diệt ác pháp và lòng ham muốn của mình được mà phải tự chính mình. Làm sáng tỏ ý này nên cho một vài ví dụ:

Ví dụ: Khi cơ thể bị bệnh đau, tức là thân bị ác pháp. Vậy mình phải tự diệt trừ ác pháp trên thân của mình, chứ không thể đi bác sĩ hay nằm bệnh viện được. Dù có đi bác sĩ hay nằm bệnh viện là không bao giờ trị hết bệnh được, trị hết bệnh này thì sinh ra bệnh khác. Cho nên, chỉ có tự mình nương theo giáo pháp của Đức Phật đã dạy thì mới đoạn diệt tất cả ác pháp, đoạn diệt ác pháp của thân tức là đoạn diệt bệnh khổ. Muốn đoạn diệt bệnh khổ thì phải đoạn diệt lòng tham muốn. Lòng ham muốn chính là nguyên nhân sinh ra muôn thứ khổ, bệnh tật cũng do từ lòng tham dục mà ra. Nếu người ta không tham dục thì không có bệnh khổ, cho nên các bạn lưu ý lời dạy trên đây mà cố gắng tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn. Một pháp môn đơn giản nhưng phải thực tập hết sức mới đẩy lui các ác pháp.

Ở đoạn kinh này Đức Phật dạy: “Tự mình vươn lên sống toàn thiện”. Vậy sống toàn thiện như thế nào?

Sống toàn thiện nghĩa là sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh là một sự sống rất khó, không phải như lời nói suông. Muốn sống như vậy thì chúng ta nương theo giới luật và giáo pháp của Đức Phật, hằng ngày phải học tập và rèn luyện tu tập cho đúng, đừng tu tập sai. Nhất là phải sống giới đức, giới hạnh và giới hành của Phật giáo thì chúng ta mới có đủ sức vươn lên sống toàn thiện như lời dạy trên, “Tự mình vươn lên sống toàn thiện”. Lời nói này là một sự khích lệ rất lớn đối với những ai tha thiết tu hành để tìm cầu giải thoát ra khỏi nhà sanh tử luân hồi. Toàn thiện là mục đích của Đạo Phật, vì toàn thiện là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; toàn thiện chính là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Ở đoạn kinh này Đức Phật dạy: “Các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này”. Lời dạy này chỉ có mình mới tự cứu mình ra khỏi mọi sự khổ đau trên cuộc đời này, ngoài mình ra không còn ai cứu mình được. Phải không các bạn?

Lời dạy này đã xác định rõ ràng, các bạn đừng dựa vào Thần, Thánh, Tiên, Phật, Bồ Tát, quỷ, ma, cầu khẩn, cúng bái, v.v.. để nhờ sự gia hộ của các Ngài, để được tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ như trên đã nói, mà hãy tự mình cứu mình, không ai cứu mình được các bạn ạ!

Tóm lại, những lời dạy này rất thực tế và cụ thể, nhất là pháp hành, toàn là đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người. Cho nên, sự tu tập không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức.

ĐỌC THÊM

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 2

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng.

Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1

Trưởng lão Thích Thông Lạc

“Những Lời Gốc Phật Dạy” là tên bộ sách nhiều tập gồm những lời Phật dạy ngắn gọn được rút ra từ những bài kệ và những bài kinh trong tạng kinh Nikaya, nói lên rõ ý nghĩa và mục đích giải thoát của Đạo Phật, nhất là những pháp hành thực tế, cụ thể, đem lại cho mình, cho người một tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự, lúc nào cũng bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Thiện Tâm

03:14 01 Th4 2025
0

Dạ, con kính cảm ơn Thầy Cô cùng Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏🙏🙏

Ban biên tập

05:26 31 Th3 2025
1

“Phàm làm người ai cũng đều có những lỗi lầm. Có những lỗi lầm nhưng biết sửa mình, biết cải hối, biết làm cho mình sống thiện, biết sửa sai những điều ác để trở thành sống trong những điều thiện. Từ những người xấu trở thành những người tốt đều là những người biết cải hối, ăn năn, biết xấu hổ với những việc làm ác của mình, thì người ấy sẽ trở thành người thiện, người tốt, người có ích lợi cho mình, cho người, cho xã hội, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

05:25 31 Th3 2025
1

“Sống toàn thiện nghĩa là sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh là một sự sống rất khó, không phải như lời nói suông. Muốn sống như vậy thì chúng ta nương theo giới luật và giáo pháp của Đức Phật, hằng ngày phải học tập và rèn luyện tu tập cho đúng, đừng tu tập sai. Nhất là phải sống giới đức, giới hạnh và giới hành của Phật giáo thì chúng ta mới có đủ sức vươn lên sống toàn thiện như lời dạy trên, “Tự mình vươn lên sống toàn thiện”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

05:25 31 Th3 2025
1

“Theo lời dạy này, nếu một người muốn tu hành theo Phật giáo thì phải tự chính mình sửa sai những lỗi lầm, phải thay đổi những thói hư tật xấu của mình, chứ không ai làm những việc này cho mình được. Như vậy, tự mình phải cải thiện những hành động thân, miệng, ý hung ác, dữ tợn, nó còn mang nhiều tính tham, sân, si, hận thù, ganh ghét, tham lam, ích kỷ, nhỏ hẹp, keo kiệt, v.v.. Tự mình khắc phục được những lỗi lầm, những tính xấu, những thói quen nghiện ngập, đó là tu theo Đạo Phật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

05:24 31 Th3 2025
1

“Các bạn có nghe chăng những lời Phật dạy? Tiếng nói của Ngài từ ngàn xưa còn vang vọng mãi trong lòng của mọi người cho đến ngày nay:

“Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

ĐỌC THÊM

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Xuất bản tại

    NXB Tôn Giáo

  • Thời gian

    17/03/2011

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    322

  • Thể loại

    Sách xuất bản

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone

ĐỌC THÊM