Làm việc biết làm việc có xả tâm không?
NỘI DUNG MÔ TẢ
Vừa làm vừa suy tư để buông xả tâm mình là tu Định Vô Lậu câu hữu Thân Hành Niệm, tức là tỉnh thức trong hành động làm việc để xả tâm.
LÀM VIỆC BIẾT LÀM VIỆC CÓ XẢ TÂM KHÔNG?
Hải Tâm vấn đạo
Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao vừa làm việc vừa suy tư để buông xả tâm mình, nhưng con lại tu không được hay chính hành động con làm là buông xả chăng? Có đúng như vậy không?
Đáp: Vừa làm vừa suy tư để buông xả tâm mình là tu Định Vô Lậu câu hữu Thân Hành Niệm, tức là tỉnh thức trong hành động làm việc để xả tâm.
Vừa làm vừa không suy tư, chỉ biết hành động đang làm là tu Chánh Niệm Tĩnh Giác Định. Chính hành động đang làm mà biết đang làm là tỉnh thức chớ không phải buông xả, có tỉnh thức mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả, buông xả là tu Định Vô Lậu.
Tâm tỉnh thức trong hành động làm tức là tâm biết mình đang làm công việc đó, thì đó mới chỉ là tỉnh thức chứ chưa xả niệm. Còn không có niệm khởi hoặc tùy miên trong niệm hoặc vô ký tức là quên, quên hành động làm. Con nên phân biệt Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác (Thân Hành Niệm) khác nhau nhưng rất hỗ trợ cho nhau trên đường tu tập giải thoát nếu biết kết hợp lại.
Con nên phân biệt khi làm việc biết mình làm việc nhưng phải nhớ dùng pháp hướng tâm Như Lý Tác Ý: “Tâm như đất, không còn tham, sân, si nữa, tham, sân, si là khổ đau, là ác pháp phải viễn ly, phải xa lìa, phải đoạn diệt không được để trong tâm nữa, nếu không xa lìa các ác pháp đó tức là ngu si”, vừa làm việc vừa tỉnh thức trong động, vừa làm việc cũng vừa thỉnh thoảng hướng tâm nhắc tâm, hướng tâm nhắc tâm càng nhiều càng tốt trong việc chánh niệm xả tâm.
Mục đích tu hành xả tâm tham, sân, si là phải tỉnh thức để xả tâm nhờ pháp hướng, nếu tâm đang thanh thản, an lạc và vô sự thì pháp hướng là một vai chánh trong sự tu tập xả tâm và ác pháp, chứ không phải tâm con biết hành động làm là buông xả mà chính pháp hướng tâm là buông xả. Còn khi tâm có niệm chướng ngại pháp khởi sanh thì con phải tỉnh ngay niệm khởi đó để dùng Định Vô Lậu quán xét cho thấu suốt niệm khởi đó để hoàn toàn đẩy lui khỏi tâm con thì mới gọi là xả tâm.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Đối tượng
Thích Nữ Hải Tâm
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
5
-
Thể loại
Vấn đạo
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Mục đích tu hành xả tâm tham, sân, si là phải tỉnh thức để xả tâm nhờ pháp hướng, nếu tâm đang thanh thản, an lạc và vô sự thì pháp hướng là một vai chánh trong sự tu tập xả tâm và ác pháp, chứ không phải tâm con biết hành động làm là buông xả mà chính pháp hướng tâm là buông xả. Còn khi tâm có niệm chướng ngại pháp khởi sanh thì con phải tỉnh ngay niệm khởi đó để dùng Định Vô Lậu quán xét cho thấu suốt niệm khởi đó để hoàn toàn đẩy lui khỏi tâm con thì mới gọi là xả tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Con nên phân biệt khi làm việc biết mình làm việc nhưng phải nhớ dùng pháp hướng tâm Như Lý Tác Ý: “Tâm như đất, không còn tham, sân, si nữa, tham, sân, si là khổ đau, là ác pháp phải viễn ly, phải xa lìa, phải đoạn diệt không được để trong tâm nữa, nếu không xa lìa các ác pháp đó tức là ngu si”, vừa làm việc vừa tỉnh thức trong động, vừa làm việc cũng vừa thỉnh thoảng hướng tâm nhắc tâm, hướng tâm nhắc tâm càng nhiều càng tốt trong việc chánh niệm xả tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tâm tỉnh thức trong hành động làm tức là tâm biết mình đang làm công việc đó, thì đó mới chỉ là tỉnh thức chứ chưa xả niệm. Còn không có niệm khởi hoặc tùy miên trong niệm hoặc vô ký tức là quên, quên hành động làm. Con nên phân biệt Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác (Thân Hành Niệm) khác nhau nhưng rất hỗ trợ cho nhau trên đường tu tập giải thoát nếu biết kết hợp lại.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vừa làm vừa không suy tư, chỉ biết hành động đang làm là tu Chánh Niệm Tĩnh Giác Định. Chính hành động đang làm mà biết đang làm là tỉnh thức chớ không phải buông xả, có tỉnh thức mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả, buông xả là tu Định Vô Lậu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Vừa làm vừa suy tư để buông xả tâm mình là tu Định Vô Lậu câu hữu Thân Hành Niệm, tức là tỉnh thức trong hành động làm việc để xả tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)