Ngày đăng  

10/09/2021, 00:07

NỘI DUNG MÔ TẢ

Võ nghệ ở đâu thì đạo đức ở đó, đạo đức ở đâu thì võ nghệ ở đó, võ nghệ không được rời đạo đức, vì võ nghệ rời đạo đức là tai họa cho bản thân, gia đình và xã hội, còn đạo đức không rời võ nghệ thì bản thân thanh thản, an lạc và vô sự, gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui, đất nước phồn vinh, không bị giặc ngoại bang xâm chiếm.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem tóm tắt như dưới đây:

VÕ ĐỨC

Hôm nay, Thầy đến thăm và có vài lời với các cháu. Các cháu đã được học võ là để rèn luyện cơ thể có được một thể lực khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ là một điều tốt, điều đáng quý. Nhờ có thể lực khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ các cháu mới đủ sức lực để đương đầu đối phó với muôn ngàn nghịch cảnh của cuộc sống. Vả lại các cháu học võ là để tự bảo vệ mình, tự bênh vực những kẻ yếu đuối bị kẻ khác hiếp đáp, chứ không phải học võ để đi ra đánh lộn với người khác, để gây rối làm mất trật tự an ninh cho xã hội. Có phải vậy không các cháu?

Học võ cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng đạo đức các cháu ạ! Con người có đạo đức sẽ không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Con người có đạo đức mà được học võ thì lại càng hay biết mấy. Võ nghệ bảo vệ đạo đức, đạo đức giúp cho võ nghệ cải thiện con người, làm tốt xã hội. Vì thế, các cháu nên nhớ: võ nghệ ở đâu thì đạo đức ở đó, đạo đức ở đâu thì võ nghệ ở đó, võ nghệ không được rời đạo đức, vì võ nghệ rời đạo đức là tai họa cho bản thân, gia đình và xã hội, còn đạo đức không rời võ nghệ thì bản thân thanh thản, an lạc và vô sự, gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui, đất nước phồn vinh, không bị giặc ngoại bang xâm chiếm.

Khi các cháu ra đường bị người khác ăn hiếp, đánh đập, chửi mắng hay mạ nhục, mạt sát thì các cháu có dùng võ nghệ để đánh họ không? Nhẫn nhục là đức hạnh của người học võ. Các cháu có biết không? Các cháu học võ không phải để đánh người mà chỉ để tự vệ và bảo vệ sự công bằng. Phải không các cháu?

Các cháu tuyệt đối tránh không được gây ra máu đổ, thịt rơi và chết người một cách đau thương. Học võ mà các cháu để xảy ra như vậy là các cháu chưa xứng đáng là người học võ. Nếu các cháu để xảy ra như vậy là các cháu đã tạo ra một tội lỗi rất lớn, một điều ác, một nhân ác. Các cháu có biết không? Làm như vậy là chính các cháu đã tự làm khổ mình, làm khổ người; làm như vậy các cháu trở thành người ác, không đạo đức nhân bản, thiếu lòng yêu thương. Ở đời sinh ra ai cũng sợ khổ đau. Phải không các cháu?”

“Học võ không phải để đánh nhau, các cháu học võ là để bảo vệ sự công bằng, bình đẳng; để bảo vệ chân lý lẽ phải; để bảo vệ nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người. Nếu ai vi phạm đến nó, các cháu không thể làm ngơ. Là một võ sĩ các cháu phải tỏ ra mình xứng đáng là một võ sĩ kiên cường, dũng cảm, không hèn nhát, không hề khuất phục trước mọi thế lực nào khi thế lực ấy phá vỡ sự công bằng bình đẳng, chà đạp lên chân lý lẽ phải, vò nát đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người thì các cháu phải đối xử với họ đúng tinh thần võ sĩ đạo.

Đạo đức nhân bản – nhân quả trong cuộc sống ngày nay, các cháu phải làm gì? Sống như thế nào?

Là một võ sĩ, các cháu lúc nào cũng muốn có được một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, an vui và hạnh phúc cho mình và cho những người khác. Muốn được vậy, trước tiên các cháu không được làm khổ mình, không được làm khổ người và không được làm khổ cả hai. Vậy hằng ngày các cháu phải giữ gìn thân, miệng, ý của mình như thế nào?

– Thân không được làm điều ác, nghĩa là thân không được vô cớ làm cho người khác hay loài vật khác đau khổ, v.v..

– Miệng không nói lời ác, có nghĩa là không được nói lời thô lỗ, không được chửi thề, không được mắng người, không được xưng hô thiếu lịch sự như: mầy, tao, mi, tớ, nó, hắn, thằng, con, v.v.. không được nói to tiếng, nạt nộ, không được nói xấu người, không được vu khống người, không được nói lật lọng, không được nói thêu dệt, không được nói dối, v.v..

– Ý không được suy nghĩ những điều ác, có nghĩa là các cháu không nên suy nghĩ những mưu mô gian ác, xảo trá, lường gạt, hãm hại người khác.

Các cháu cần phải rèn luyện và giữ gìn thân, miệng, ý. Nếu muốn nói một điều gì thì phải nói điều lành, muốn nghĩ một điều gì thì phải nghĩ điều lành và muốn làm một điều gì thì phải làm điều lành. Nếu có một việc lành nào không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai thì nhất định các cháu phải làm cho bằng được đúng với tinh thần võ sĩ đạo vì việc nghĩa. Nếu có một điều ác nào làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ cả hai thì nhất định dù chết các cháu cũng không được làm.

Trong cuộc sống hằng ngày, với người võ sĩ các cháu phải cố gắng tránh không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ cả hai. Và như vậy trong cuộc sống của các cháu và mọi người mới có được sự an vui và hạnh phúc.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Sống Mười Điều Lành

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Sống Mười Điều Lành sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và cũng không làm khổ tất cả chúng sinh. Ai sống với mười điều lành, mười điều lành là mình, mình là mười điều lành, thì nguồn giải thoát hiện tiền nơi tâm, bấy giờ trên đường về xứ Phật chúng ta mới thật sự tự vươn cánh chim bằng thênh thang bay vút tận trời xa.

Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Viên Minh

Sống trong các đối tượng thì chúng ta phải luôn luôn dùng đôi mắt và trí tuệ của chúng ta phải thấy bằng nhân quả thiện ác, chứ không nên sống bằng đúng sai phải trái. Dưới tâm dục của mình thì cái gì của mình cũng đúng hết, cái gì của người khác cũng là sai, do đó mình làm sao biết cái sai, cái đúng được.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

10:42 08 Th11 2021
1

“Võ nghệ ở đâu thì đạo đức ở đó, đạo đức ở đâu thì võ nghệ ở đó, võ nghệ không được rời đạo đức, vì võ nghệ rời đạo đức là gây tai họa cho bản thân, gia đình và xã hội, còn đạo đức không rời võ nghệ thì bản thân thanh thản, an lạc và vô sự, gia đình hạnh phúc, yên vui, đất nước phồn vinh, không bị giặc ngoại bang xâm chiếm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Võ sinh Thiếu Lâm Hồng Gia Di Linh

  • Thời gian

    5/12/2004

  • Khổ giấy

    13x20.5 cm

  • Số trang

    17

  • Thể loại

    Bài giảng

  • Dữ liệu

    file pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone