Ngày đăng  

08/08/2023, 09:20

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nếu hành động ác thì sự đau khổ tăng lên nhiều, nếu hành động thiện thì sự khổ đau giảm xuống và giảm xuống dần rồi đi đến hết khổ đau mà Đạo Phật gọi là giải thoát hay là Niết Bàn. Cho nên, Đạo Phật ra đời xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mọi người cùng sống không làm khổ mình khổ người bằng cách ngăn ác diệt ác pháp trong tâm, sống thiện tăng trưởng thiện pháp.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng nhấn vào nút “Nghe” ở trên để nghe toàn bộ nội dung sách nói tư liệu này.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Chưa đủ duyên xuất gia

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nhóm Phật tử Thạch, Kim, Tú

Với chiếc áo người cư sĩ, tu xả tâm không có gì khó đâu. Các đối tượng là chướng ngại pháp, nó đến với chúng ta đó là điều kiện để chúng ta diệt ngã xả tâm đẩy lui các chướng ngại pháp như Đức Phật đã dạy tu tập Định Vô Lậu, còn bình thường tâm không có ác pháp thì chúng ta nên nhớ rèn luyện pháp hướng tâm để cho tâm có một đạo lực, đạo lực ấy sẽ giúp chúng ta nhập các định sau này còn hiện giờ nó là pháp dẫn tâm chúng ta thường sống thanh thản, an lạc và vô sự.

Chuyển nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Pháp

Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả.
5.0
Tổng 9 lượt bình luận

Ban biên tập

09:49 08 Th8 2023
2

“Luật nhân quả xử phạt công minh trong hiện kiếp là do hành động ác thiện của mình mà mình thọ hưởng quả khổ vui trong hiện kiếp, còn nhân quả quá khứ và vị lai thì chỉ còn là một nền tảng cho nhân quả hiện kiếp do nhân quả mới đâm chồi nảy lộc.

Nhân quả thiện ác trong hiện kiếp trả chưa xong còn tồn động dư thừa, khi người ấy chết thì sự thọ khổ vui cũng tan biến thành một môi trường sống, nếu làm ác thì môi trường sống ấy trở thành một hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, khi nhân quả sanh ra trong một đời sống cơ cực, ba chìm bảy nổi, vất vả vô cùng. Còn ngược lại làm thiện, sống thiện thì môi trường sống kế tiếp khi nhân quả sanh ra không thiếu trước hụt sau, đời sống không cơ cực, không ba chìm bảy nổi, lúc nào cũng gặp may mắn, tiền của dư thừa, có khi nhân quả vừa sanh ra trong môi trường (hoàn cảnh) thì có kẻ hầu người hạ, được học hành đến nơi đến chốn và còn được học đạo đức làm người sống toàn thiện.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:49 08 Th8 2023
2

“Con người sống chỉ có khổ hay vui trong kiếp hiện tại mà thôi, trong hiện tại mà làm ác, sống ác, tức là làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh, điều này không thể chạy trốn đâu khỏi sự đau khổ, luật nhân quả rất công bằng và công lý, không tha thứ và vị tình ai cả trong hiện tại; ngược lại, trong hiện tại làm thiện, sống thiện tức là không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh, điều này dù muốn dù không người này vẫn phải hưởng phước báo an vui, hạnh phúc trong hiện tại.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:48 08 Th8 2023
2

“Suy ra sự khổ đau của con người là ở nhân quả hiện kiếp chứ nhân quả quá khứ và vị lai không có nghĩa lý gì cả đối với một người sống thiện, hành thiện trong hiện tại. Sống thiện, hành thiện trong hiện tại là có một cuộc sống an vui, hạnh phúc, còn ngược lại cho rằng chẳng biết mình ở quá khứ và vị lai là ai để chịu đau khổ, ân hận, hối tiếc về sau, thì hiện tại cứ làm ác đâu sợ vì kiếp sau có biết ai đâu để mà đau, mà khổ, mà tiếc, mà ân hận, v.v.. Nghĩ như vậy thì cứ làm rồi kết quả hiện tại sẽ thấy.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:48 08 Th8 2023
1

“Mảnh đất tốt màu mỡ (nhân quả quá khứ thiện) nhưng lại được gieo trồng hạt giống chua, cay, đắng (nhân quả hiện tại ác) thì cũng phải gặt lấy sự khổ đau, mặc dù nhân quả quá khứ tốt thiện, nhưng cũng không mang lại cho chúng ta hạnh phúc, an vui được, bởi vì nhân quả quá khứ không còn là nhân quả nữa, nó chỉ còn là một môi trường sống của muôn loài vạn vật đang sống chung nhau mà thôi, chỉ có nhân quả hiện tại mới đáng cho chúng ta lưu ý, khổ, vui, hạnh phúc hay không hạnh phúc đều do nhân quả hiện tại mà có.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:47 08 Th8 2023
1

“Mảnh đất tốt màu mỡ (nhân quả quá khứ thiện) được gieo hạt giống tốt ngọt ngon (nhân quả hiện tại thiện) thì thọ hưởng quả an vui, phước báo, hạnh phúc, an lạc, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:47 08 Th8 2023
2

“Nhân quả hiện tại ví như hạt giống tốt, ngọt, ngon, béo, v.v.. mà được gieo trồng trên mảnh đất xấu, không màu mỡ (nhân quả quá khứ ác) thì sự chăm sóc rất vất vả và cực nhọc mới có quả tốt để hưởng, thiện chuyển ác thành phước báo.

Nhân quả hiện tại ví như hạt giống xấu, chua, cay, đắng, v.v.. mà được gieo trồng trên mảnh đất xấu (nhân quả quá khứ ác), thì sự chăm sóc phải gian nan cực nhọc, nhưng lại hưởng quả chua, cay, đắng và còn cay đắng hơn, đó là quả Địa ngục, ác cộng ác thành Địa ngục.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:47 08 Th8 2023
1

“Nhân quả của kiếp trước tạo nên một môi trường sống cho hiện tại chứ nó không còn nhân quả nối tiếp với hiện tại nữa. Nhân quả quá khứ ví như đám ruộng. Đám ruộng bạc màu, chai xấu, không màu mỡ là nhân quả quá khứ ác, còn đám ruộng màu mỡ đất phù sa là nhân quả quá khứ thiện.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:47 08 Th8 2023
1

“Vì rõ thấu môi trường sống của luật nhân quả vô thường như vậy, nên Đạo Phật ra đời, ra đời xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mọi người cùng sống không làm khổ mình khổ người bằng cách ngăn ác diệt ác pháp trong tâm, sống thiện tăng trưởng thiện pháp.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:46 08 Th8 2023
1

“Đối với Đạo Phật thì luật nhân quả là những hành động sống hằng ngày trong môi trường duyên hợp, duyên tan của các pháp vô thường, thường thay đổi di dịch, biến động liên tục theo các hành của nó. Nếu hành động ác thì sự đau khổ tăng lên nhiều, nếu hành động thiện thì sự khổ đau giảm xuống và giảm xuống dần rồi đi đến hết khổ đau mà Đạo Phật gọi là giải thoát hay là Niết Bàn, ngược lại hành động càng ác thì sự khổ đau càng tăng dần đi đến khổ đau tận cùng mà Đức Phật gọi là Địa ngục.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Phật tử Dũng

  • Thời gian

    19/5/2000

  • Người đọc

    Như Hạnh

  • Thời lượng

    12 phút 19 giây

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone