NỘI DUNG MÔ TẢ
Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:
Chơn Như, ngày 11 tháng 4 năm 2004
GIỚI ĐỨC BUÔNG XẢ
Không tham lam trộm cắp là một GIỚI ĐỨC BUÔNG XẢ. Người tu sĩ cũng như những người cư sĩ tại gia cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.
Người có đức buông xả là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản. Làm ra của cải bằng mồ hôi nước mắt của mình, nhưng không vì thế để của cải làm khổ mình, thường sống đơn giản, lìa xa vật chất. Người có đức buông xả thường tư duy vật chất thế gian tạo thành “sanh y”. Sanh y có nghĩa là các pháp vây quanh chúng ta tạo thành một cuộc sống khổ đau. Của cải càng nhiều cuộc sống càng khổ đau nhiều. Phải không quý Phật tử?
Người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người có tâm hồn giải thoát; người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người tu tập đúng chánh pháp của Đạo Phật, là người sống đúng giới hạnh của bậc Thánh cư sĩ nam và Thánh cư sĩ nữ.
Giới Đức Buông Xả là dạy xa lìa vật chất thế gian thì chỉ có Đạo Phật mới có những người tu sĩ và cư sĩ như vậy mà thôi. Do vì pháp Phật dạy: “Ly dục ly ác pháp” nên Giới Đức Buông Xả là một đức hạnh rất cần thiết cho bốn giới đệ tử của Phật giáo.
Sanh y có nghĩa là những vật chất dùng để phục vụ đời sống của con người. Do đó, vật chất càng nhiều thì biến con người mất đức hạnh buông xả nên trở thành những người tham lam, trộm cướp, gian xảo, lừa đảo, hung ác, v.v.. Nếu không sống đúng oai nghi tế hạnh Giới Đức Buông Xả thì chẳng bao giờ tâm hết tham lam trộm cắp. Tâm không hết tham lam trộm cắp thì tu theo Đạo Phật chẳng những hoài công vô ích, mà còn làm cho Phật giáo mang tiếng.
Trong cuộc đời tu hành, nhờ Giới Đức Buông Xả mà người đệ tử của Phật không còn tham lam, trộm cắp, không còn ham thích tiền bạc và vật dụng thế gian. Tâm hồn họ rất trong sạch và trắng bạch như vỏ ốc.
Ở thế gian nếu mọi người lập đức buông xả thì nhà ngủ không đóng cửa, không còn lo sợ trộm cắp; không còn gian lận, lừa gạt, cân non, đo thiếu, v.v..; không còn sợ cướp công, cướp giật của người khác và không còn nạn ăn lo hối lộ, v.v..
Giới Đức Buông Xả giúp cho con người mất của không buồn, có của cải nhiều không tham đắm, dính mắc. Người không tham đắm, dính mắc của cải vật chất thế gian là người sống đúng Giới Đức Buông Xả, là người có cuộc sống được an ổn, yên vui và hạnh phúc… không còn lo rầu, buồn khổ, v.v.. vì vật chất.
Giới Đức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy?
Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Cần lao làm ra của cải nhưng lại không dính mắc, tham đắm vào những vật dụng hoặc tiền của làm ra được, đó là hành động tốt. Làm ra của giúp cho mọi người khác, hành động giúp cho mọi người khác là đức hạnh buông xả.
Bởi vậy, đức buông xả thì luôn luôn đi đôi với đức cần lao. Có đức buông xả, có đức cần lao như vậy mới xứng đáng là một người không tham lam trộm cắp, là một tu sĩ Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ nam, nữ đệ tử của Phật.
Một con người biết sống lập đức buông xả để tâm mình không dính mắc vật chất và tiền của, ngọc ngà, châu báu…; để tâm mình được thanh thản, an lạc và vô sự; để tâm mình lìa xa tính tham lam, ích kỷ, hẹp hòi; để tâm mình lìa xa lòng tham lam, trộm, cắp, lừa đảo người khác… nhưng lại sống đúng đức cần lao. Nhờ có sống đúng với đức cần lao nên không thành kẻ ăn bám của xã hội, không thành gánh nặng cho những người khác.
Ở đây, quý bạn nên hiểu Đạo Phật nói đời khổ, chứ không bảo trốn đời khổ. Vì nói đời khổ là để biết như thật đời là khổ. Biết đời khổ như thật để mà vượt qua khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa biết đời khổ để bi quan yếm thế, để trốn khổ. Nói đời khổ tức là nói một sự thật của kiếp người, chứ không phải nói đời khổ để bỏ cuộc đời, trốn cuộc đời (tiêu cực, yếm thế, xa lánh sự sống của mọi người).
Ở đây, nói đời khổ là để chúng ta cùng nhau tập sống đức hạnh làm người biết thương yêu nhau, biết chia cơm xẻ áo, biết tha thứ, biết nhường nhịn, biết góp công góp sức siêng năng cần lao để làm cho đời bớt khổ hay là không còn khổ nữa, chứ không phải biết đời khổ để bỏ cuộc đời này, để đi tìm một thế giới khác sung sướng hơn, hạnh phúc hơn, an lạc hơn… như các kinh sách tà giáo ngoại đạo và các tôn giáo khác đã từng xây dựng thế giới chư Thiên, Thiên Đàng, Cực Lạc Tây Phương, Niết Bàn, v.v.. là để tránh né sự khổ đau của thế gian này; để mơ tưởng một thế giới hạnh phúc an lạc hão huyền khác. Sống theo Phật giáo phát triển và các tôn giáo khác không thực tế, sống nhờ vào sự cứu khổ của kẻ khác là không bao giờ có, trong lúc mình luôn luôn làm khổ mình, làm khổ người thì ai cứu mình được. Phải không các bạn?
Do gieo rắc những tư tưởng yếm thế, tiêu cực, thụ động, v.v.. nên hiện giờ có một số người yếm thế, tiêu cực, chán ngán cuộc sống thế giới này, họ đang đi tìm một thế giới khác, thế giới của chư Thiên, thế giới của chư Phật, chư Bồ Tát, thế giới Cực Lạc Tây Phương, thế giới Quy Nguyên, thế giới Nhất Nguyên, thế giới Niết Bàn. Đó là những người đầy lòng tham đắm, chạy theo dục lạc danh lợi, mong cầu dục lạc nhiều hơn ở thế giới khác nữa.
Những người cầu mong như vậy là những người không lập đức buông xả. Họ chán ngán cái thế giới của loài người là vì họ không đạt được những dục lạc, danh lợi, chứ không phải họ buông xả.
Người sống lập đức buông xả không có nghĩa là chán ngán cuộc đời, bi quan, tiêu cực, yếm thế, mà họ đang làm tốt lại cuộc đời, xây dựng cho thế gian này trở thành Thiên Đàng, Cực Lạc. Nhờ con người có sống đúng Đức Buông Xả thì thế gian này không còn có con người gian tham, trộm cướp nữa, không thành địa ngục.
Người sống đúng oai nghi tế hạnh Giới Đức Buông Xả họ đều biết rõ tất cả các pháp trên thế gian này đều vô thường, không có một vật gì là thường hằng, vĩnh viễn, không có một thế giới nào là vĩnh cửu, chỉ do tưởng của chúng ta tạo ra mà thôi. Những hiện tượng có được là do các duyên hợp và tan tạo thành. Và vì thế con người cần phải bảo vệ và xây dựng lại thế giới của con người đang có, làm cho nó tốt đẹp, làm cho nó sáng sủa, làm cho nó có một cuộc sống đầy đủ đạo đức nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
Cho nên, ở đây lập đức buông xả nhưng lại phải cần lao vì mình vì người để sự hiện hữu của mình có ích cho mình cho người, chứ không phải bỏ đời, trốn đời như người ta đã nghĩ sai về Phật giáo.
Giới đức buông xả giúp cho chúng ta sống một đời sống trong sạch, không gian tham trộm cắp, tâm hồn thanh thản, an ổn. Xin các bạn nhớ kỹ, gian tham trộm cắp ở đây không chỉ có nghĩa lấy của không cho mà còn có nghĩa gian tham, xảo quyệt khác nữa như:
– Một công nhân lãn công đó cũng là gian tham, trộm cắp.
– Một ông thầy giáo trong giờ dạy học cho bài học sinh làm mà ngồi xem báo đó cũng là gian tham, trộm cắp giờ học của học sinh.
– Một ông bác sĩ nhận quà bệnh nhân cũng là gian tham, trộm cắp.
– Một anh công an gác đường nhận tiền hối lộ cho xe chở đồ lậu thuế vào thành phố đó cũng là gian tham, trộm cắp.
Tóm lại, Giới Đức Buông Xả đối trị được tâm tham lam, trộm cắp, giúp cho thân tâm không dính mắc vật chất thế gian, giúp cho tâm luôn được thanh thản, an lạc và vô sự.
Người muốn sống được Giới Đức Buông Xả này thì phải thường xuyên quán các pháp vô thường, vô ngã, do duyên hợp mà thành và thường đau khổ.
Trong cuộc sống thế gian, khi người xuất gia cũng như người tại gia sống đúng Giới Đức Buông Xả này thì thế gian là Thiên Đàng, Cực Lạc, cuộc sống con người sẽ hạnh phúc biết bao.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN
THÔNG TIN BỔ SUNG
-
Tác giả
Trưởng lão Thích Thông Lạc
-
Thời gian
11/4/2004
-
Khổ giấy
13x20,5 cm
-
Số trang
10
-
Thể loại
Tâm thư
-
Dữ liệu
File pdf, epub
-
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
-
Phù hợp cho
Máy tính, máy tính bảng, smartphone
Thiện Tâm
Con kính tri ân Ban Biên Tập nhiều ạ!🙏❤️
Ban biên tập
“Tóm lại, Giới Đức Buông Xả đối trị được tâm tham lam, trộm cắp, giúp cho thân tâm không dính mắc vật chất thế gian, giúp cho tâm luôn được thanh thản, an lạc và vô sự.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người sống đúng oai nghi tế hạnh Giới Đức Buông Xả họ đều biết rõ tất cả các pháp trên thế gian này đều vô thường, không có một vật gì là thường hằng, vĩnh viễn, không có một thế giới nào là vĩnh cửu, chỉ do tưởng của chúng ta tạo ra mà thôi. Những hiện tượng có được là do các duyên hợp và tan tạo thành. Và vì thế con người cần phải bảo vệ và xây dựng lại thế giới của con người đang có, làm cho nó tốt đẹp, làm cho nó sáng sủa, làm cho nó có một cuộc sống đầy đủ đạo đức nhiều hơn và nhiều hơn nữa.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Ở đây, quý bạn nên hiểu Đạo Phật nói đời khổ, chứ không bảo trốn đời khổ. Vì nói đời khổ là để biết như thật đời là khổ. Biết đời khổ như thật để mà vượt qua khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa biết đời khổ để bi quan yếm thế, để trốn khổ. Nói đời khổ tức là nói một sự thật của kiếp người, chứ không phải nói đời khổ để bỏ cuộc đời, trốn cuộc đời (tiêu cực, yếm thế, xa lánh sự sống của mọi người).” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Giới Đức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy?
Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Cần lao làm ra của cải nhưng lại không dính mắc, tham đắm vào những vật dụng hoặc tiền của làm ra được, đó là hành động tốt. Làm ra của giúp cho mọi người khác, hành động giúp cho mọi người khác là đức hạnh buông xả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Giới Đức Buông Xả giúp cho con người mất của không buồn, có của cải nhiều không tham đắm, dính mắc. Người không tham đắm, dính mắc của cải vật chất thế gian là người sống đúng Giới Đức Buông Xả, là người có cuộc sống được an ổn, yên vui và hạnh phúc… không còn lo rầu, buồn khổ, v.v.. vì vật chất.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Trong cuộc đời tu hành, nhờ Giới Đức Buông Xả mà người đệ tử của Phật không còn tham lam, trộm cắp, không còn ham thích tiền bạc và vật dụng thế gian. Tâm hồn họ rất trong sạch và trắng bạch như vỏ ốc.
Ở thế gian nếu mọi người lập đức buông xả thì nhà ngủ không đóng cửa, không còn lo sợ trộm cắp; không còn gian lận, lừa gạt, cân non, đo thiếu, v.v..; không còn sợ cướp công, cướp giật của người khác và không còn nạn ăn lo hối lộ, v.v..” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Giới Đức Buông Xả là dạy xa lìa vật chất thế gian thì chỉ có Đạo Phật mới có những người tu sĩ và cư sĩ như vậy mà thôi. Do vì pháp Phật dạy: “Ly dục ly ác pháp” nên Giới Đức Buông Xả là một đức hạnh rất cần thiết cho bốn giới đệ tử của Phật giáo.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người có tâm hồn giải thoát; người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người tu tập đúng chánh pháp của Đạo Phật, là người sống đúng giới hạnh của bậc Thánh cư sĩ nam và Thánh cư sĩ nữ.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)
Ban biên tập
“Người có đức buông xả là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản. Làm ra của cải bằng mồ hôi nước mắt của mình, nhưng không vì thế để của cải làm khổ mình, thường sống đơn giản, lìa xa vật chất. Người có đức buông xả thường tư duy vật chất thế gian tạo thành “sanh y”. Sanh y có nghĩa là các pháp vây quanh chúng ta tạo thành một cuộc sống khổ đau. Của cải càng nhiều cuộc sống càng khổ đau nhiều. Phải không quý Phật tử?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)