Pháp âm liên quan
Quay lạiCái nhân nào sẽ chiêu cảm nghiệp nấy. Chúng ta thấy cái tính tình ngạo nghễ, kiêu mạn rất xấu, nó sẽ đưa đến nhân quả hạ liệt, nghèo khổ. Còn nếu mình luôn luôn lúc nào cũng khiêm hạ, từ tốn, không có kiêu mạn, không có ngã mạn trước mọi người, mọi hoàn cảnh thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ sanh vào trong gia đình cao quý, có học thức, có tiền bạc, có đầy đủ quyền thế.
Con đường mà mình ganh ghét, tật đố người khác nó tạo cho mình tu hành cũng chẳng ra gì, chẳng đi đến đâu hết. Nghiệp đố kỵ này sẽ đưa đến quả khổ và làm người có quyền thế nhỏ hoặc không có quyền thế. Cho nên vì vậy khi chúng ta hiểu biết được cái này do đó chúng ta không ganh tỵ ai hết, không nói xấu ai hết. Mình nói xấu người khác tức là có lòng ganh tỵ rồi, mình phải thấy cái điều này rất rõ.
Chúng ta không phẫn nộ, không phật ý, lúc nào cũng nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, thì lúc bấy giờ chúng ta sanh lên làm người có gương mặt đẹp đẽ, tướng hảo quang minh, không còn xấu xí nữa. Đó là con đường đưa đến chúng ta có thân người đẹp đẽ.
Nhân quả bệnh tật và khoẻ mạnh
Do từ hành động vô tình hãy hữu ý làm đau khổ chúng sanh trong đó có con người mà bây giờ chúng ta phải thọ lấy bệnh tật, khổ đau. Như vậy, khi được học bài này rồi chúng ta sẽ từ bỏ, dứt trừ những hành động làm đau khổ chúng sanh để thân thể ít bệnh tật, được khoẻ mạnh.
Đức Phật dạy: “Con người là thừa tự của nghiệp”, nghĩa là con người từ nghiệp sanh ra, nghiệp là chủ nhân của con người. Nghiệp là thói quen của hành động thân, khẩu, ý do vô minh điều khiển, nghĩa là từ nghiệp cũ tạo thêm nghiệp mới, nên chúng ta luôn luôn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là do chỗ nghiệp này.
Trong không gian chúng ta có trạng thái thanh thản, trạng thái không có tham, sân, si, đó là từ trường thanh thản của nó. Từ trường thanh thản không bị quy luật nhân quả chi phối, nó nằm ngoài môi trường sống của chúng ta rồi. Cho nên, khi Thầy chết rồi thì nó đâu còn tái sanh được nữa, các con hiểu không? Thầy muốn tái sanh Thầy phải tập tham sân si trở lại. Bởi vì mình lọt vào môi trường đó nó mới sanh được, còn mình ở ngoài môi trường đó thì nó không sanh. Bây giờ Thầy đang tập, Thầy ở ngoài môi trường và cuối cùng Thầy đã sống ở ngoài môi trường rồi, mà sống ở ngoài môi trường thì mới làm chủ được nhân quả...
Người cư sĩ sống trong gia đình thì nên tu đạo đức nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người, lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trước các ác pháp. Sau khi tâm mình bất động trước mọi hoàn cảnh của gia đình và xã hội thì mới bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai, sống đúng hạnh ăn, ngủ, độc cư, thực hiện các pháp tu hành khác so với giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của người tu sĩ, giới luật của người tu sĩ khác so với người cư sĩ.