Ấn bản điện tử liên quan
Quay lạiNhững Lời Gốc Phật Dạy – Tập 3
Các con phải chuyên cần, tinh tấn, Như Lai chỉ là người vạch ra con đường. Các con hãy tự mình cải thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này.
Pháp của Phật rất mầu nhiệm, nhưng tu tập phải tùy theo đặc tướng và tuổi tác mà thực hiện cho đúng pháp thì mới có kết quả. Pháp của con tu tập là pháp quét chướng ngại pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và các pháp. Hằng ngày, lúc đi, lúc làm việc, con nên nhắc tâm: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si cho thật sạch, vì tham, sân, si là đau khổ”.
Bằng cách nào kiếp sau gặp được Phật pháp
Thọ Bát Quan Trai là phương pháp học làm Phật một ngày, chỉ một tháng có một ngày làm Phật thì đó là gieo duyên với Chánh Phật Pháp để kiếp sau còn có duyên gặp được Chánh Phật Pháp. Đức Phật ví dụ như cây cổ thụ kia, nó nghiêng về hướng nào thì bóng nó nghiêng về hướng nấy.
Tu Định Vô Lậu diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp, mà sống độc cư trong thất hoặc nhập thất tu tập thì chẳng bao giờ có kết quả. Tu Định Vô Lậu chỉ có tu trong các đối tượng. Định Vô Lậu là tu trên nhân tướng, do đó người nào cũng phải tu như vậy. Định Vô Lậu không có đặc tướng riêng.
Quả A La Hán là quả bất động tâm trước ác pháp và cảm thọ, tâm họ vô lậu hoàn toàn. Người nào biết thương yêu và tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác với lòng yêu thương chân thật là người chứng quả A La Hán. Muốn nhận xét về một người chứng quả A La Hán thì chỉ ở gần bên người đó một thời gian nhận xét qua đức hạnh, giới luật của họ thì biết rõ.
Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 2
Do lời di chúc trước khi Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ kheo, sau khi Ta nhập Niết Bàn thì các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng hết sức tận cùng, nỗ lực siêng năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó khăn, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng.
Lớp Chánh Kiến – Buổi 11: Tổ chức khất thực – Đường đi nhân quả con người (nam)
Đầu tiên chúng ta giới thiệu về đường đi nhân quả của con người xuất phát từ ba nơi thân, khẩu, ý. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu vào từng phần rất rộng rãi, mênh mông. Nếu hiểu và triển khai được, thì tất cả hành động của chúng ta sẽ trở thành thiện, không còn ác nữa, tâm trở nên thanh tịnh, tức là ly dục ly ác pháp.
Lời huấn từ khi tiếp nhận giáo án
Này quý thầy, Thầy dạy giáo án này mục đích là cho quý thầy biết pháp nào là ác, pháp nào là thiện, để dứt bỏ pháp ác, tăng trưởng pháp thiện, chứ không phải để quý thầy thấy cái sai, cái đúng của thế gian, rồi bài bác, chống đối người khác... Hiểu như vậy mới biết được tâm trạng của Thầy khi giảng giáo án này.
Khi thân tâm không còn lậu hoặc thì hành giả biết rất rõ: Không tham muốn; không sân hận; lúc nào cũng sáng suốt và bình tĩnh; thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự, không thấy mình hơn người, bằng người, thua người; không thấy ai là sai, là ác; tâm thường quay vô, không phóng dật ra ngoài.
Nếu sống đời đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh thì tâm hồn con thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là mục đích đạo đức giải thoát của Phật giáo cho những ai muốn thoát ra mọi sự khổ đau trong cuộc đời này, nhưng muốn sống được như vậy thì phải thông suốt đạo đức nhân bản - nhân quả.
Nghiệp làm sao chui vào bào thai?
Nghiệp không có chui vào bào thai mà nghiệp chỉ có tương ưng với nghiệp của cha mẹ, do hành động của cha mẹ hợp duyên tạo thành nghiệp mới (bào thai). Ở đây không có vật gì chui vào bào thai, mà chỉ có nghiệp tương ưng với nghiệp rồi duyên hợp tạo thành nghiệp mới (đứa bé).
Với những người ác thì mình nên nhẫn nhục, không nên đương đầu với họ để khỏi trôi dạt trong nhân quả. Mình biết là không thể nào cảm hóa được họ thì thứ nhất là mình nên tránh xa; thứ hai là chuyển đổi tâm mình, đừng vì người đó mà mình buồn giận, phiền não, chịu đựng trong lòng, mình cố gắng xả tâm cho hết. Thì đó là chúng ta chuyển đổi nhân quả của tâm và hoàn cảnh.