Ngày đăng  

05/09/2024, 19:41

NỘI DUNG MÔ TẢ

“Có người sống trong ác pháp mà lại thiện pháp”, thì ông này đời trước sống trong ác pháp, mà ông lại gieo được nhân thiện pháp. Nhưng trong ác pháp đó nó tạo cái nhân quả ông còn nợ một số người, cho nên những đứa con mới xuất hiện để đòi nợ ông ta, luật nhân quả không thể tránh khỏi cái nợ. Vì vậy mà nó đến phá, nó bất hiếu, ông nói gì nó cũng không nghe.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 13 tháng 1 năm 2001

SỐNG HIỀN LÀNH NHƯNG BỊ CON CÁI BẠC ĐÃI

Phật tử Cần Thơ vấn đạo

Hỏi: Bạch Thầy! Nói về nhân quả thì gieo nhân lành sẽ gặp quả lành, gieo nhân ác sẽ gặp quả ác. Con thấy người đó hiền lành, hiếu thảo vô cùng, nhưng sau này thấy con cái bạc đãi quá, con thấy làm lạ, vì người đó quá hiền mà con cái thì không hiếu thảo gì hết?

Đáp: Thầy sẽ trả lời điều này:

Nhân quả không chỉ gói gọn trong một đời. Do nhân lành đời trước chúng ta đã gieo, nên đời này chúng ta sanh vào gia đình đó và sống hiền lành rất tốt, nhưng quả đời trước chúng ta trả chưa hết.

Cho nên, những đứa con nào theo chúng ta mà sau này chúng ta phải trả quả, ta thấy người cha hiền lành mà sao con lại bất hiếu, đứa thế này đứa thế khác, thì không ngờ là người này còn nợ một số người khác chưa trả, nhưng trong đời trước ông đã tạo được những thiện pháp nên ông mới sanh vào gia đình này. Ông tạo cái nhân thiện đó, cho nên cuộc đời của ông ta sống rất hiền lành, bởi vì do thói quen của ông, “cây ngã về hướng nào thì bóng của nó ngã theo hướng đó”.

Trong cái thiện của ông ta có vay nợ người khác, cho nên những đứa con mới xuất hiện để đòi nợ ông ta, luật nhân quả không thể tránh khỏi cái nợ. Vì vậy mà nó đến phá, nó bất hiếu, ông nói gì nó cũng không nghe.

Đức Phật nói: “Có những người sanh ra trong thiện pháp mà lại sống ác pháp”, như mấy đứa con này sanh ra trong gia đình có người cha hiền lành, mà chúng nó sống ác pháp; “Có người sống trong ác pháp mà lại thiện pháp”, thì ông này đời trước sống trong ác pháp, mà ông lại gieo được nhân thiện pháp. Nhưng trong ác pháp đó nó tạo cái nhân quả ông còn nợ một số người, cho nên sau này ông phải trả tiếp tục cho những đứa con đó, con hiểu chưa?

Luật nhân quả nó chi phối rất đặc biệt, nhưng các con nên nhớ rằng, luật nhân quả của quá khứ chỉ còn là nền tảng cho luật nhân quả hiện tại để mà vay trả thôi. Nghĩa là nhân quả đời trước nó tạo môi trường sống cho hiện tại, rồi trên môi trường hiện tại này chúng ta gieo hạt giống tốt hay xấu là do chúng ta. Vì thế, con cái nó làm xấu mà chúng ta đừng giận hờn thì chúng ta chuyển được nhân quả quá khứ, còn con cái làm xấu mà chúng ta tức giận thì chúng ta đã tạo nhân quả xấu cho chúng ta.

Ví dụ như con cái bất hiếu, con đừng có buồn. Nếu con buồn tức là con sẽ tạo nhân quả xấu. Do nhân quả đời trước tạo thành môi trường sống cho hiện tại, nên mới có những đứa con bất hiếu này. Vì chúng mà con sống bất an, thì con đã tạo những ác pháp kế tiếp ở trên hiện tại này rồi, cho nên hạt giống của con sẽ không tốt đâu. Còn trái lại, con hiểu nhân quả, con an vui, không có buồn giận trong hoàn cảnh ngặt nghèo, hoàn cảnh bất hiếu của con mình, là con đã chuyển nhân quả rồi.

Trên môi trường không tốt này mà lại trở thành nhân quả tốt cho môi trường sau. Cứ tiếp tục mãi mãi như vậy mà mình biết sống trên nhân quả, không làm khổ mình khổ người, thì ngay đó không còn tái sanh luân hồi trong thế gian thiện ác lẫn lộn, mà nó đưa con vào cảnh giới toàn thiện, tức là Niết Bàn.

Cho nên, các con đâu cần gì ngồi thiền, chỉ cần ngăn ác diệt ác là các con vào Niết Bàn rồi, suốt ngày tâm hồn các con thanh thản, an lạc và vô sự, không có một đối tượng, một ác pháp nào làm cho tâm con chướng ngại thì khi bỏ thân này con cũng ở trong trạng thái đó. Nó là trạng thái vĩnh viễn không tham, sân, si, chứ đâu phải cần tu cái gì!?

Cuối cùng chúng ta sống cũng trong cảnh trời, mà chết cũng trong cảnh trời. Thầy nói cảnh trời là cảnh thiện, nhưng mà khi chúng ta không cần nghĩ nó thiện ác nữa thì nó là Niết Bàn, tức là tâm bất động như Đức Phật đã nói. Khi mà bất động tâm thì nó không còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, tức là mình không nghĩ tưởng nó là phước, trời, hay thiện ác nữa, thì lúc bấy giờ đó là bất động tâm rồi, mà bất động tâm là Niết Bàn.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhân quả con cái có hiếu, bất hiếu

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Một đứa con có hiếu là một đứa con nợ mình ở trong nhân quả, cho nên nó sanh lên rất có hiếu, mình dạy sao nó nghe vậy. Còn một đứa con không có hiếu là mình nợ nó, cho nên bây giờ nó sanh lên nó đòi nợ để mình trả. Khi mình thấy nhân quả như vậy rồi thì đứa con đòi nợ, mình vui vẻ trả hết cái nợ cho nó, khi hết nợ thì nó sẽ ra đi, tức là nó phải chết thôi, còn nó không chết thì bắt đầu nó trở thành đứa con tốt.

Chuyển nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Pháp

Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả.
5.0
Tổng 5 lượt bình luận

Thiện Tâm

08:18 05 Th9 2024
1

Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con những lời dạy quý báu của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏

Ban biên tập

07:54 05 Th9 2024
1

“Ví dụ như con cái bất hiếu, con đừng có buồn. Nếu con buồn tức là con sẽ tạo nhân quả xấu. Do nhân quả đời trước tạo thành môi trường sống cho hiện tại, nên mới có những đứa con bất hiếu này. Vì chúng mà con sống bất an, thì con đã tạo những ác pháp kế tiếp ở trên hiện tại này rồi, cho nên hạt giống của con sẽ không tốt đâu. Còn trái lại, con hiểu nhân quả, con an vui, không có buồn giận trong hoàn cảnh ngặt nghèo, hoàn cảnh bất hiếu của con mình, là con đã chuyển nhân quả rồi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:54 05 Th9 2024
1

“Luật nhân quả nó chi phối rất đặc biệt, nhưng các con nên nhớ rằng, luật nhân quả của quá khứ chỉ còn là nền tảng cho luật nhân quả hiện tại để mà vay trả thôi. Nghĩa là nhân quả đời trước nó tạo môi trường sống cho hiện tại, rồi trên môi trường hiện tại này chúng ta gieo hạt giống tốt hay xấu là do chúng ta. Vì thế, con cái nó làm xấu mà chúng ta đừng giận hờn thì chúng ta chuyển được nhân quả quá khứ, còn con cái làm xấu mà chúng ta tức giận thì chúng ta đã tạo nhân quả xấu cho chúng ta.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:44 05 Th9 2024
2

“Đức Phật nói: “Có những người sanh ra trong thiện pháp mà lại sống ác pháp”, như mấy đứa con này sanh ra trong gia đình có người cha hiền lành, mà chúng nó sống ác pháp; “Có người sống trong ác pháp mà lại thiện pháp”, thì ông này đời trước sống trong ác pháp, mà ông lại gieo được nhân thiện pháp. Nhưng trong ác pháp đó nó tạo cái nhân quả ông còn nợ một số người, cho nên sau này ông phải trả tiếp tục cho những đứa con đó, con hiểu chưa?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

07:43 05 Th9 2024
2

“Cho nên, những đứa con nào theo chúng ta mà sau này chúng ta phải trả quả, ta thấy người cha hiền lành mà sao con lại bất hiếu, đứa thế này đứa thế khác, thì không ngờ là người này còn nợ một số người khác chưa trả, nhưng trong đời trước ông đã tạo được những thiện pháp nên ông mới sanh vào gia đình này. Ông tạo cái nhân thiện đó, cho nên cuộc đời của ông ta sống rất hiền lành, bởi vì do thói quen của ông, “cây ngã về hướng nào thì bóng của nó ngã theo hướng đó”.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Phật tử Cần Thơ

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    13/1/2001

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    6

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone