NỘI DUNG MÔ TẢ
Tóm lại, lòng thương yêu của mọi người cần phải được phát triển như Đức Phật đã dạy: “Sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Sanh thiện, tăng trưởng thiện tức là đặt lòng thương yêu đúng chỗ, đúng chỗ tức là đặt đúng vào lộ trình của nhân quả thì lòng thương yêu mới phát triển. Lòng thương yêu đặt đúng chỗ thì con người trên thế gian này không còn làm khổ cho nhau nữa, tức là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:
Chơn Như, ngày 15 tháng 4 năm 2000
LÒNG YÊU THƯƠNG
Loài động vật nào cũng có lòng thương yêu, con người cũng vậy và lòng thương yêu của con người còn gấp trăm, ngàn lần loài động vật khác. Tại sao vậy?
Tại vì con người có trí tuệ. Nói đến lòng thương yêu chắc ai cũng biết:
Một con chim tha mồi về đút cho con ăn, đó là lòng thương yêu.
Một con vượn mẹ khi bị tên độc trao con cho chồng rồi nhào xuống chết, đó là lòng thương yêu.
Một con gà mái dẫn một bầy con đi ăn gặp một con chồn, xông vào liều chết chiến đấu để đàn con trốn chạy, đó là lòng thương yêu.
Một người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày không hề than oán, đó là lòng thương yêu.
Chịu cực khổ nuôi con vất vả, ẵm bồng chịu dơ, chịu thúi, mẹ nằm chỗ ướt để con nằm chỗ khô, đó là lòng thương yêu.
Con đau ốm mẹ thức suốt đêm chẳng ngủ lo lắng, sợ hãi, luôn miệng van vái cầu khẩn Trời, Phật, tổ tiên, ông bà phò hộ cho con mau mạnh, đó là lòng thương yêu.
Con đi học hoặc đi làm về trễ là mẹ ra cửa ngóng trông, đó là lòng thương yêu.
Con gặp tai nạn hoặc có điều gì xảy ra tù tội thì nước mắt mẹ chảy không dừng, đó là lòng thương yêu.
Hằng ngày cha mẹ phải vất vả lao động nuôi con cho ăn học nên người, đó là lòng thương yêu.
Khi cha mẹ mất hoặc người thân mất thì không có người nào mà không nghẹn ngào buồn khổ nức nở, đó là lòng thương yêu.
Một chiếc bánh, một mâm cơm để dành cho con khi con đi học hoặc đi làm về ăn, đó lòng thương yêu.
Khi cha mẹ rầy mắng con một điều gì, đó là lòng thương yêu.
Khi sống ở nước ngoài nhớ đến quê hương tổ quốc, đó là lòng thương yêu.
Khi xa nhà đi học hoặc đi làm nhớ đến cha mẹ, anh chị em, đó là lòng thương yêu.
Đi xa lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng, đó là lòng thương yêu.
Thấy một người ăn xin tàn tật giúp bát cơm, manh áo hay tiền bạc, đó là lòng thương yêu.
Thấy một con vật sắp sửa bị đạp đầu cắt cổ, nhổ lông ta không nỡ cầm dao giết chúng, đó là lòng thương yêu.
Thấy một miếng thịt, một con cá nằm trong đĩa thực phẩm ta không nỡ ăn thịt chúng, đó là lòng thương yêu.
Thấy một người đánh đập một con chó ta không nỡ đứng nhìn và nghe tiếng kêu la của con vật, đó là lòng thương yêu.
Thấy một người bắt ếch, bẻ chân làm con ếch không còn bò nhảy được ta xót thương đau khổ, đó là lòng thương yêu.
Thấy một chiếc xe vận tải chở đầy trâu bò đứng sắp lớp giữa trời nắng chang chang chúng ta xót xa, đó là lòng thương yêu.
Một chiếc vỏ nhỏ hẹp bao nhiêu con chó được dồn vào chồng chất lên nhau, nhìn thấy cảnh này ta xót xa vô cùng, đó là lòng thương yêu.
Lòng thương yêu của chúng ta kể sao cho hết. Vì chúng ta là con người, là loài động vật, không phải là cây đá vô tri, cho nên lòng thương yêu bao giờ cũng ngự trị trong lòng của chúng ta.
Lòng thương yêu là thiện pháp, không phải là ác pháp. Có người đọc trong kinh sách thấy trong kinh dạy: “Ghét cũng khổ, thương cũng khổ”, từ đó họ suy ra không thương cũng không ghét, vì thương ghét là pháp đối đãi, pháp đối đãi là pháp khổ. Do đó, người ta cố gắng để diệt lòng thương yêu. Hiểu như vậy là hiểu sai, hiểu sai thì ta tu hành chẳng có kết quả.
Lòng yêu thương là một đạo đức cao quý trong Đạo Phật. Người không có lòng thương yêu thì chúng ta sẽ trở thành cây đá. Nếu một người tu mà diệt lòng thương thì họ là người không có đạo đức, đạo đức đối với con người và đạo đức đối với mọi loài chúng sanh. Nếu con người không có lòng thương yêu thì hành tinh này sẽ bị hủy diệt, nhờ thương yêu mà con người không hủy diệt hành tinh này.
Hiện giờ con người có khả năng hủy diệt hành tinh này nhưng vì tình thương mà giữ chiến tranh thế giới sắp bùng nổ, thì người ta chận đứng lại nguy hiểm.
Những cuộc biểu tình trên thế giới chống bom nguyên tử, không phải đó là những thể hiện tình thương của con người sao?
Bởi có người nghiên cứu Đạo Phật, đến chỗ dạy về “ái kiết sử” hay “sống không nhà cửa, không gia đình” thì người ta hiểu ngay là Đạo Phật diệt lòng thương yêu. Thiền Tông dạy: “chẳng niệm thiện, niệm ác”, tức là diệt lòng thương yêu, diệt lòng thương yêu thì con người là cây, là đá.
Tu hành để thành cây đá thì tu hành để làm gì?
Tu hành có nghĩa là sửa những điều sai quấy, những điều sai quấy ở đâu mà có?
Ở nơi tình thương đặt sai hướng. Tại sao chúng ta lại biết những điều sai quấy là do tình thương đặt không đúng chỗ? Vì những điều sai quấy thường làm khổ mình khổ người, do làm khổ mình khổ người mà biết nó là những điều sai quấy. Những điều sai quấy kinh Phật thường dạy là ác pháp, vì có ác pháp nên mới làm khổ mình khổ người.
Bởi người ta hiểu sai Đạo Phật nên đã biến Đạo Phật trở thành đạo cây đá, cho nên người tu theo Đạo Phật là phải diệt hết lòng thương yêu đối đãi thì mới thể hiện tâm đại từ bi, sự thật không phải vậy. Tâm từ bi tức là lòng thương yêu của mọi người, mọi loài chúng sanh đặt đúng chỗ. Tâm từ bi đặt không đúng chỗ tức là tình thương đối đãi.
Kẻ giết người là đặt tình thương không đúng chỗ.
Người cha la mắng rầy con là đặt tình thương không đúng chỗ nên đã làm mình khổ, làm đứa con cũng khổ.
Một ông thầy giáo đánh học trò là đặt tình thương không đúng chỗ, nên ông khổ và đứa học trò cũng khổ.
Một đứa con đi học về trễ là mẹ lo lắng trông ngóng, là đặt tình thương không đúng chỗ nên bà mẹ phải khổ tâm.
Bởi người ta thường sống trong tưởng tri nên biến tâm đại từ bi thành một Bồ Tát Quán Thế Âm cao siêu tuyệt vời, thường thương xót và cứu khổ chúng sanh nên đã đặt tâm đại từ bi đó sai luật nhân quả, do vậy đã trở thành một Bồ Tát Quán Thế Âm phi đạo đức.
Lòng thương yêu của con người là một đạo đức cao thượng tuyệt vời, đưa con người dám hy sinh thân mạng để cứu những người thân thương như cháu Duy Duyệt dám lấy thân mình đón nhận lưỡi dao của kẻ cướp để cứu bà nội.
Lòng thương yêu đã đưa con người dám hy sinh mình, chịu biết bao gian khổ để vượt qua bốn sự khổ của kiếp làm người như Đức Thích Ca Mâu Ni sáu năm khổ hạnh, thân tàn ma dại, chết đi sống lại.
Lòng thương yêu quê hương tổ quốc, để cứu dân cứu nước thoát cảnh nô lệ của giặc ngoại xâm, có biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ từ khi vua Hùng dựng nước đến nay đã dám hy sinh thân mạng trước lằn tên, mũi gươm, súng đạn.
Nếu không có lòng thương yêu ấy con người tu theo Đạo Phật không thể nào giải thoát. Nếu không có lòng thương yêu ấy thì Đạo Phật không có mặt trên đời này.
Lòng thương yêu được triển khai theo chiều hướng của Đạo Phật: “Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện”. Vì thế, người ta mới gọi Đạo Phật là đạo từ bi.
Tóm lại, lòng thương yêu của mọi người cần phải được phát triển như Đức Phật đã dạy: “Sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Sanh thiện, tăng trưởng thiện tức là đặt lòng thương yêu đúng chỗ, đúng chỗ tức là đặt đúng vào lộ trình của nhân quả thì lòng thương yêu mới phát triển.
Lòng thương yêu đặt đúng chỗ thì con người trên thế gian này không còn làm khổ cho nhau nữa, tức là Thiên Đàng, Cực Lạc.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Xuất bản tại
Tu viện Chơn Như
-
Thời gian
15/4/2000
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
10
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Ban biên tập
“Lòng thương yêu được triển khai theo chiều hướng của Đạo Phật: “Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện”. Vì thế, người ta mới gọi Đạo Phật là đạo từ bi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Kẻ giết người là đặt tình thương không đúng chỗ.
Người cha la mắng rầy con là đặt tình thương không đúng chỗ nên đã làm mình khổ, làm đứa con cũng khổ.
Một ông thầy giáo đánh học trò là đặt tình thương không đúng chỗ, nên ông khổ và đứa học trò cũng khổ.
Một đứa con đi học về trễ, là mẹ lo lắng trông ngóng là đặt tình thương không đúng chỗ nên bà mẹ phải khổ tâm.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bởi người ta hiểu sai Đạo Phật nên đã biến Đạo Phật trở thành Đạo cây đá, cho nên người tu theo Đạo Phật là phải diệt hết lòng thương yêu đối đãi thì mới thể hiện tâm đại từ bi, sự thật không phải vậy. Tâm từ bi tức là lòng thương yêu của mọi người, mọi loài chúng sanh đặt đúng chỗ. Tâm từ bi đặt không đúng chỗ tức là tình thương đối đãi.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Tu hành để thành cây đá thì tu hành để làm gì?
Tu hành có nghĩa là sửa những điều sai quấy, những điều sai quấy ở đâu mà có?
Ở nơi tình thương đặt sai hướng. Tại sao chúng ta lại biết những điều sai quấy là do tình thương đặt không đúng chỗ? Vì những điều sai quấy thường làm khổ mình khổ người, do làm khổ mình khổ người mà biết nó là những điều sai quấy. Những điều sai quấy kinh Phật thường dạy là ác pháp, vì có ác pháp nên mới làm khổ mình khổ người.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Bởi có người nghiên cứu Đạo Phật, đến chỗ dạy về “ái kiết sử” hay “sống không nhà cửa, không gia đình” thì người ta hiểu ngay là Đạo Phật diệt lòng thương yêu. Thiền Tông dạy: “chẳng niệm thiện, niệm ác”, tức là diệt lòng thương yêu, diệt lòng thương yêu thì con người là cây, là đá.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Lòng yêu thương là một đạo đức cao quý trong Đạo Phật. Người không có lòng thương yêu thì chúng ta sẽ trở thành cây đá. Nếu một người tu mà diệt lòng thương thì họ là người không có đạo đức, đạo đức đối với con người và đạo đức đối với mọi loài chúng sanh. Nếu con người không có lòng thương yêu thì hành tinh này sẽ bị hủy diệt, nhờ thương yêu mà con người không hủy diệt hành tinh này.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Lòng thương yêu là thiện pháp, không phải là ác pháp. Có người đọc trong kinh sách thấy trong kinh dạy: “Ghét cũng khổ, thương cũng khổ”, từ đó họ suy ra không thương cũng không ghét, vì thương ghét là pháp đối đãi, pháp đối đãi là pháp khổ. Do đó, người ta cố gắng để diệt lòng thương yêu. Hiểu như vậy là hiểu sai, hiểu sai thì ta tu hành chẳng có kết quả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Lòng thương yêu của chúng ta kể sao cho hết. Vì chúng ta là con người, là loài động vật, không phải là cây đá vô tri, cho nên lòng thương yêu bao giờ cũng ngự trị trong lòng của chúng ta.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Con đau ốm mẹ thức suốt đêm chẳng ngủ lo lắng, sợ hãi, luôn miệng van vái cầu khẩn Trời, Phật, tổ tiên, ông bà phò hộ cho con mau mạnh, đó là lòng thương yêu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Chịu cực khổ nuôi con vất vả, ẵm bồng chịu dơ, chịu thúi, mẹ nằm chỗ ướt để con nằm chỗ khô, đó là lòng thương yêu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Một người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày không hề than oán, đó là lòng thương yêu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Một con gà mái dẫn một bầy con đi ăn gặp một con chồn, xông vào liều chết chiến đấu để đàn con trốn chạy, đó là lòng thương yêu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Nói đến lòng thương yêu chắc ai cũng biết:
Một con chim tha mồi về đút cho con ăn, đó là lòng thương yêu.
Một con vượn mẹ khi bị tên độc trao con cho chồng rồi nhào xuống chết, đó là lòng thương yêu.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Loài động vật nào cũng có lòng thương yêu, con người cũng vậy và lòng thương yêu của con người còn gấp trăm, ngàn lần loài động vật khác. Tại sao vậy?
Tại vì con người có trí tuệ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)