Ngày đăng  

28/05/2023, 09:01

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nghiệp ác, thiện là gì? Nghiệp ác, thiện như con đã hiểu ở trên, nó là luồng khí như bao nhiêu luồng khí khác trong môi trường sống này, khi luồng khí nghiệp lực đó tương ưng với các luồng khí khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một cách khác cho dễ hiểu là mỗi hành động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý thiện hay ác mà thôi.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu hoặc xem trực tiếp như sau:

NGHIỆP TÁI SANH

Diệu Tâm vấn đạo

Hỏi: Kính bạch Thầy! Con nghĩ khi chúng sanh luân hồi là do nghiệp lực, nghiệp lực như luồng khí, luồng từ trường sẽ thu hút những gì có chung nhân duyên nhân quả với nó để hợp lại tạo nên một kiếp chúng sanh mới? Bởi vì ngay cả con người chết rồi là tan hoại hết thì chỉ còn có nghiệp đi luân hồi. Vậy nghiệp là thế phải không thưa Thầy?

Đáp: Đúng như vậy, con đã hiểu đúng nghiệp lực đi tái sanh luân hồi là như vậy.

Khi một người còn sống hằng ngày thân, miệng, ý thường hay hoạt động tạo ra nghiệp lực, nghiệp lực có thiện và có ác. Hành động ác thì làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp khổ chẳng lợi mình lợi người mang đến sự khổ đau cho nhau, tạo cuộc sống chung như Địa Ngục, còn hành động thiện thì không làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp thiện lợi mình lợi người mang đến hạnh phúc cho mọi người tạo cuộc sống chung an vui, thanh thản như cảnh giới Thiên Đàng.

Khi con người chết rồi tất cả toàn thân ngũ uẩn đều trả về môi trường sống của nó, chẳng còn một vật gì là của ta, dù chỉ còn lại một chút xíu nhỏ như đầu mũi kim cũng không còn, nhà cao cửa rộng, con bầy cháu đàn cũng chẳng còn gì, vàng bạc châu báu ngọc ngà cũng vô nghĩa, chỉ còn lại nghiệp ác, thiện mà thôi.

Nghiệp ác, thiện là gì?

Nghiệp ác, thiện như con đã hiểu ở trên, nó là luồng khí như bao nhiêu luồng khí khác trong môi trường sống này, khi luồng khí nghiệp lực đó tương ưng với các luồng khí khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một cách khác cho dễ hiểu là mỗi hành động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý thiện hay ác mà thôi.

Từ trường toàn thiện thì không có duyên để hợp nên không tái sanh, chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó chờ hết quả phước đó mới tái sanh làm người trở lại. Còn từ trường thiện nhiều ác ít thì sẽ hợp duyên với những từ trường thiện ác khác trong môi trường sống và từ đó tiếp tục tái sanh làm chúng sanh mới trong hoàn cảnh thiện và phước báo đầy đủ chứ không có linh hồn đi tái sanh.

Từ trường ác cũng vậy sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi điều khổ hoặc sanh làm những loài vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ, v.v.. sống nơi ẩm ướt, dơ bẩn, thời gian sống quá ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nghiệp nhân quả

Cư sĩ Trang

Tu có đối tượng

Đức Phật dạy: “Con người là thừa tự của nghiệp”, nghĩa là con người từ nghiệp sanh ra, nghiệp là chủ nhân của loài người, nghiệp thường sai khiến con người, nghiệp là quyến thuộc, là điểm tựa của con người và phân chia con người tốt, xấu. Nghiệp xuất phát từ hành động của thân, miệng, ý do vô minh điều khiển, nghĩa là nghiệp cũ có rồi tạo nghiệp mới, do vậy mà chúng ta luôn luôn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là do chỗ nghiệp này.

Hậu quả thiện ác

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Mọi vật sinh ra đều do duyên hợp tạo thành, mà đã duyên hợp tạo thành thì không thể nào ra khỏi quy luật sinh diệt của nhân quả. Do đó, mọi vật đều phải theo quy luật: thành, trụ, hoại, không của nhân quả. Không có một vật gì thường hằng vĩnh viễn trên hành tinh này. Cho nên, nhân quả thiện ác là một bi hài kịch đang diễn xuất theo quy luật vận hành sinh diệt của vũ trụ, vì không hiểu chúng ta lầm chấp cái ta nên bị luân hồi mãi mãi.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Ban biên tập

09:03 28 Th5 2023
2

“Từ trường ác cũng vậy sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi điều khổ hoặc sanh làm những loài vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ, v.v.. sống nơi ẩm ướt, dơ bẩn, thời gian sống quá ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:03 28 Th5 2023
2

“Từ trường toàn thiện thì không có duyên để hợp nên không tái sanh, chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó chờ hết quả phước đó mới tái sanh làm người trở lại. Còn từ trường thiện nhiều ác ít thì sẽ hợp duyên với những từ trường thiện ác khác trong môi trường sống và từ đó tiếp tục tái sanh làm chúng sanh mới trong hoàn cảnh thiện và phước báo đầy đủ chứ không có linh hồn đi tái sanh.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:02 28 Th5 2023
1

“Nghiệp ác, thiện là gì? Nghiệp ác, thiện như con đã hiểu ở trên, nó là luồng khí như bao nhiêu luồng khí khác trong môi trường sống này, khi luồng khí nghiệp lực đó tương ưng với các luồng khí khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một cách khác cho dễ hiểu là mỗi hành động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý thiện hay ác mà thôi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:02 28 Th5 2023
2

“Khi con người chết rồi tất cả toàn thân ngũ uẩn đều trả về môi trường sống của nó, chẳng còn một vật gì là của ta, dù chỉ còn lại một chút xíu nhỏ như đầu mũi kim cũng không còn, nhà cao cửa rộng, con bầy cháu đàn cũng chẳng còn gì, vàng bạc châu báu ngọc ngà cũng vô nghĩa, chỉ còn lại nghiệp ác, thiện mà thôi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:02 28 Th5 2023
2

“Khi một người còn sống hằng ngày thân, miệng, ý thường hay hoạt động tạo ra nghiệp lực, nghiệp lực có thiện và có ác. Hành động ác thì làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp khổ chẳng lợi mình lợi người mang đến sự khổ đau cho nhau, tạo cuộc sống chung như Địa Ngục, còn hành động thiện thì không làm khổ mình khổ người tạo ra nghiệp thiện lợi mình lợi người mang đến hạnh phúc cho mọi người tạo cuộc sống chung an vui, thanh thản như cảnh giới Thiên Đàng.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Diệu Tâm

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone